Mở rộng Hà Nội: “Phải xin ý kiến nhân dân”
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Thế Duyệt vừa có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh chủ trương mở rộng Hà Nội
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Thế Duyệt vừa có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh chủ trương mở rộng Hà Nội.
Ông Phạm Thế Duyệt nói:
- Việc mở rộng thủ đô hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên, việc mở rộng không đơn thuần là phép cộng gộp. Nó không chỉ là chuyện làm sao để dân không đổ xô vào thành phố nữa, mà sẽ có nhiều vấn đề phải giải quyết.
Thưa ông, từng là lãnh đạo cao nhất của thủ đô, ông quan tâm đến điều gì ở lần mở rộng Hà Nội này?
Tôi rất quan tâm đến vấn đề qui hoạch Hà Nội làm sao cho văn minh, hiện đại. Năm 1988 tôi về làm bí thư Thành ủy Hà Nội, ngoài phương án phát triển Hà Nội còn có phương án phát triển các thành phố vệ tinh để góp phần cùng Hà Nội phát triển, đồng thời đẩy phát triển chung của cả nước đi lên. Quan điểm là tốt nhưng tiềm lực lúc đó hạn chế.
Xu thế đúng
Có phải do tiềm lực hạn chế nên Hà Nội buộc phải trả năm huyện và một thị xã đã lấy năm 1978 cho tỉnh Hà Tây và trả huyện Mê Linh cho tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ)?
Hồi đó xu thế chung của cả nước là tách những tỉnh đông dân ra để quản lý gọn nhẹ, đặc biệt ở những địa phương trước đây sáp nhập với nhau. Tôi thấy xu thế lúc đó là đúng. Thật ra thời điểm đó chúng ta mới bắt đầu công cuộc đổi mới, việc tách các tỉnh ra để chỉ đạo sâu sát hơn là cần thiết chứ nhiều tỉnh rộng quá, điều kiện hạn chế khó chỉ đạo.
Nhập vào, tách ra rồi bây giờ lại nhập vào. Việc nhập lại lần này có đi ngược quan điểm quản lý gọn nhẹ không, thưa ông?
Quan điểm bây giờ sáp nhập lại là đúng. Một thủ đô phát triển phải có thế trên nhiều lẽ. Diện tích phải đủ rộng để bố trí các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở khoa học, công nghệ, giáo dục… Nếu đất như hiện nay thì bố trí làm sao được.
Đứng trên phạm vi qui mô một thủ đô của đất nước sẽ có hơn 100 triệu dân thì thủ đô không thể quá nhỏ bé được. Nếu không có diện tích mới thì làm sao qui hoạch cho đúng tầm. Việc các địa phương khác tách ra như trước không sai, nhưng việc Hà Nội mở rộng là yêu cầu của một thủ đô và nó khác với các địa phương. Có điều kiện mở rộng thì thủ đô sẽ có những con "át chủ bài" để mở mang.
Nhiều ý kiến cho rằng không nhất thiết phải mở rộng ranh giới Hà Nội mà nên hình thành các đô thị vệ tinh để cùng Hà Nội phát triển, quan điểm mà ông cho rằng trước đây từng đặt ra?
Xây dựng các thành phố vệ tinh cũng tốt nhưng thủ đô Hà Nội chỉ có hơn 900km2 chứ có lớn đâu. Chúng ta hướng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì một thủ đô 7-8 triệu dân cũng bình thường.
Tuy nhiên, hình thành thủ đô rộng rãi nhưng vẫn nên quan tâm đến chủ trương phát triển các thành phố vệ tinh. Chúng ta làm chưa được thì chịu chứ phát triển Hà Nội mạnh, Hải Dương mạnh, Bắc Ninh mạnh, Phủ Lý mạnh thì chỉ có tốt. Vì thế, đừng coi việc mở rộng thủ đô là mâu thuẫn với phát triển các thành phố vệ tinh.
Thưa ông, trừ Hà Tây lấy cả tỉnh, việc lấy riêng huyện Mê Linh, huyện đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, lại đặt ra khá nhiều ý kiến khác nhau?
Đúng là Mê Linh phát triển rất nhanh và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Vĩnh Phúc. Lấy Mê Linh về Hà Nội người ta băn khoăn là sẽ khiến Vĩnh Phúc lại nghèo. Nhưng vì cái chung thì nên, vì đây là vấn đề của đất nước. Thủ đô mạnh, phát triển được thì thúc đẩy cả nước phát triển. Tôi nghĩ đến lúc nào đó những phần của Bắc Ninh, Hưng Yên cũng nên suy nghĩ sáp nhập với Hà Nội.
