Moody’s: “Hệ thống ngân hàng Việt Nam ổn định năm tới”
Khả năng sinh lợi của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s dự báo ổn định ở mức thấp
Một báo cáo công bố ngày 1/12 của tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service cho rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ổn định trong năm tới.
Trong báo cáo mang tựa đề “Triển vọng hệ thống ngân hàng - Tăng trưởng kinh tế vững vàng của Việt Nam thúc đẩy triển vọng ổn định”, Moody’s cho rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ ổn định trong 12-18 tháng tới, như từ tháng 12/2004 đến nay.
Moody’s nói rằng đánh giá trên phản ánh kỳ vọng của tổ chức này về việc sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế vững vàng của Việt Nam sẽ tiếp tục là nhân tố hỗ trợ cho hồ sơ tín dụng còn yếu của các ngân hàng.
Báo cáo nói các ngân hàng Việt Nam đang có một môi trường kinh doanh ổn định, được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế mạnh. Moody’s dự báo kinh tế Việt Nm sẽ tiếp tục tăng trưởng vững nhờ các hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài sôi động. Tăng trưởng GDP thực tế sẽ tiếp tục ở mức cao, đạt 6,1% trong năm nay và 6% trong năm tới - báo cáo nhận định. Ngoài ra, lạm phát và lãi suất ổn định sẽ giúp hỗ trợ nhu cầu trong nước và tiêu dùng của các hộ gia đình.
Tuy vậy, theo Moody’s, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam sẽ ổn định, nhưng vẫn còn yếu trong 12-18 tháng tới.
Đệm vốn (capital buffer) sẽ tiếp tục yếu đi do tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Báo cáo ước tính tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s đánh giá tín nhiệm là 3,8%, dựa trên các khoản nợ xấu được phân loại vào các nhóm từ 3-5 theo Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS), cộng thêm những khoản vay đặc biệt thuộc loại 2 theo VAS. Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị của những tài sản đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) như đã được công bố, thì tỷ lệ nợ xấu phải tăng lên mức 7,1% vào thời điểm tháng 6/201 6, từ mức 6,9% vào cuối năm 2015.
Tỷ lệ nợ xấu tăng lên, nhưng sự minh bạch đã được cải thiện, Moody’s nhận xét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan đã cải thiện triển vọng phục hồi của tài sản xấu và ổn định các rủi ro tài sản.
Đệm vốn của các ngân hàng Việt Nam, theo Moody’s, còn yếu vì thách thức mà quy mô tài sản xấu đặt ra. Tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng, vượt quá tốc độ sinh vốn nội bộ, trong khi nguồn vốn bên ngoài hạn chế.
Báo cáo cũng cho rằng, nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ổn định trong 12-18 tháng tới.
Thanh khoản của hệ thống sẽ bị thắt chặt đôi chút do tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng tín nhiệm có tỷ lệ bình quân vốn tín dụng/tiền gửi ở mức 81% vào thời điểm 30/6/201 6, từ mức 79% vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, tốc độ lạm phát thấp và chính sách “phi đôla hóa” của Chính phủ đã hỗ trợ một môi trường ổn định cho nguồn tiền gửi nội tệ.
Vào cuối năm 2015, nguồn thị trường liên ngân hàng cấp vốn cho 19% tài sản của hệ thống, giảm từ mức 23% vào năm 2012. Mức vốn thấp hơn từ nguồn liên ngân hàng cũng giúp giảm rủi ro hệ thống.
Khả năng sinh lợi của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s dự báo ổn định ở mức thấp, do lợi nhuận trước dự phòng tăng lên nhưng phải bù đắp phí suất tín dụng.
Tỷ lệ lãi cận biên (net interest margin - NIM) có thể giảm nhẹ do mức độ cạnh tranh cao trong hệ thống ngân hàng. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã dịch chuyển về phía vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với lãi suất cao hơn, nhưng lãi suất tiết kiệm cũng tăng.
Khả năng sinh lợi của các ngân hàng sẽ ổn định vì lợi nhuận trước dự phòng tăng lên sẽ phải bù đắp cho phí suất tín dụng gia tăng. Trong vòng 3 năm qua (2013-2015), dự phòng rủi ro tín dụng chiếm từ 43-48% lợi nhuận trước dự phòng của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng tín nhiệm.
