Mua bán công ty ngành tài chính: Một năm nhìn lại
Là một thị trường non trẻ, hoạt động mua bán và sáp nhập công ty tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục
Năm 2007 là một năm mà thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh, trong đó hoạt động mua bán và sáp nhập công ty (M&A) là những hoạt động có tốc độ tăng trưởng nhanh với nhiều hình thức đa dạng.
Tại Việt Nam, thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với khá nhiều các thương vụ lớn. Ngay trong nửa đầu năm 2007 đã có 46 hợp đồng M&A được ký kết.
Điển hình là vụ của Ngân hàng Eximbank bán 17,8% cổ phiếu cho 16 đối tác chiến lược trong đó có Kinh Đô, ACB, PVFC, Sinco với giá trị lên tới 248 triệu USD và mới đây nhất Eximbank tiếp tục công bố sẽ bán 15% cổ phần cho Tập đoàn Sumitomo với giá trị 225 triệu USD. Vụ M&A giữa Indochina Capital và Công ty Cổ phần Địa ốc Hoàng Quân cũng được coi là vụ mua bán doanh nghiệp đáng chú ý khi Indochina Capital đã mua 20% cổ phiếu của Hoàng Quân...
M&A tại Việt Nam cũng đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là việc góp vốn đầu tư vẫn thường thấy trong thời gian trước.
Có thể thấy rằng hoạt động M&A đã, đang và sẽ là một hoạt động cực kỳ tiềm năng trong những năm tới về cả mặt số lượng, hình thức và lĩnh vực. Nhận định này cũng phù hợp với đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), theo đó, hoạt động M&A thậm chí sẽ tăng trưởng với tốc độ 30-40%/năm.
Một câu hỏi đặt ra là nguyên nhân vì sao mà hoạt động M&A lại phát triển mạnh và có nhiều tiềm năng như vậy. Theo chúng tôi, hoạt động mua bán và sáp nhập công ty ở Việt Nam phát triển vì một số nguyên nhân sau.
Thứ nhất, việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2006 và Luật Chứng khoán 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước.
Thứ hai, hoạt động M&A tuy mới ở Việt Nam, tuy nhiên, tại nước ngoài, hoạt động này là tương đối phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với các hoạt động M&A tại nước sở tại nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này. Cần nhấn mạnh rằng hoạt động M&A sẽ phát triển nhanh chóng trong các năm sắp tới.
Thứ ba, các giao dịch M&A cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng và tài chính.
Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục mà điển hình nhất là khung pháp lý và nguồn nhân lực.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A.
Nguồn nhân lực của thị trường M&A còn thiếu, thêm vào đó, các công ty thực hiện hoạt động này phải chịu sự cạnh trang với rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính chứng khoán khác nên chất lượng người lao động trong ngành này - nhất là lao động chất lượng cao còn yếu và chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu.
Với những nhận định trên, theo chúng tôi, để phát triển được thị trường này cần có một số giải pháp như sau.
Thứ nhất, tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu cầu nội tại của thị trường. Nhu cầu này được bắt nguồn từ cả phía cung lẫn phía cầu và dần dần biến đổi và phát triển về chất. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu và chiều rộng.
Thứ hai, xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về M&A. Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các Khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
Thứ ba, phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động M&A. Trong hoạt động M&A, thông tin là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực thị trường M&A bởi nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính trong đó có thị trường M&A. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... cũng như cần nhiều người có thể thực hiện tốt các thương vụ.
Do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường.
Tại Việt Nam, thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với khá nhiều các thương vụ lớn. Ngay trong nửa đầu năm 2007 đã có 46 hợp đồng M&A được ký kết.
Điển hình là vụ của Ngân hàng Eximbank bán 17,8% cổ phiếu cho 16 đối tác chiến lược trong đó có Kinh Đô, ACB, PVFC, Sinco với giá trị lên tới 248 triệu USD và mới đây nhất Eximbank tiếp tục công bố sẽ bán 15% cổ phần cho Tập đoàn Sumitomo với giá trị 225 triệu USD. Vụ M&A giữa Indochina Capital và Công ty Cổ phần Địa ốc Hoàng Quân cũng được coi là vụ mua bán doanh nghiệp đáng chú ý khi Indochina Capital đã mua 20% cổ phiếu của Hoàng Quân...
M&A tại Việt Nam cũng đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là việc góp vốn đầu tư vẫn thường thấy trong thời gian trước.
Có thể thấy rằng hoạt động M&A đã, đang và sẽ là một hoạt động cực kỳ tiềm năng trong những năm tới về cả mặt số lượng, hình thức và lĩnh vực. Nhận định này cũng phù hợp với đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), theo đó, hoạt động M&A thậm chí sẽ tăng trưởng với tốc độ 30-40%/năm.
Một câu hỏi đặt ra là nguyên nhân vì sao mà hoạt động M&A lại phát triển mạnh và có nhiều tiềm năng như vậy. Theo chúng tôi, hoạt động mua bán và sáp nhập công ty ở Việt Nam phát triển vì một số nguyên nhân sau.
Thứ nhất, việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2006 và Luật Chứng khoán 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước.
Thứ hai, hoạt động M&A tuy mới ở Việt Nam, tuy nhiên, tại nước ngoài, hoạt động này là tương đối phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với các hoạt động M&A tại nước sở tại nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này. Cần nhấn mạnh rằng hoạt động M&A sẽ phát triển nhanh chóng trong các năm sắp tới.
Thứ ba, các giao dịch M&A cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng và tài chính.
Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục mà điển hình nhất là khung pháp lý và nguồn nhân lực.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A.
Nguồn nhân lực của thị trường M&A còn thiếu, thêm vào đó, các công ty thực hiện hoạt động này phải chịu sự cạnh trang với rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính chứng khoán khác nên chất lượng người lao động trong ngành này - nhất là lao động chất lượng cao còn yếu và chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu.
Với những nhận định trên, theo chúng tôi, để phát triển được thị trường này cần có một số giải pháp như sau.
Thứ nhất, tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu cầu nội tại của thị trường. Nhu cầu này được bắt nguồn từ cả phía cung lẫn phía cầu và dần dần biến đổi và phát triển về chất. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu và chiều rộng.
Thứ hai, xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về M&A. Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các Khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
Thứ ba, phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động M&A. Trong hoạt động M&A, thông tin là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực thị trường M&A bởi nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính trong đó có thị trường M&A. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... cũng như cần nhiều người có thể thực hiện tốt các thương vụ.
Do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường.