Mỹ bất ngờ làm hòa với Trung Quốc
Theo tuyên bố đưa ra hôm 28/6, Mỹ cho biết đã miễn trừ lệnh trừng phạt với Trung Quốc vì mua dầu của Iran
Trong tuyên bố mới nhất của Mỹ, Trung Quốc và Singapore đã giảm mạnh lượng dầu nhập khẩu từ Iran, do đó hai nước này sẽ không phải chịu các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ mà theo kế hoạch sẽ được thực hiện từ hôm 28/6, hãng tin tài chính Bloomberg vừa cho biết.
"Toàn bộ 20 nền kinh tế thế giới đều đủ điều kiện để được loại trừ (khỏi lệnh trừng phạt này)", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton cho biết trong một thông báo qua thư điện tử. "Hành động tổng hợp của họ là tuyên bố rõ ràng đối với Chính phủ Iran rằng việc nước này tiếp tục vi phạm nghĩa vụ hạt nhân kinh tế thì sẽ phải trả giá đắt về kinh tế".
Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô từ Iran nhiều nhất thế giới trong năm 2011, còn Singapore là trung tâm giao dịch và tinh luyện dầu ở châu Á. Trong đó, Trung Quốc đã giảm mạnh nhập khẩu dầu từ Iran trong 6 tháng qua. Một quan chức Mỹ giấu tên, Trung Quốc đã cam kết sẽ cắt giảm nhiều hơn lượng dầu mua từ Iran.
Việc Trung Quốc được miễn trừ là điều khá bất ngờ, vì trước đó, hôm 11/6, Mỹ cho biết sẽ không áp dụng lệnh trừng phạt đối với 7 nền kinh tế mới nổi vì mua dầu lửa từ Iran, trong đó không bao gồm quốc gia đông dân nhất thế giới. Ngay sau tuyên bố này, hôm 12/6, Bắc Kinh đã lên tiếng cho rằng việc mua dầu của Iran là việc hợp pháp và minh bạch.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố hôm 12/6 rằng: "Trung Quốc phản đối việc một quốc gia đơn phương áp đặt trừng phạt lên một quốc gia khác, theo luật lệ của nước mình. Trung Quốc nhập khẩu dầu thô Iran theo các kênh bình thường và minh bạch, không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc".
Trước đó, Mỹ đã miễn trừ trừng phạt đối với 18 nền kinh tế bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Nam Phi, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan và 10 quốc gia châu Âu. Lệnh trừng phạt do Tổng thống Barack Obama ký duyệt hồi tháng 12 năm ngoái nhằm ngăn cản nỗ lực phát triển hạt nhân của Iran, đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 28/6.
Với lệnh trừng phạt này, Mỹ hy vọng có thể bóp nghẹt nguồn lực tài chính của Iran bằng cách hạn chế các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo. Theo thống kê, sản xuất và buôn bán dầu mỏ chiếm tới 70% GDP của Iran.
"Toàn bộ 20 nền kinh tế thế giới đều đủ điều kiện để được loại trừ (khỏi lệnh trừng phạt này)", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton cho biết trong một thông báo qua thư điện tử. "Hành động tổng hợp của họ là tuyên bố rõ ràng đối với Chính phủ Iran rằng việc nước này tiếp tục vi phạm nghĩa vụ hạt nhân kinh tế thì sẽ phải trả giá đắt về kinh tế".
Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô từ Iran nhiều nhất thế giới trong năm 2011, còn Singapore là trung tâm giao dịch và tinh luyện dầu ở châu Á. Trong đó, Trung Quốc đã giảm mạnh nhập khẩu dầu từ Iran trong 6 tháng qua. Một quan chức Mỹ giấu tên, Trung Quốc đã cam kết sẽ cắt giảm nhiều hơn lượng dầu mua từ Iran.
Việc Trung Quốc được miễn trừ là điều khá bất ngờ, vì trước đó, hôm 11/6, Mỹ cho biết sẽ không áp dụng lệnh trừng phạt đối với 7 nền kinh tế mới nổi vì mua dầu lửa từ Iran, trong đó không bao gồm quốc gia đông dân nhất thế giới. Ngay sau tuyên bố này, hôm 12/6, Bắc Kinh đã lên tiếng cho rằng việc mua dầu của Iran là việc hợp pháp và minh bạch.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố hôm 12/6 rằng: "Trung Quốc phản đối việc một quốc gia đơn phương áp đặt trừng phạt lên một quốc gia khác, theo luật lệ của nước mình. Trung Quốc nhập khẩu dầu thô Iran theo các kênh bình thường và minh bạch, không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc".
Trước đó, Mỹ đã miễn trừ trừng phạt đối với 18 nền kinh tế bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Nam Phi, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan và 10 quốc gia châu Âu. Lệnh trừng phạt do Tổng thống Barack Obama ký duyệt hồi tháng 12 năm ngoái nhằm ngăn cản nỗ lực phát triển hạt nhân của Iran, đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 28/6.
Với lệnh trừng phạt này, Mỹ hy vọng có thể bóp nghẹt nguồn lực tài chính của Iran bằng cách hạn chế các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo. Theo thống kê, sản xuất và buôn bán dầu mỏ chiếm tới 70% GDP của Iran.