Mức lương của các nhà sáng lập, CEO startup công nghệ là bao nhiêu?
Trong bối cảnh khó khăn, đặc biệt khi startup mới ở giai đoạn đầu, mức lương của các nhà sáng lập, CEO startup đôi khi thấp hơn cả các thành viên lãnh đạo khác. Ở Việt Nam, mức thu nhập này thấp hơn 27%-50% so với Singapore...
Thời hoàng kim của tăng trưởng bùng nổ, định giá cao, tiền tự do và tâm lý tăng trưởng bằng mọi giá đã qua. Đối với nhiều startup, thời điểm này đánh dấu cho thời kỳ khủng hoảng. Các nhà sáng lập giờ đây cần phải làm nhiều hơn, chi ít hơn trong khi vẫn đáp ứng các quy định vận hành và tập trung vào con đường sinh lợi nhuận và tạo dòng tiền dương.
Trong môi trường hậu đại dịch, các nhà sáng lập phải đưa ra những quyết định khó khăn và cấp bách, có tác động sâu sắc đến công ty và nhân lực của họ. Theo Báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á 2023, các startup đang phải cắt giảm phần lớn chi tiêu và nhân sự, hạn chế các thử nghiệm và các kế hoạch mở rộng trong khi tìm cách để không ngừng phát triển.
MỨC LƯƠNG NHÀ SÁNG LẬP, CEO STARTUP CÔNG NGHỆ VIỆT THẤP HƠN 27-50% SO VỚI Ở SINGAPORE
CEO và CTO là hai vị trí nền tảng của các startup công nghệ. Vì thế, chế độ đãi ngộ cơ bản dành cho người sáng lập và đội ngũ lãnh đạo C-Suite tương đối ổn định. Theo Báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á 2023, mức lương cho những nhà sáng lập và C-suite đã tăng đáng kể kể. Tính từ những vòng gọi vốn thành công từ 0-5 triệu đô la, mức lương trung bình cho các CEO đã tăng 2,4 lần.
Một đặc điểm đáng lưu ý là mức lương trung bình cho các CTO có xu hướng cao hơn các CEO ở giai đoạn đầu, khi các CEO bỏ ra nhiều mồ hôi công sức hơn. Ngoài ra, các CTO không phải là nhà sáng lập startup luôn được trả lương cao hơn so với các CTO và CEO sáng lập. Trong khoảng 6-10 triệu USD, các CTO không phải là người sáng lập startup có mức lương gấp 2 lần so với các CTO sáng lập. Lý do là các CTO không phải là người sáng lập, đặc biệt là ở các startup mới thành lập ở giai đoạn sau, được thuê do có kinh nghiệm hơn và thành tựu đã được xác nhận.
Tại Đông Nam Á, nhìn chung, các CEO và CTO tại Singapore có mức lương cơ bản cao nhất, điều này có thể là do chi phí sinh hoạt cao hơn tại Singapore. Ở giai đoạn đầu, những nhà sáng lập cũng thường đảm nhận thêm một vai trò khác thuộc C-suite, nơi họ có thể trả cho mình mức lương thấp hơn cho công sức bỏ ra.
Mặc dù CTO không phải người sáng lập thường có mức lương khởi điểm cao hơn các C-suite khác, nhưng mức lương của C-suite bắt đầu bình thường hóa khi startup trưởng thành sau đợt kiểm tra cơ cấu đầu tiên - đặc biệt là ở Series B. Ở giai đoạn đầu, vai trò của CFO và CMO có xu hướng tương ứng với vai trò là Trưởng phòng Tài chính và Trưởng phòng Marketing.
Dữ liệu cho thấy các CEO làm việc bên ngoài Singapore nhận được mức lương cơ bản thấp hơn 30-50% so với các đồng nghiệp làm việc tại Singapore. Tương tự, ở Indonesia và Việt Nam, mức lương cơ bản của C-suite thường thấp hơn 27-50% so với mức lương cơ bản của C-suite ở Singapore. Điều này cho thấy rằng mức đãi ngộ cơ bản được điều chỉnh để phản ánh chi phí sinh hoạt tại nơi CEO làm việc.
