Mười giải pháp ổn định tỷ giá
Giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới để ngăn chặn đầu cơ mua USD nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá
Mặc dù tỷ giá đã diễn biến bình thường trở lại sau công bố của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên chưa thể lơ là với sự biến động mà theo các chuyên gia, cần phải ổn định tỷ giá với 10 giải pháp chủ yếu.
Như vậy, sau 3 năm tăng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng này chủ yếu do cán cân thương mại bị mất cân đối lớn (nhập siêu năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 là 18 tỷ USD, năm 2009 là 12,9 tỷ USD, năm 2010 là 12,6 tỷ USD, năm 2011 vẫn còn 9,8 tỷ USD).
Tốc độ tăng cao này cũng là một trong những yếu tố làm tăng nhanh hơn nợ công, nợ nước ngoài, làm khuếch đại lạm phát ở trong nước (CPI năm 2008 tăng 19,89%, năm 2009 tăng 6,52%, năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 tăng 18,13%).
Bước sang năm 2013, tỷ giá đã có 3 lần tăng. Hai lần tăng trước tốc độ tăng tỷ giá chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó dừng, rồi giảm trở lại. Lần tăng giá thứ ba này đã kéo dài hơn 1 tháng. Tỷ giá chỉ dừng và giảm khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp không điều chỉnh tỷ giá.
Tỷ giá tăng: Lợi bất cấp hại
Đợt tăng giá lần này do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do giá USD trên thế giới tăng. Chỉ số giá đồng USD so với 6 đồng tiền mạnh khác có lúc vượt qua mốc 84,3 điểm phần trăm, cao hơn nhiều so với mức dưới 80 điểm phần trăm trước đây. Nhiều đồng tiền của các đối tác thương mại lớn khác của các nước trong khu vực cũng giảm giá so với USD.
Có một số nguyên nhân ở trong nước, trong đó có một số nguyên nhân đáng chú ý. Chênh lệch giá vàng ở trong nước so với thế giới đã kéo dài, tăng lên và ở mức cao, ngay cả khi đã quá thời hạn các ngân hàng phải tất toán vàng, ngay cả sau khi Ngân hàng Nhà nước đã thông qua đấu thầu để cung ứng một lượng vàng lớn vượt xa so với dự toán trước đây.
Chênh lệch này vừa là yếu tố kinh tế tạo ra việc mua ngoại tệ để nhập khẩu vàng, vừa là yếu tố tâm lý cho người mua vàng tuy có e ngại, nhưng lại “yên tâm” gia tăng mua, vì Ngân hàng Nhà nước ổn định thị trường, chứ không ổn định tỷ giá vàng, chưa có chủ trương giảm chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng trên thế giới.
Có nguyên nhân do từ vài ba tháng nay Việt Nam đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, với dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong khung kế hoạch 2014) thì tính ra nhập siêu trong 6 tháng cuối năm ở thể ở mức 7,4 tỷ USD, tính chung cả năm lên đến 9 tỷ USD, dự kiến 2014 cũng ở mức trên 10 tỷ USD - quy mô nhập siêu lớn như 2011 trở về trước!
Có nguyên nhân do sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Quản lý thị trường, Công an trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với ngoại tệ chợ đen. Việc điều hành tỷ giá thời gian gần đây cũng làm cho thị trường chưa yên tâm với 3 lý do.
Việc tăng một lần 1% ngày 28/6 cũng khá bất ngờ trong khi có Vụ Chức năng của Ngân hàng Nhà nước trước đó có đưa thông điệp trên phương tiện thông tin đại chúng là không điều chỉnh tỷ giá với việc tăng 1% so với thông điệp trước đây là 2-3% cũng tạo ra kỳ vọng tỷ giá sẽ còn tăng nữa.
Tuy mức tăng chỉ 1%, nhưng đó cũng là phương thức tăng gần như “giật cục”, lặp lại gần như từ đầu 2011 trở về trước... Mà “giật cục” dễ làm cho nhà đầu cơ đón đầu, rồi tạo sóng, cộng hưởng với các yếu tố khác dễ tạo thành xu hướng.
Tỷ giá giống như một cái huyệt quan trọng của cơ thể, có tác động nhiều chiều đến kinh tế vĩ mô. Đúng là tỷ giá tăng có tác động khuyến khích đối với xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, do đó sẽ giảm nhập siêu. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế còn nhập khẩu lớn, trong đó có nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, thì “lợi bất cập hại”.
Các số liệu trong thời kỳ 2007-2011 đã cho thấy, dù tỷ giá tăng cao nhưng nhập siêu vẫn rất lớn. Tỷ giá tăng tác động đến lạm phát dưới 2 góc độ. ở góc độ thứ nhất là chi phí đẩy - một yếu tố quan trọng đối với lạm phát - sẽ tăng do giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tính bằng VND tăng.
