Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
Tỷ giá USD/VND “chợ đen” lại nổi lên, trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý vốn đã có cơ chế đủ sức răn đe
Sáng 8/7, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục nâng giá mua vào USD. Đây có phải là một phản ứng để cạnh tranh với lực hút ngoài luồng, bên cạnh các yếu tố tác động cơ bản?
Theo biểu niêm yết sáng 8/7 của nhiều ngân hàng thương mại, giá USD mua chuyển khoản đã ở mức 21.240 VND, tức chỉ còn sát mức trần 6 VND. Chênh lệch giá mua vào bán ra càng thu hẹp càng cho thấy sức nóng của tỷ giá, dù mới chỉ 10 ngày trước Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh.
Trong các dòng chảy thông tin, vài tháng nay thị trường lại nhộn nhịp hoạt động báo giá giao dịch USD trên thị trường tự do, hay “chợ đen” cũng là một cách gọi. Không chính thức, nhưng cùng lúc có hai loại giá: tỷ giá chính thống của các ngân hàng thương mại, tỷ giá của một số điểm giao dịch ngoài luồng.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, tỷ giá USD/VND ngoài luồng liên tục có thông tin căng thẳng, “báo giá” từng bước vượt các mốc 21.700 rồi vượt 21.800 VND.
Trao đổi với VnEconomy, một cán bộ ngoại hối cho rằng, so với hệ thống các tổ chức tín dụng hay thị trường chính thức, quy mô các giao dịch ngoài luồng gắn với tỷ giá trên chỉ là “muỗi”, nhưng nó lại đẩy tâm lý thị trường nói chung đến căng thẳng và có thể củng cố thêm sự găm giữ và kỳ vọng nào đó trong dân cư.
Thực tế có quá căng thẳng không? Trên thị trường chính thức, việc các ngân hàng thương mại liên tục nâng giá mua vào áp sát giá trần là một biểu hiện. Tuy nhiên, ở các cân đối chung chưa có sự mất cân đối nào quá lớn, hay cung - cầu vênh đột biến.
Báo cáo cuối tuần qua của một tổ chức đầu tư cho hay, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đóng cửa ngày 5/7 tại 21.290 VND, cao hơn 0,21% so với trần tỷ giá. Tổ chức đầu tư này hy vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra ngoại tệ để can thiệp và bình ổn, nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu của hoạt động này.
Ngân hàng Nhà nước chưa bán ra, hẳn cũng có lý do.
Các động thái can thiệp hay “xuống tiền” sẽ dựa trên cơ sở thực tế trạng thái ngoại tệ chung của hệ thống. Thông tin cập nhật gần đây cho thấy trạng thái âm đã giảm, thậm chí tự thân hệ thống cân đối được mà không cần bán ra hỗ trợ. Trường hợp bán ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét kỹ trạng thái của mỗi nhu cầu, chỉ bán ra khi âm quá.
Trở lại với những giao dịch trên thị trường tự do, sự căng thẳng và tác động tâm lý của nó đặt ra câu hỏi: phải chăng việc quản lý các giao dịch ngoại tệ ngoài luồng đang bị buông lỏng?
Những ngày gần đây, nhiều thông tin đăng tải cửa hàng A, B, C… báo giá giao dịch cả chiều mua và chiều bán. Và tất cả đều vi phạm pháp luật khi vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, thị trường chỉ có duy nhất một giá là tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố và các giao dịch được phép thực hiện trong biên độ +/-1%, áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Một sự vượt quá biên độ này là vi phạm.
Thứ nữa, chỉ các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động ngoại hối mới được tổ chức mua - bán ngoại tệ; các đại lý trực thuộc tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện giao dịch một chiều là mua vào mà không được bán ra.
Vậy, sau một thời gian dài khá im ắng, vì sao thị trường ngoại tệ “chợ đen” lại nổi cộm lên về thông tin như những ngày qua? Liệu đang có một sự buông lỏng trong quản lý? Trả lời câu hỏi này là trách nhiệm giám sát qua phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường và cơ quan công an.
Ở hướng khác, phải có các giao dịch thì thị trường “chợ đen” mới tồn tại. Đáng chú ý là những giao dịch này bất chấp cả sức nặng răn đe của quy định hiện hành. Đó là Nghị định số 95 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có hiệu lực gần hai năm qua.
Theo quy định tại Nghị định 95, các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp có thể bị phạt tới 100 triệu đồng, thậm chí tới 500 triệu đồng. Thêm đó, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu cả lượng ngoại tệ tang vật.
