MB sẽ tiếp tục dẫn đầu?
MB sẽ tiếp tục dẫn đầu nhóm các ngân hàng cổ phần lớn về hiệu quả kinh doanh?
Hôm nay (24/4), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013. Các chỉ tiêu kinh doanh năm nay tiếp tục mang dáng dấp của thành viên dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng cổ phần lớn.
Năm 2012, lần đầu tiên MB vượt lên dẫn đầu nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần về hiệu quả kinh doanh (không tính các thành viên Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ sở hữu chi phối). “Trật tự” của nhóm 5 thành viên dẫn đầu trong khối nhiều năm qua theo đó đang có thay đổi rõ nét.
Nhóm 5 thành viên này gồm: MB, Eximbank, Sacombank, ACB và Techcombank. Nhiều năm trước 2010, ACB khẳng định vị trí dẫn đầu, thể hiện ở hầu hết các chỉ số tài chính cơ bản trong so sánh. Đến sức bật ấn tượng của Techcombank những năm 2010 - 2011; hay sự trở lại với tốc độ cao của Eximbank từ 2009 - 2011…
Đến 2012, chính trong bối cảnh khó khăn nổi bật của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng. MB vượt lên để khẳng định. Và năm 2013, ngân hàng này bước đầu tiếp tục xác định vị thế dẫn đầu xét ở các chỉ tiêu kinh doanh.
Cụ thể, theo tờ trình đại hội đồng cổ đông, năm 2013, MB đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 3.523 tỷ đồng (ứng với tăng trưởng 14%), là con số tuyệt đối lớn nhất xét theo chỉ tiêu của nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần nói trên. Nếu hoàn thành, nhiều khả năng MB sẽ tiếp tục dẫn đầu về hiệu quả, xét theo các chỉ số sinh lời cơ bản (sau khi vượt trội so với các thành viên còn lại trong nhóm năm 2012).
Mức chỉ tiêu dự kiến trên gắn với yêu cầu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%, với tốc độ tăng trưởng tín dụng 12% (theo chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước giao, có thể được điều chỉnh tăng lên vào nửa cuối năm), và với kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
Về con số tuyệt đối, chỉ tiêu lợi nhuận 2013 của MB cũng cao hơn hẳn các thành viên còn lại trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần nói trên mà quy mô vốn điều lệ, tổng tài sản… không quá chênh lệch. Dĩ nhiên giữa chỉ tiêu và thực tế hoàn thành có thể rất khác nhau - điều thể hiện rất rõ ở sự lệch pha tại nhiều ngân hàng trong năm vừa qua.
Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khiêm tốn nhất có tại Techcombank với 1.543 tỷ đồng; kế đến là ACB với dự kiến 1.800 tỷ đồng; Sacombank với 2.800 tỷ đồng và Eximbank đặt chỉ tiêu 3.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; còn MB là chỉ tiêu 3.523 tỷ đồng.
Ngoại trừ MB, hầu hết các thành viên trong nhóm này đều đã trải qua năm 2012 với nhiều khó khăn, về việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, hay về những tác động bất lợi nội bộ, những xáo trộn nhất định về nhân sự và hiệu ứng trên thị trường… Và khi mà nhiều ngân hàng chật vật với những tác động bất lợi chung và riêng đó, sự ổn định và bền vững tại MB cũng là một giá trị được khẳng định bên cạnh những con số.
Nhưng năm 2013, khả năng tiếp tục dẫn đầu nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần lớn về hiệu quả kinh doanh của MB đang có hơi hướng một sự cạnh tranh, một sự trở lại. Nếu như Techcombank thể hiện rõ sự thận trọng, ACB đang lấy lại sự cần bằng, Eximbank giữ sự ổn định, thì Sacombank có thể là nhân tố bất ngờ sau một năm nhiều thay đổi về cơ cấu quản trị.
Hiện chưa có kết quả kinh doanh quý 1/2013 được công bố đầy đủ của các thành viên. Nhưng riêng Sacombank đã cập nhật 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn nhiều so với một số thành viên trong nhóm 5 nói trên. Quý đầu năm thường có con số lợi nhuận thấp hơn do yếu tố mùa vụ, các kỳ nghỉ lễ kéo dài… Theo đó, nếu các quý tiếp theo giữ và tăng nhịp độ, Sacombank sẽ là một trường hợp đáng chú ý.
Tất nhiên, mọi so sánh đều có thể khập khiễng, nhất là khi quan điểm và chiến lược của mỗi ngân hàng sẽ gắn với những đặc điểm nội tại ở mỗi giai đoạn phát triển. Còn theo báo cáo tại đại hội đồng cổ đông, năm 2013 Hội đồng Quản trị MB nhấn mạnh đến mục tiêu ở top 3 các ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam. Tốt nhất, không hẳn là luôn có lợi nhuận cao nhất.
