Mỹ đóng cửa 2 ngân hàng đầu tiên trong năm 2009
Các nhà chức trách Mỹ vừa tiến hành các thủ tục đóng cửa hai ngân hàng có trụ sở ở bang Illinois và Washington
Ngân hàng National Bank of Commerce ở bang Illinois và Ngân hàng Bank of Clark County ở bang Washington của Mỹ đã trở thành hai ngân hàng đầu tiên bị các nhà chức trách nước này tiếp quản trong năm 2009.
Vụ đóng cửa hai ngân hàng này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ tiếp tục ngập sâu trong suy thoái, số vụ tịch biên nhà tăng cao kỷ lục và giá nhà đất ở Mỹ năm thứ ba liên tiếp trên đường dò đáy.
Theo Văn phòng Giám sát tiền tệ (OCC) - cơ quan tiến hành các thủ tục đóng cửa - và Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) - cơ quan tiếp quản, National Bank of Commerce có tổng tài sản 430,9 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 402,1 triệu USD.
Theo sắp xếp của FDIC, Ngân hàng Republic Bank of Chicago cùng có trụ sở tại bang Illinois sẽ tiếp quản toàn bộ lượng tiền gửi của khách hàng và mua lại một phần tài sản của National Bank of Commerce. Theo đó, Republic Bank sẽ mua lại khoảng 366,6 triệu USD tài sản của National Bank of Commerce với mức chiết khấu 44,9 triệu USD. FDIC sẽ nắm giữ phần tài sản còn lại của ngân hàng bị đóng cửa để bán lại sau.
FDIC cho biết, hai chi nhánh của National Bank of Commerce sẽ được mở cửa trở lại vào ngày 17/1 này với tư cách là chi nhánh của Republic Bank of Chicago. Cũng theo FDIC, vụ đóng cửa ngân hàng này tiêu tốn của Quỹ Bảo hiểm tiền gửi khoảng 97,1 triệu USD.
Về phần mình, Ngân hàng Bank of Clark County ở bang Washington có tài sản 446,5 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 366,5 triệu USD, trong đó có 39,5 triệu USD tiền gửi không nằm trong diện bảo hiểm của FDIC. Cũng theo sắp xếp của FDIC, Ngân hàng Umpqua Bank of Roseburg của bang Oregon sẽ tiếp quản lượng phần lớn tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng bị đóng cửa này.
Các chi nhánh của Bank of Clark County sẽ mở cửa trở lại vào ngày 20/1 tới với tư cách là chi nhánh của Umpqua Bank. Theo ước tính của FDIC, vụ đóng cửa này sẽ khiến Quỹ Bảo hiểm tiền gửi vơi đi 120 - 145 triệu USD.
Bank of Clark County là ngân hàng đầu tiên của bang Washington bị đóng cửa từ năm 1993 tới nay. Năm ngoái, các ngân hàng bị đóng cửa tại Mỹ tập trung chủ yếu ở các bang có giá nhà lao dốc mạnh nhất như Florida, California, Georgia…
Trong năm 2008, các nhà chức trách Mỹ đóng cửa tổng số 25 ngân hàng, nhiều nhất từ năm 1993 tới nay.
Trong khi đó, cả năm 2007, chỉ có 3 ngân hàng ở Mỹ bị ngừng hoạt động, còn trong hai năm 2005 và 2006, nước này không có ngân hàng nào gặp nạn.
Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường địa ốc RealtyTrac của Mỹ cho thấy, số thông báo tịch biên nhà ở nước này gửi tới những chủ nhà không trả nổi nợ ngân hàng trong năm 2008 đã tăng 81% so với năm 2007 và tăng 225% so với năm 2006, lên mức 3,1 triệu thông báo. Như vậy, cứ 54 hộ gia đình Mỹ thì lại có 1 hộ nhận được thông báo tịch biên nhà. Trong năm 2008, đã có 861.664 gia đình ở Mỹ bị ngân hàng tịch thu nhà.
Hiện FDIC đang giám sát 8.384 tổ chức ngân hàng tại Mỹ, với tổng tài sản lên tới 13.600 tỷ USD. Mức trần bảo hiểm tiền gửi của FDIC dành cho các tài khoản tiết kiệm trong các ngân hàng này là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Tháng trước FDIC đã thông qua ngân sách cho năm 2009, theo đó chi tiêu của FDIC năm nay sẽ tăng gần gấp đôi so với mức chi tiêu của năm 2008 lên mức 2,2 tỷ USD. Trong đó, 1,1 tỷ USD được phân bổ cho việc quản lý các ngân hàng đổ vỡ. Bên cạnh đó, FDIC cũng phải thuê thêm nhân viên để giải quyết các vụ đóng cửa ngân hàng. FDIC ước tính, từ này tới năm 2013, chi phí cho các vụ ngân hàng đóng cửa có thể lên tới 40 tỷ USD.