Được biết, bên cạnh việc xử lý các cân đối kỹ thuật và các yếu tố tác động, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, cơ quan công an để tăng cường kiểm tra, xử lý các dòng giao dịch ngoại tệ ngoài luồng này.
Theo biểu niêm yết sáng 8/7 của nhiều ngân hàng thương mại, giá USD mua chuyển khoản đã ở mức 21.240 VND, tức chỉ còn sát mức trần 6 VND. Chênh lệch giá mua vào bán ra càng thu hẹp càng cho thấy sức nóng của tỷ giá, dù mới chỉ 10 ngày trước Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh.
Trong các dòng chảy thông tin, vài tháng nay thị trường lại nhộn nhịp hoạt động báo giá giao dịch USD trên thị trường tự do, hay “chợ đen” cũng là một cách gọi. Không chính thức, nhưng cùng lúc có hai loại giá: tỷ giá chính thống của các ngân hàng thương mại, tỷ giá của một số điểm giao dịch ngoài luồng.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, tỷ giá USD/VND ngoài luồng liên tục có thông tin căng thẳng, “báo giá” từng bước vượt các mốc 21.700 rồi vượt 21.800 VND.
Trao đổi với VnEconomy, một cán bộ ngoại hối cho rằng, so với hệ thống các tổ chức tín dụng hay thị trường chính thức, quy mô các giao dịch ngoài luồng gắn với tỷ giá trên chỉ là “muỗi”, nhưng nó lại đẩy tâm lý thị trường nói chung đến căng thẳng và có thể củng cố thêm sự găm giữ và kỳ vọng nào đó trong dân cư.
Thực tế có quá căng thẳng không? Trên thị trường chính thức, việc các ngân hàng thương mại liên tục nâng giá mua vào áp sát giá trần là một biểu hiện. Tuy nhiên, ở các cân đối chung chưa có sự mất cân đối nào quá lớn, hay cung - cầu vênh đột biến.
Báo cáo cuối tuần qua của một tổ chức đầu tư cho hay, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đóng cửa ngày 5/7 tại 21.290 VND, cao hơn 0,21% so với trần tỷ giá. Tổ chức đầu tư này hy vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra ngoại tệ để can thiệp và bình ổn, nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu của hoạt động này.
Ngân hàng Nhà nước chưa bán ra, hẳn cũng có lý do.
Các động thái can thiệp hay “xuống tiền” sẽ dựa trên cơ sở thực tế trạng thái ngoại tệ chung của hệ thống. Thông tin cập nhật gần đây cho thấy trạng thái âm đã giảm, thậm chí tự thân hệ thống cân đối được mà không cần bán ra hỗ trợ. Trường hợp bán ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét kỹ trạng thái của mỗi nhu cầu, chỉ bán ra khi âm quá.
Trở lại với những giao dịch trên thị trường tự do, sự căng thẳng và tác động tâm lý của nó đặt ra câu hỏi: phải chăng việc quản lý các giao dịch ngoại tệ ngoài luồng đang bị buông lỏng?
Những ngày gần đây, nhiều thông tin đăng tải cửa hàng A, B, C… báo giá giao dịch cả chiều mua và chiều bán. Và tất cả đều vi phạm pháp luật khi vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, thị trường chỉ có duy nhất một giá là tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố và các giao dịch được phép thực hiện trong biên độ +/-1%, áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Một sự vượt quá biên độ này là vi phạm.
Thứ nữa, chỉ các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động ngoại hối mới được tổ chức mua - bán ngoại tệ; các đại lý trực thuộc tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện giao dịch một chiều là mua vào mà không được bán ra.
Vậy, sau một thời gian dài khá im ắng, vì sao thị trường ngoại tệ “chợ đen” lại nổi cộm lên về thông tin như những ngày qua? Liệu đang có một sự buông lỏng trong quản lý? Trả lời câu hỏi này là trách nhiệm giám sát qua phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường và cơ quan công an.
Ở hướng khác, phải có các giao dịch thì thị trường “chợ đen” mới tồn tại. Đáng chú ý là những giao dịch này bất chấp cả sức nặng răn đe của quy định hiện hành. Đó là Nghị định số 95 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có hiệu lực gần hai năm qua.
Theo quy định tại Nghị định 95, các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp có thể bị phạt tới 100 triệu đồng, thậm chí tới 500 triệu đồng. Thêm đó, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu cả lượng ngoại tệ tang vật.
Được biết, bên cạnh việc xử lý các cân đối kỹ thuật và các yếu tố tác động, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, cơ quan công an để tăng cường kiểm tra, xử lý các dòng giao dịch ngoại tệ ngoài luồng này.