Cán bộ phải nâng tầm quản lý
Nhưng quản lý một địa bàn rộng như sắp tới liệu Hà Nội có kham nổi?
Tất nhiên tầm quản lý của Hà Nội phải vươn lên rất nhiều. Sau khi sáp nhập với nhau, "ông" nào làm trưởng, làm phó phải tính để có bộ máy mạnh hơn mới đủ tầm thực hiện được ý định trong sự phối hợp thành lập thủ đô mới. Phải chú ý vấn đề chất lượng cán bộ.
Việc lấy cả tỉnh Hà Tây khiến nhiều người lo ngại việc nông thôn hóa thủ đô và sẽ khiến đầu tư của Hà Nội bị phân tán hơn?
Tôi không cho đó là phân tán mà công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sẽ thúc đẩy nhau. Việc có thêm một số huyện nông nghiệp về Hà Nội chỉ có tốt, có thêm điều kiện để đưa khoa học kỹ thuật, dịch vụ vào cuộc sống, tiếp nhận sản phẩm của nông nghiệp vào phục vụ thủ đô thuận lợi hơn. Đưa được nông nghiệp lên, đừng để khoảng cách giữa nông nghiệp với công nghiệp xa mới sợ.
Tôi đã tám năm làm bí thư Hà Nội, tôi biết nếu Hà Nội có điều kiện sẽ đầu tư cho nông nghiệp mạnh hơn nhưng không có nghĩa vì thế sẽ ảnh hưởng đến đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ.
Ông nghĩ sao khi việc sáp nhập hẳn một địa phương vào Hà Nội song đến nay việc lấy ý kiến nhân dân, đặc biệt nhân dân tại những địa phương này, lại chưa được thực hiện?
Việc lấy ý kiến nhân dân là rất tốt. Phải làm cho nhân dân hiểu mục đích, ý định việc mở rộng thủ đô. Phải lắng nghe xem nhân dân còn những suy nghĩ gì để tránh những quyết định không tốt.
Việc sáp nhập những nơi này vào Hà Nội sẽ có người vui mừng, có người tâm tư. Hai địa phương có hai cấp ủy, hai ủy ban, hai hội đồng nhân dân, nên cách như thế nào phải chú ý. Không chỉ vì hiệu quả theo nghĩa đơn thuần mà xem nhẹ vấn đề tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của anh em trong lúc sáp nhập.
Ông Phạm Thế Duyệt nói:
- Việc mở rộng thủ đô hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên, việc mở rộng không đơn thuần là phép cộng gộp. Nó không chỉ là chuyện làm sao để dân không đổ xô vào thành phố nữa, mà sẽ có nhiều vấn đề phải giải quyết.
Thưa ông, từng là lãnh đạo cao nhất của thủ đô, ông quan tâm đến điều gì ở lần mở rộng Hà Nội này?
Tôi rất quan tâm đến vấn đề qui hoạch Hà Nội làm sao cho văn minh, hiện đại. Năm 1988 tôi về làm bí thư Thành ủy Hà Nội, ngoài phương án phát triển Hà Nội còn có phương án phát triển các thành phố vệ tinh để góp phần cùng Hà Nội phát triển, đồng thời đẩy phát triển chung của cả nước đi lên. Quan điểm là tốt nhưng tiềm lực lúc đó hạn chế.
Xu thế đúng
Có phải do tiềm lực hạn chế nên Hà Nội buộc phải trả năm huyện và một thị xã đã lấy năm 1978 cho tỉnh Hà Tây và trả huyện Mê Linh cho tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ)?
Hồi đó xu thế chung của cả nước là tách những tỉnh đông dân ra để quản lý gọn nhẹ, đặc biệt ở những địa phương trước đây sáp nhập với nhau. Tôi thấy xu thế lúc đó là đúng. Thật ra thời điểm đó chúng ta mới bắt đầu công cuộc đổi mới, việc tách các tỉnh ra để chỉ đạo sâu sát hơn là cần thiết chứ nhiều tỉnh rộng quá, điều kiện hạn chế khó chỉ đạo.
Nhập vào, tách ra rồi bây giờ lại nhập vào. Việc nhập lại lần này có đi ngược quan điểm quản lý gọn nhẹ không, thưa ông?
Quan điểm bây giờ sáp nhập lại là đúng. Một thủ đô phát triển phải có thế trên nhiều lẽ. Diện tích phải đủ rộng để bố trí các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở khoa học, công nghệ, giáo dục… Nếu đất như hiện nay thì bố trí làm sao được.