Trong báo cáo mang tựa đề “Triển vọng hệ thống ngân hàng - Tăng trưởng kinh tế vững vàng của Việt Nam thúc đẩy triển vọng ổn định”, Moody’s cho rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ ổn định trong 12-18 tháng tới, như từ tháng 12/2004 đến nay.
Moody’s nói rằng đánh giá trên phản ánh kỳ vọng của tổ chức này về việc sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế vững vàng của Việt Nam sẽ tiếp tục là nhân tố hỗ trợ cho hồ sơ tín dụng còn yếu của các ngân hàng.
Báo cáo nói các ngân hàng Việt Nam đang có một môi trường kinh doanh ổn định, được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế mạnh. Moody’s dự báo kinh tế Việt Nm sẽ tiếp tục tăng trưởng vững nhờ các hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài sôi động. Tăng trưởng GDP thực tế sẽ tiếp tục ở mức cao, đạt 6,1% trong năm nay và 6% trong năm tới - báo cáo nhận định. Ngoài ra, lạm phát và lãi suất ổn định sẽ giúp hỗ trợ nhu cầu trong nước và tiêu dùng của các hộ gia đình.
Tuy vậy, theo Moody’s, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam sẽ ổn định, nhưng vẫn còn yếu trong 12-18 tháng tới.
Đệm vốn (capital buffer) sẽ tiếp tục yếu đi do tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Báo cáo ước tính tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s đánh giá tín nhiệm là 3,8%, dựa trên các khoản nợ xấu được phân loại vào các nhóm từ 3-5 theo Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS), cộng thêm những khoản vay đặc biệt thuộc loại 2 theo VAS. Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị của những tài sản đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) như đã được công bố, thì tỷ lệ nợ xấu phải tăng lên mức 7,1% vào thời điểm tháng 6/201 6, từ mức 6,9% vào cuối năm 2015.
Tỷ lệ nợ xấu tăng lên, nhưng sự minh bạch đã được cải thiện, Moody’s nhận xét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan đã cải thiện triển vọng phục hồi của tài sản xấu và ổn định các rủi ro tài sản.
Đệm vốn của các ngân hàng Việt Nam, theo Moody’s, còn yếu vì thách thức mà quy mô tài sản xấu đặt ra. Tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng, vượt quá tốc độ sinh vốn nội bộ, trong khi nguồn vốn bên ngoài hạn chế.
Báo cáo cũng cho rằng, nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ổn định trong 12-18 tháng tới.
Thanh khoản của hệ thống sẽ bị thắt chặt đôi chút do tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng tín nhiệm có tỷ lệ bình quân vốn tín dụng/tiền gửi ở mức 81% vào thời điểm 30/6/201 6, từ mức 79% vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, tốc độ lạm phát thấp và chính sách “phi đôla hóa” của Chính phủ đã hỗ trợ một môi trường ổn định cho nguồn tiền gửi nội tệ.
Vào cuối năm 2015, nguồn thị trường liên ngân hàng cấp vốn cho 19% tài sản của hệ thống, giảm từ mức 23% vào năm 2012. Mức vốn thấp hơn từ nguồn liên ngân hàng cũng giúp giảm rủi ro hệ thống.
Khả năng sinh lợi của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s dự báo ổn định ở mức thấp, do lợi nhuận trước dự phòng tăng lên nhưng phải bù đắp phí suất tín dụng.
Tỷ lệ lãi cận biên (net interest margin - NIM) có thể giảm nhẹ do mức độ cạnh tranh cao trong hệ thống ngân hàng. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã dịch chuyển về phía vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với lãi suất cao hơn, nhưng lãi suất tiết kiệm cũng tăng.
Khả năng sinh lợi của các ngân hàng sẽ ổn định vì lợi nhuận trước dự phòng tăng lên sẽ phải bù đắp cho phí suất tín dụng gia tăng. Trong vòng 3 năm qua (2013-2015), dự phòng rủi ro tín dụng chiếm từ 43-48% lợi nhuận trước dự phòng của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng tín nhiệm.