Một ngân hàng lớn của Mỹ "sập tiệm"
Nước Mỹ vừa chứng kiến vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ đầu năm, “nạn nhân” là Colonial BancGroup với tài sản 25 tỷ USD
Nước Mỹ vừa chứng kiến vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ đầu năm, “nạn nhân” là Colonial BancGroup với tài sản 25 tỷ USD. Bị giải thể cùng đợt còn có 4 ngân hàng nữa, nâng tổng số nhà băng Mỹ đổ vỡ từ đầu năm tới nay lên con số 77.
Ngày 15/8, các nhà chức trách Mỹ đã làm thủ tục đóng cửa ngân hàng Colonial BancGroup có trụ sở ở bang Alabama. Đây là một ngân hàng cho vay bất động sản lớn, sở hữu 346 chi nhánh tại các bang Florida, Alabama, Georgia, Nevada, và Texas.
Thống kê của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho thấy, Colonial có lượng tài sản trị giá 25 tỷ USD và quản lý 20 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Với lượng tài sản này, Colonial đánh dấu vụ đổ vỡ ngân hàng lớn thứ 6 trong lịch sử Mỹ và là vụ “sập tiệm” lớn nhất từ đầu năm tới nay trong hệ thống nhà băng của nước này.
Ngân hàng BB&T ở bang North Carolina, cũng là một “đại gia” cho vay cầm cố nhà, đã nhất trí mua lại 22 tỷ USD tài sản của Colonial, đồng thời tiếp quản toàn bộ các tài khoản tiền gửi và chi nhánh của ngân hàng đổ vỡ này. Số tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý và tìm khách mua lại sau.
Theo FDIC, vụ đổ vỡ của Colonial sẽ “gọt” của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 2,8 tỷ USD. Đây thực sự là một khoản thiệt hại lớn xét tới việc quỹ của FDIC chỉ còn có 13 tỷ USD tính tới thời điểm cuối quý 1 vừa qua.
Năm 2008, FDIC đã phải chi 35,1 tỷ USD để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ. Trong quý 1/2009, con số thiệt hại là 4,3 tỷ USD. Vụ đổ vỡ gây tốn kém nhất cho FDIC tính tới thời điểm này là vụ giải thể ngân hàng IndyMac, với chi phí lên tới 10,7 tỷ USD.
Từ đầu năm tới nay, hiếm có ngày thứ Sáu tuần nào mà FDIC không phải đóng cửa ngân hàng. “Ra đi” cùng ngày với Colonial trong đợt giải thể này là 4 ngân hàng khác nhỏ con hơn.
Đầu tiên là Community Bank of Nevada ở Las Vegas, với tài sản 1,52 tỷ USD và lượng tiền gửi của khác là 1,38 tỷ USD. Do không tìm được khách mua, FDIC phải quản lý toàn bộ số tài sản của ngân hàng này. Ước tính, vụ đổ vỡ này khiến FDIC phải chi 781,5 triệu USD.
Tiếp theo là ngân hàng Dwelling House Savings and Loan Association ở Pittsburgh, có 13,4 triệu USD tài sản và 13,8 triệu USD tiền gửi của khách hàng. Vụ đổ vỡ này làm quỹ của FDIC vơi thêm 6,8 triệu USD.
Hai ngân hàng đổ vỡ còn lại cùng có trụ sở ở bang Arizona. Trong đó, Union Bank có tài sản 158,5 triệu USD và quản lý 143,8 triệu USD tiền gửi; Union Bank có tài sản 124 triệu USD và quản lý số tài khoản tiền gửi trị giá 112 triệu USD. Hai vụ đóng cửa này tiêu tốn của FDIC 112 triệu USD.
Như vậy, từ đầu năm tới nay, đã có 77 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, so với con số 25 ngân hàng đổ vỡ ở nước này trong cả năm 2008.
(Theo CNN)
Ngày 15/8, các nhà chức trách Mỹ đã làm thủ tục đóng cửa ngân hàng Colonial BancGroup có trụ sở ở bang Alabama. Đây là một ngân hàng cho vay bất động sản lớn, sở hữu 346 chi nhánh tại các bang Florida, Alabama, Georgia, Nevada, và Texas.
Thống kê của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho thấy, Colonial có lượng tài sản trị giá 25 tỷ USD và quản lý 20 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Với lượng tài sản này, Colonial đánh dấu vụ đổ vỡ ngân hàng lớn thứ 6 trong lịch sử Mỹ và là vụ “sập tiệm” lớn nhất từ đầu năm tới nay trong hệ thống nhà băng của nước này.
Ngân hàng BB&T ở bang North Carolina, cũng là một “đại gia” cho vay cầm cố nhà, đã nhất trí mua lại 22 tỷ USD tài sản của Colonial, đồng thời tiếp quản toàn bộ các tài khoản tiền gửi và chi nhánh của ngân hàng đổ vỡ này. Số tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý và tìm khách mua lại sau.
Theo FDIC, vụ đổ vỡ của Colonial sẽ “gọt” của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 2,8 tỷ USD. Đây thực sự là một khoản thiệt hại lớn xét tới việc quỹ của FDIC chỉ còn có 13 tỷ USD tính tới thời điểm cuối quý 1 vừa qua.
Năm 2008, FDIC đã phải chi 35,1 tỷ USD để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ. Trong quý 1/2009, con số thiệt hại là 4,3 tỷ USD. Vụ đổ vỡ gây tốn kém nhất cho FDIC tính tới thời điểm này là vụ giải thể ngân hàng IndyMac, với chi phí lên tới 10,7 tỷ USD.
Từ đầu năm tới nay, hiếm có ngày thứ Sáu tuần nào mà FDIC không phải đóng cửa ngân hàng. “Ra đi” cùng ngày với Colonial trong đợt giải thể này là 4 ngân hàng khác nhỏ con hơn.
Đầu tiên là Community Bank of Nevada ở Las Vegas, với tài sản 1,52 tỷ USD và lượng tiền gửi của khác là 1,38 tỷ USD. Do không tìm được khách mua, FDIC phải quản lý toàn bộ số tài sản của ngân hàng này. Ước tính, vụ đổ vỡ này khiến FDIC phải chi 781,5 triệu USD.
Tiếp theo là ngân hàng Dwelling House Savings and Loan Association ở Pittsburgh, có 13,4 triệu USD tài sản và 13,8 triệu USD tiền gửi của khách hàng. Vụ đổ vỡ này làm quỹ của FDIC vơi thêm 6,8 triệu USD.
Hai ngân hàng đổ vỡ còn lại cùng có trụ sở ở bang Arizona. Trong đó, Union Bank có tài sản 158,5 triệu USD và quản lý 143,8 triệu USD tiền gửi; Union Bank có tài sản 124 triệu USD và quản lý số tài khoản tiền gửi trị giá 112 triệu USD. Hai vụ đóng cửa này tiêu tốn của FDIC 112 triệu USD.
Như vậy, từ đầu năm tới nay, đã có 77 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, so với con số 25 ngân hàng đổ vỡ ở nước này trong cả năm 2008.
(Theo CNN)