Ngoài ra, báo cáo cho thấy một số nhà sáng lập và C-suite đã thực hiện cắt giảm lương trong tình hình hiện tại để tiết kiệm tiền mặt, duy trì chế độ mặc định ổn định và duy trì tinh thần của công ty.
“Chúng tôi cho rằng tốc độ tăng lương cơ bản cho các CEO sẽ giảm trong vài năm tới. Trong thời điểm mà bạn đang cắt giảm tiền thưởng, tái cơ cấu và tái cấu trúc đội ngũ nhân lực, thì tốt hơn hết là đóng băng hoặc cắt giảm lương của C-suite”, Lingga Madu, đối tác của Monk’s Hill Ventures cho biết.
STARTUP CÔNG NGHỆ THẬN TRỌNG HƠN TRONG VIỆC TUYỂN ĐÚNG NGƯỜI
Năm 2023 sẽ là một năm bất bình thường để thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài, vì các nhà sáng lập ngày nay đang hoạt động trong hiện trạng bất ổn về địa-chính trị, lãi suất tăng, lạm phát và lo ngại suy thoái kinh tế. Các công ty công nghệ sa thải nhân viên hàng loạt vào năm 2022 sẽ có chiến lược và thận trọng hơn với những người mà họ tuyển dụng trong tương lai. Đây là giai đoạn duy trì và quan sát đối với nhiều startup công nghệ khi họ đang tìm cách duy trì trạng thái tồn tại mặc định.
“Cuộc chiến tàn khốc về nhân tài đang diễn ra trong bối cảnh lạm phát tiền lương khi mọi người đều tranh giành cùng một nhóm nhân tài nhỏ vào năm 2021 và đầu năm 2022. Việc tuyển dụng, giữ chân và có các cuộc thảo luận về tăng lương hợp lý sẽ trở nên dễ quản lý hơn. Đồng thời, lạm phát đang gia tăng, vì vậy sẽ vẫn có kỳ vọng về việc tăng lương - nhưng không phải là 30% mỗi năm, mà là khoảng gần 5-7% mỗi năm”, Steve Melhuish, người sáng lập PropertyGuru và đối tác sáng lập tại Wavemaker Impact cho biết.
Đối với nhân tài công nghệ cấp cao, quá trình tuyển dụng sẽ vẫn rất tính cạnh tranh khi nguồn nhân tài vẫn còn ít. Vị trí về kỹ thuật (engineering) vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cạnh tranh để giành được những nhân tài công nghệ đang được săn đón. Ngoài ra, các nhà sáng lập sắp xếp lại công tác tuyển dụng nội bộ thay vì cắt giảm bất cứ khi nào có thể, nhằm tránh ảnh hưởng đến vấn đề tinh thần.
Đặc biệt, ngay cả các nhà sáng lập có tình hình tài chính tốt cũng tránh xa những người tìm việc theo chủ nghĩa cơ hội, họ muốn nâng cao tiêu chuẩn về người và số lượng người được tuyển. Họ đang thận trọng và lựa chọn nhân tài trên cơ sở bắt buộc phải có (must-have) so với cơ sở có thì tốt (nice-to-have).
“Chúng tôi đang thận trọng trong việc tuyển đúng người. Chúng tôi lập kế hoạch và xem xét việc tuyển dụng sẽ hỗ trợ doanh thu và lợi nhuận ròng như thế nào trong một số trường hợp nhất định. Chúng tôi đã kỹ lưỡng hơn trong quá trình phỏng vấn. Và luôn tự hỏi, tại sao chúng tôi cần số lượng nhân viên mới này? Chúng tôi có thể làm gì khác với ngân sách này thay vì tuyển dụng người mới?” Paul Hadjy, đồng sáng lập và CEO của Horangi cho biết.
Báo cáo nghiên cứu chung của Glints và Monk’s Hill Ventures cho rằng tại Đông Nam Á, nhu cầu tuyển dụng các tài năng công nghệ vẫn trong trạng thái “cầu vượt cung”.