Đứng trên phạm vi qui mô một thủ đô của đất nước sẽ có hơn 100 triệu dân thì thủ đô không thể quá nhỏ bé được. Nếu không có diện tích mới thì làm sao qui hoạch cho đúng tầm. Việc các địa phương khác tách ra như trước không sai, nhưng việc Hà Nội mở rộng là yêu cầu của một thủ đô và nó khác với các địa phương. Có điều kiện mở rộng thì thủ đô sẽ có những con "át chủ bài" để mở mang.
Nhiều ý kiến cho rằng không nhất thiết phải mở rộng ranh giới Hà Nội mà nên hình thành các đô thị vệ tinh để cùng Hà Nội phát triển, quan điểm mà ông cho rằng trước đây từng đặt ra?
Xây dựng các thành phố vệ tinh cũng tốt nhưng thủ đô Hà Nội chỉ có hơn 900km2 chứ có lớn đâu. Chúng ta hướng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì một thủ đô 7-8 triệu dân cũng bình thường.
Tuy nhiên, hình thành thủ đô rộng rãi nhưng vẫn nên quan tâm đến chủ trương phát triển các thành phố vệ tinh. Chúng ta làm chưa được thì chịu chứ phát triển Hà Nội mạnh, Hải Dương mạnh, Bắc Ninh mạnh, Phủ Lý mạnh thì chỉ có tốt. Vì thế, đừng coi việc mở rộng thủ đô là mâu thuẫn với phát triển các thành phố vệ tinh.
Thưa ông, trừ Hà Tây lấy cả tỉnh, việc lấy riêng huyện Mê Linh, huyện đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, lại đặt ra khá nhiều ý kiến khác nhau?
Đúng là Mê Linh phát triển rất nhanh và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Vĩnh Phúc. Lấy Mê Linh về Hà Nội người ta băn khoăn là sẽ khiến Vĩnh Phúc lại nghèo. Nhưng vì cái chung thì nên, vì đây là vấn đề của đất nước. Thủ đô mạnh, phát triển được thì thúc đẩy cả nước phát triển. Tôi nghĩ đến lúc nào đó những phần của Bắc Ninh, Hưng Yên cũng nên suy nghĩ sáp nhập với Hà Nội.
Cán bộ phải nâng tầm quản lý
Nhưng quản lý một địa bàn rộng như sắp tới liệu Hà Nội có kham nổi?
Tất nhiên tầm quản lý của Hà Nội phải vươn lên rất nhiều. Sau khi sáp nhập với nhau, "ông" nào làm trưởng, làm phó phải tính để có bộ máy mạnh hơn mới đủ tầm thực hiện được ý định trong sự phối hợp thành lập thủ đô mới. Phải chú ý vấn đề chất lượng cán bộ.
Việc lấy cả tỉnh Hà Tây khiến nhiều người lo ngại việc nông thôn hóa thủ đô và sẽ khiến đầu tư của Hà Nội bị phân tán hơn?
Tôi không cho đó là phân tán mà công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sẽ thúc đẩy nhau. Việc có thêm một số huyện nông nghiệp về Hà Nội chỉ có tốt, có thêm điều kiện để đưa khoa học kỹ thuật, dịch vụ vào cuộc sống, tiếp nhận sản phẩm của nông nghiệp vào phục vụ thủ đô thuận lợi hơn. Đưa được nông nghiệp lên, đừng để khoảng cách giữa nông nghiệp với công nghiệp xa mới sợ.
Tôi đã tám năm làm bí thư Hà Nội, tôi biết nếu Hà Nội có điều kiện sẽ đầu tư cho nông nghiệp mạnh hơn nhưng không có nghĩa vì thế sẽ ảnh hưởng đến đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ.
Ông nghĩ sao khi việc sáp nhập hẳn một địa phương vào Hà Nội song đến nay việc lấy ý kiến nhân dân, đặc biệt nhân dân tại những địa phương này, lại chưa được thực hiện?
Việc lấy ý kiến nhân dân là rất tốt. Phải làm cho nhân dân hiểu mục đích, ý định việc mở rộng thủ đô. Phải lắng nghe xem nhân dân còn những suy nghĩ gì để tránh những quyết định không tốt.
Việc sáp nhập những nơi này vào Hà Nội sẽ có người vui mừng, có người tâm tư. Hai địa phương có hai cấp ủy, hai ủy ban, hai hội đồng nhân dân, nên cách như thế nào phải chú ý. Không chỉ vì hiệu quả theo nghĩa đơn thuần mà xem nhẹ vấn đề tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của anh em trong lúc sáp nhập.