Cuối tháng 9/2008, FDIC đưa 171 ngân hàng vào danh sách “đen” những ngân hàng có khả năng đổ vỡ, tăng 46% so với danh sách hồi cuối quý 2, nhưng không nêu đích danh các ngân hàng này.
(Theo CNN, Bloomberg)
Vụ đóng cửa hai ngân hàng này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ tiếp tục ngập sâu trong suy thoái, số vụ tịch biên nhà tăng cao kỷ lục và giá nhà đất ở Mỹ năm thứ ba liên tiếp trên đường dò đáy.
Theo Văn phòng Giám sát tiền tệ (OCC) - cơ quan tiến hành các thủ tục đóng cửa - và Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) - cơ quan tiếp quản, National Bank of Commerce có tổng tài sản 430,9 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 402,1 triệu USD.
Theo sắp xếp của FDIC, Ngân hàng Republic Bank of Chicago cùng có trụ sở tại bang Illinois sẽ tiếp quản toàn bộ lượng tiền gửi của khách hàng và mua lại một phần tài sản của National Bank of Commerce. Theo đó, Republic Bank sẽ mua lại khoảng 366,6 triệu USD tài sản của National Bank of Commerce với mức chiết khấu 44,9 triệu USD. FDIC sẽ nắm giữ phần tài sản còn lại của ngân hàng bị đóng cửa để bán lại sau.
FDIC cho biết, hai chi nhánh của National Bank of Commerce sẽ được mở cửa trở lại vào ngày 17/1 này với tư cách là chi nhánh của Republic Bank of Chicago. Cũng theo FDIC, vụ đóng cửa ngân hàng này tiêu tốn của Quỹ Bảo hiểm tiền gửi khoảng 97,1 triệu USD.
Về phần mình, Ngân hàng Bank of Clark County ở bang Washington có tài sản 446,5 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 366,5 triệu USD, trong đó có 39,5 triệu USD tiền gửi không nằm trong diện bảo hiểm của FDIC. Cũng theo sắp xếp của FDIC, Ngân hàng Umpqua Bank of Roseburg của bang Oregon sẽ tiếp quản lượng phần lớn tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng bị đóng cửa này.
Các chi nhánh của Bank of Clark County sẽ mở cửa trở lại vào ngày 20/1 tới với tư cách là chi nhánh của Umpqua Bank. Theo ước tính của FDIC, vụ đóng cửa này sẽ khiến Quỹ Bảo hiểm tiền gửi vơi đi 120 - 145 triệu USD.
Bank of Clark County là ngân hàng đầu tiên của bang Washington bị đóng cửa từ năm 1993 tới nay. Năm ngoái, các ngân hàng bị đóng cửa tại Mỹ tập trung chủ yếu ở các bang có giá nhà lao dốc mạnh nhất như Florida, California, Georgia…
Trong năm 2008, các nhà chức trách Mỹ đóng cửa tổng số 25 ngân hàng, nhiều nhất từ năm 1993 tới nay.
Trong khi đó, cả năm 2007, chỉ có 3 ngân hàng ở Mỹ bị ngừng hoạt động, còn trong hai năm 2005 và 2006, nước này không có ngân hàng nào gặp nạn.
Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường địa ốc RealtyTrac của Mỹ cho thấy, số thông báo tịch biên nhà ở nước này gửi tới những chủ nhà không trả nổi nợ ngân hàng trong năm 2008 đã tăng 81% so với năm 2007 và tăng 225% so với năm 2006, lên mức 3,1 triệu thông báo. Như vậy, cứ 54 hộ gia đình Mỹ thì lại có 1 hộ nhận được thông báo tịch biên nhà. Trong năm 2008, đã có 861.664 gia đình ở Mỹ bị ngân hàng tịch thu nhà.
Hiện FDIC đang giám sát 8.384 tổ chức ngân hàng tại Mỹ, với tổng tài sản lên tới 13.600 tỷ USD. Mức trần bảo hiểm tiền gửi của FDIC dành cho các tài khoản tiết kiệm trong các ngân hàng này là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Tháng trước FDIC đã thông qua ngân sách cho năm 2009, theo đó chi tiêu của FDIC năm nay sẽ tăng gần gấp đôi so với mức chi tiêu của năm 2008 lên mức 2,2 tỷ USD. Trong đó, 1,1 tỷ USD được phân bổ cho việc quản lý các ngân hàng đổ vỡ. Bên cạnh đó, FDIC cũng phải thuê thêm nhân viên để giải quyết các vụ đóng cửa ngân hàng. FDIC ước tính, từ này tới năm 2013, chi phí cho các vụ ngân hàng đóng cửa có thể lên tới 40 tỷ USD.
Cuối tháng 9/2008, FDIC đưa 171 ngân hàng vào danh sách “đen” những ngân hàng có khả năng đổ vỡ, tăng 46% so với danh sách hồi cuối quý 2, nhưng không nêu đích danh các ngân hàng này.
(Theo CNN, Bloomberg)