72 nhà băng Mỹ bị đóng cửa từ đầu năm
Ngày 7/8, các nhà chức trách của Mỹ làm thủ tục giải thể 2 ngân hàng ở bang Florida
Ngày 7/8, các nhà chức trách của Mỹ làm thủ tục giải thể 2 ngân hàng ở bang Florida và 1 ngân hàng ở bang Oregon, nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 71.
Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), 3 ngân hàng bị đóng cửa trong đợt này là First State Bank of Sarasota và Community National Bank of Sarasota County cùng ở Florida, và Community First Bank ở Oregon.
Trong đó, ngân hàng thứ nhất có tài sản 463 triệu USD và quản lý lượng tiền gửi 387 triệu USD của khách hàng tính tới ngày 31/5 vừa qua. Vụ giải thể này tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC khoảng 116 triệu USD.
Ngân hàng đổ vỡ thứ hai sở hữu khối tài sản 97 triệu USD và là nơi có 93 triệu USD tiền gửi của khách tính tới ngày 30/6. Để đóng cửa ngân hàng này, FDIC phải chi chừng 24 triệu USD.
Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), 3 ngân hàng bị đóng cửa trong đợt này là First State Bank of Sarasota và Community National Bank of Sarasota County cùng ở Florida, và Community First Bank ở Oregon.
Trong đó, ngân hàng thứ nhất có tài sản 463 triệu USD và quản lý lượng tiền gửi 387 triệu USD của khách hàng tính tới ngày 31/5 vừa qua. Vụ giải thể này tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC khoảng 116 triệu USD.
Ngân hàng đổ vỡ thứ hai sở hữu khối tài sản 97 triệu USD và là nơi có 93 triệu USD tiền gửi của khách tính tới ngày 30/6. Để đóng cửa ngân hàng này, FDIC phải chi chừng 24 triệu USD.
Ngân hàng còn lại có tài sản 209 triệu USD và quản lý gần 182 triệu USD tiền gửi của khách hàng. FDIC phải chi 45 triệu USD để giải quyết vụ đổ vỡ này.
FDIC cho biết, ngân hàng Stearns Bank ở bang Minnesota đã nhất trí tiếp quản toàn bộ số tài sản tại hai ngân hàng ở bang Florida. Hai vụ đổ vỡ này là các vụ “sập tiệm” nhà băng thứ 5 và thứ 6 ở bang Florida kể từ đầu năm tới nay.
Về phần mình, ngân hàng đổ vỡ ở bang Oregon sẽ do ngân hàng Home Federal Bank ở bang Idaho tiếp quản.
Tính tới thời điểm này của năm, 72 vụ giải thể ngân hàng tại Mỹ đã làm quỹ bảo hiểm của FDIC hao hụt 16,58 tỷ USD, so với mức 17,6 tỷ USD dành cho 25 vụ đổ vỡ trong cả năm 2008.
(Theo CNN)