Năm 2012, lần đầu tiên MB vượt lên dẫn đầu nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần về hiệu quả kinh doanh (không tính các thành viên Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ sở hữu chi phối). “Trật tự” của nhóm 5 thành viên dẫn đầu trong khối nhiều năm qua theo đó đang có thay đổi rõ nét.
Nhóm 5 thành viên này gồm: MB, Eximbank, Sacombank, ACB và Techcombank. Nhiều năm trước 2010, ACB khẳng định vị trí dẫn đầu, thể hiện ở hầu hết các chỉ số tài chính cơ bản trong so sánh. Đến sức bật ấn tượng của Techcombank những năm 2010 - 2011; hay sự trở lại với tốc độ cao của Eximbank từ 2009 - 2011…
Đến 2012, chính trong bối cảnh khó khăn nổi bật của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng. MB vượt lên để khẳng định. Và năm 2013, ngân hàng này bước đầu tiếp tục xác định vị thế dẫn đầu xét ở các chỉ tiêu kinh doanh.
Cụ thể, theo tờ trình đại hội đồng cổ đông, năm 2013, MB đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 3.523 tỷ đồng (ứng với tăng trưởng 14%), là con số tuyệt đối lớn nhất xét theo chỉ tiêu của nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần nói trên. Nếu hoàn thành, nhiều khả năng MB sẽ tiếp tục dẫn đầu về hiệu quả, xét theo các chỉ số sinh lời cơ bản (sau khi vượt trội so với các thành viên còn lại trong nhóm năm 2012).
Mức chỉ tiêu dự kiến trên gắn với yêu cầu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%, với tốc độ tăng trưởng tín dụng 12% (theo chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước giao, có thể được điều chỉnh tăng lên vào nửa cuối năm), và với kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
Về con số tuyệt đối, chỉ tiêu lợi nhuận 2013 của MB cũng cao hơn hẳn các thành viên còn lại trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần nói trên mà quy mô vốn điều lệ, tổng tài sản… không quá chênh lệch. Dĩ nhiên giữa chỉ tiêu và thực tế hoàn thành có thể rất khác nhau - điều thể hiện rất rõ ở sự lệch pha tại nhiều ngân hàng trong năm vừa qua.
Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khiêm tốn nhất có tại Techcombank với 1.543 tỷ đồng; kế đến là ACB với dự kiến 1.800 tỷ đồng; Sacombank với 2.800 tỷ đồng và Eximbank đặt chỉ tiêu 3.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; còn MB là chỉ tiêu 3.523 tỷ đồng.
Ngoại trừ MB, hầu hết các thành viên trong nhóm này đều đã trải qua năm 2012 với nhiều khó khăn, về việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, hay về những tác động bất lợi nội bộ, những xáo trộn nhất định về nhân sự và hiệu ứng trên thị trường… Và khi mà nhiều ngân hàng chật vật với những tác động bất lợi chung và riêng đó, sự ổn định và bền vững tại MB cũng là một giá trị được khẳng định bên cạnh những con số.
Nhưng năm 2013, khả năng tiếp tục dẫn đầu nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần lớn về hiệu quả kinh doanh của MB đang có hơi hướng một sự cạnh tranh, một sự trở lại. Nếu như Techcombank thể hiện rõ sự thận trọng, ACB đang lấy lại sự cần bằng, Eximbank giữ sự ổn định, thì Sacombank có thể là nhân tố bất ngờ sau một năm nhiều thay đổi về cơ cấu quản trị.
Hiện chưa có kết quả kinh doanh quý 1/2013 được công bố đầy đủ của các thành viên. Nhưng riêng Sacombank đã cập nhật 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn nhiều so với một số thành viên trong nhóm 5 nói trên. Quý đầu năm thường có con số lợi nhuận thấp hơn do yếu tố mùa vụ, các kỳ nghỉ lễ kéo dài… Theo đó, nếu các quý tiếp theo giữ và tăng nhịp độ, Sacombank sẽ là một trường hợp đáng chú ý.
Tất nhiên, mọi so sánh đều có thể khập khiễng, nhất là khi quan điểm và chiến lược của mỗi ngân hàng sẽ gắn với những đặc điểm nội tại ở mỗi giai đoạn phát triển. Còn theo báo cáo tại đại hội đồng cổ đông, năm 2013 Hội đồng Quản trị MB nhấn mạnh đến mục tiêu ở top 3 các ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam. Tốt nhất, không hẳn là luôn có lợi nhuận cao nhất.