Các số liệu thời kỳ 2008 -2010 cũng cho thấy, tỷ giá tăng cao đã làm khuếch đại lạm phát ở trong nước. ở góc độ thứ hai là yếu tố tâm lý, yếu tố lòng tin vào đồng tiền quốc gia, gia tăng tâm lý kỳ vọng lạm phát. Yếu tố tâm lý không phải là yếu tố kinh tế trực tiếp của lạm phát, nhưng trong nhiều trường hợp còn tác động mạnh hơn cả yếu tố kinh tế.
Cần ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng nội tệ
Có nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá. Nhiều chuyên gia cho rằng có 10 giải pháp đáng chú ý.
Giải pháp thứ nhất là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ.
Giải pháp thứ hai là giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vốn đã kéo dài và hiện còn ở mức quá cao để ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá. Điều này không chỉ là các nhà đầu cơ trên thị trường tự do, mà dư luận còn nghi ngờ cả với các tổ chức tín dụng.
Giải pháp thứ ba là thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... Đây là biện pháp không chỉ là thu hút nguồn lực mà còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá... Kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát, nhất là những hàng hiệu.
Giải pháp thứ tư là giữ chênh lệch giữa lãi suất huy động giữa VND và USD đủ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với VND, để tăng việc chuyển đổi từ USD sang VND, tăng thu hút ngoại tệ từ kiều hối, du lịch...
Giải pháp thứ năm là các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nhanh quan hệ tín dụng (gửi và cho vay bằng ngoại tệ) sang quan hệ mua bán đứt đoạn về ngoại tệ. Giải pháp này còn góp phần hạn chế tình trạng đô la hoá.
Giải pháp thứ sáu là thực hiện chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối tượng, kể cả nghiên cứu thẩm định kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại tệ. Hạn chế chi ngoại tệ từ nguồn ngân sách cho việc đi công tác nước ngoài của công chức nhà nước.
Giải pháp thứ bảy là Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản USD cho thị trường liên ngân hàng can thiệp khi cần thiết.
Giải pháp thứ tám là yêu cầu các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cung USD ra thị trường.
Giải pháp thứ chín là thực hiện phương thức “trườn bò” thay cho phương thức “giật cục” - tức là thông qua việc điều chỉnh tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, mà không điều chỉnh định kỳ một lần với tốc độ lớn, để hạn chế đầu cơ đón đầu tạo sóng.
Giải pháp thứ mười là ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị; thường phải mất nhiều thời gian mới củng cố, cải thiện được.
Vì vậy phải có thông điệp nhất quán, phải được thông suốt trước hết trong hệ thống ngân hàng, bởi chính các ngân hàng thương mại (và hệ thống đại lý) vừa qua cũng góp phần làm cho thị trường vàng, thị trường ngoại tệ nóng lên. Phá giá VND sẽ là “mồi lửa” như Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đã cảnh báo.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Như vậy, sau 3 năm tăng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng này chủ yếu do cán cân thương mại bị mất cân đối lớn (nhập siêu năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 là 18 tỷ USD, năm 2009 là 12,9 tỷ USD, năm 2010 là 12,6 tỷ USD, năm 2011 vẫn còn 9,8 tỷ USD).
Tốc độ tăng cao này cũng là một trong những yếu tố làm tăng nhanh hơn nợ công, nợ nước ngoài, làm khuếch đại lạm phát ở trong nước (CPI năm 2008 tăng 19,89%, năm 2009 tăng 6,52%, năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 tăng 18,13%).
Bước sang năm 2013, tỷ giá đã có 3 lần tăng. Hai lần tăng trước tốc độ tăng tỷ giá chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó dừng, rồi giảm trở lại. Lần tăng giá thứ ba này đã kéo dài hơn 1 tháng. Tỷ giá chỉ dừng và giảm khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp không điều chỉnh tỷ giá.
Tỷ giá tăng: Lợi bất cấp hại
Đợt tăng giá lần này do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do giá USD trên thế giới tăng. Chỉ số giá đồng USD so với 6 đồng tiền mạnh khác có lúc vượt qua mốc 84,3 điểm phần trăm, cao hơn nhiều so với mức dưới 80 điểm phần trăm trước đây. Nhiều đồng tiền của các đối tác thương mại lớn khác của các nước trong khu vực cũng giảm giá so với USD.
Có một số nguyên nhân ở trong nước, trong đó có một số nguyên nhân đáng chú ý. Chênh lệch giá vàng ở trong nước so với thế giới đã kéo dài, tăng lên và ở mức cao, ngay cả khi đã quá thời hạn các ngân hàng phải tất toán vàng, ngay cả sau khi Ngân hàng Nhà nước đã thông qua đấu thầu để cung ứng một lượng vàng lớn vượt xa so với dự toán trước đây.
Chênh lệch này vừa là yếu tố kinh tế tạo ra việc mua ngoại tệ để nhập khẩu vàng, vừa là yếu tố tâm lý cho người mua vàng tuy có e ngại, nhưng lại “yên tâm” gia tăng mua, vì Ngân hàng Nhà nước ổn định thị trường, chứ không ổn định tỷ giá vàng, chưa có chủ trương giảm chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng trên thế giới.
Có nguyên nhân do từ vài ba tháng nay Việt Nam đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, với dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong khung kế hoạch 2014) thì tính ra nhập siêu trong 6 tháng cuối năm ở thể ở mức 7,4 tỷ USD, tính chung cả năm lên đến 9 tỷ USD, dự kiến 2014 cũng ở mức trên 10 tỷ USD - quy mô nhập siêu lớn như 2011 trở về trước!
Có nguyên nhân do sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Quản lý thị trường, Công an trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với ngoại tệ chợ đen. Việc điều hành tỷ giá thời gian gần đây cũng làm cho thị trường chưa yên tâm với 3 lý do.
Việc tăng một lần 1% ngày 28/6 cũng khá bất ngờ trong khi có Vụ Chức năng của Ngân hàng Nhà nước trước đó có đưa thông điệp trên phương tiện thông tin đại chúng là không điều chỉnh tỷ giá với việc tăng 1% so với thông điệp trước đây là 2-3% cũng tạo ra kỳ vọng tỷ giá sẽ còn tăng nữa.
Tuy mức tăng chỉ 1%, nhưng đó cũng là phương thức tăng gần như “giật cục”, lặp lại gần như từ đầu 2011 trở về trước... Mà “giật cục” dễ làm cho nhà đầu cơ đón đầu, rồi tạo sóng, cộng hưởng với các yếu tố khác dễ tạo thành xu hướng.
Tỷ giá giống như một cái huyệt quan trọng của cơ thể, có tác động nhiều chiều đến kinh tế vĩ mô. Đúng là tỷ giá tăng có tác động khuyến khích đối với xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, do đó sẽ giảm nhập siêu. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế còn nhập khẩu lớn, trong đó có nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, thì “lợi bất cập hại”.
Các số liệu trong thời kỳ 2007-2011 đã cho thấy, dù tỷ giá tăng cao nhưng nhập siêu vẫn rất lớn. Tỷ giá tăng tác động đến lạm phát dưới 2 góc độ. ở góc độ thứ nhất là chi phí đẩy - một yếu tố quan trọng đối với lạm phát - sẽ tăng do giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tính bằng VND tăng.
Các số liệu thời kỳ 2008 -2010 cũng cho thấy, tỷ giá tăng cao đã làm khuếch đại lạm phát ở trong nước. ở góc độ thứ hai là yếu tố tâm lý, yếu tố lòng tin vào đồng tiền quốc gia, gia tăng tâm lý kỳ vọng lạm phát. Yếu tố tâm lý không phải là yếu tố kinh tế trực tiếp của lạm phát, nhưng trong nhiều trường hợp còn tác động mạnh hơn cả yếu tố kinh tế.
Cần ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng nội tệ
Có nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá. Nhiều chuyên gia cho rằng có 10 giải pháp đáng chú ý.
Giải pháp thứ nhất là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ.
Giải pháp thứ hai là giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vốn đã kéo dài và hiện còn ở mức quá cao để ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá. Điều này không chỉ là các nhà đầu cơ trên thị trường tự do, mà dư luận còn nghi ngờ cả với các tổ chức tín dụng.
Giải pháp thứ ba là thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... Đây là biện pháp không chỉ là thu hút nguồn lực mà còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá... Kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát, nhất là những hàng hiệu.
Giải pháp thứ tư là giữ chênh lệch giữa lãi suất huy động giữa VND và USD đủ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với VND, để tăng việc chuyển đổi từ USD sang VND, tăng thu hút ngoại tệ từ kiều hối, du lịch...
Giải pháp thứ năm là các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nhanh quan hệ tín dụng (gửi và cho vay bằng ngoại tệ) sang quan hệ mua bán đứt đoạn về ngoại tệ. Giải pháp này còn góp phần hạn chế tình trạng đô la hoá.
Giải pháp thứ sáu là thực hiện chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối tượng, kể cả nghiên cứu thẩm định kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại tệ. Hạn chế chi ngoại tệ từ nguồn ngân sách cho việc đi công tác nước ngoài của công chức nhà nước.
Giải pháp thứ bảy là Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản USD cho thị trường liên ngân hàng can thiệp khi cần thiết.
Giải pháp thứ tám là yêu cầu các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cung USD ra thị trường.
Giải pháp thứ chín là thực hiện phương thức “trườn bò” thay cho phương thức “giật cục” - tức là thông qua việc điều chỉnh tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, mà không điều chỉnh định kỳ một lần với tốc độ lớn, để hạn chế đầu cơ đón đầu tạo sóng.
Giải pháp thứ mười là ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị; thường phải mất nhiều thời gian mới củng cố, cải thiện được.
Vì vậy phải có thông điệp nhất quán, phải được thông suốt trước hết trong hệ thống ngân hàng, bởi chính các ngân hàng thương mại (và hệ thống đại lý) vừa qua cũng góp phần làm cho thị trường vàng, thị trường ngoại tệ nóng lên. Phá giá VND sẽ là “mồi lửa” như Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đã cảnh báo.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)