Mỹ “khó chịu” vì Anh - Trung thân mật
Hai nước đồng minh đang có sự bất đồng quan điểm trong cách ứng xử với Trung Quốc
Ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo chuẩn bị trừng phạt Trung Quốc về vấn đề tội phạm mạng.
Theo tờ Financial Times, thông điệp cứng rắn này của ông Obama trái ngược với thái độ của London trước thềm chuyến thăm Anh vào tuần này của ông Tập. Nhiều quan chức của Anh cho rằng mối quan hệ Anh-Trung đã bước vào một “kỷ nguyên vàng”.
Cả Mỹ và Anh cùng dành những nghi lễ trang trọng nhất để đón nhà lãnh đạo Trung Quốc. Lễ đón ông Tập ở Washington có 21 loạt đạn súng trường và một buổi quốc yến. Tại London, ông Tập dự quốc yến tại cung điện Buckingham và phát biểu trước Quốc hội Anh.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mỹ và Anh, hai nước đồng minh nằm ở hai bờ Đại Tây Dương, đang có sự bất đồng quan điểm trong cách ứng xử với Trung Quốc.
Theo nhận định của ông Evan Medeiros, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại Eurasia Group đồng thời là một cựu cố vấn cấp cao về châu Á cho ông Obama, Anh có vẻ đang mắc sai lầm trong cách tiếp cận Trung Quốc.
“Nếu như có một sự thật hiển nhiên trong quản lý mối quan hệ với Trung Quốc đang nổi lên, thì đó là, nếu bạn nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, họ càng gây sức ép lớn hơn lên bạn”, ông Medeiros nói.
Mỹ thì đang cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa một bên là thúc đẩy một mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc và một bên là cứng rắn với nước này trong những vấn đề như gián điệp mạng và biển Đông.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron lại chủ trương thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc và hút thêm vốn đầu tư từ nước này.
“Điều đáng lo ngại là thông điệp được gửi đi cho thấy thương mại và hợp tác kinh tế là yếu tố duy nhất định hướng chính sách của Anh đối với Trung Quốc”, chuyên gia Tom Wright thuộc Viện Brookings nhận xét.
Trong khi Mỹ lo ngại về việc Anh từ bỏ việc theo đuổi quyền lực - thể hiện qua việc chi tiêu ít hơn cho quốc phòng và lùi bước trong vai trò trên trường quốc tế - giới chức ở Washington đặc biệt quan ngại về lập trường của Anh đối với Trung Quốc.
Hồi tháng 3 năm nay, mối quan hệ Mỹ-Anh gặp khó khi chính quyền Obama chỉ trích Anh “liên tục dàn xếp” với Trung Quốc. Cáo buộc này được đưa ra sau khi Anh gần như không thông báo gì cho Mỹ mà lặng lẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
“Điều khiến chúng tôi bực mình là Anh làm việc đó mà gần như không tham vấn gì Mỹ. Anh không chỉ làm suy yếu Mỹ, mà cả nhóm G7”, một cựu quan chức chính quyền Obama nói.
Ông Chrison Johnson, một cựu chuyên gia phân tích về Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cũng đặt câu hỏi xung quanh cách tiếp cận Trung Quốc của Anh. Nhưng ông Johnson nói rằng Anh ở thế bất lợi nếu so với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, vì “Barack Obama có thể đứng cạnh Tập Cận Bình và nói chuyện theo cách ông ấy muốn, nhưng các nhà lãnh đạo Anh thì không thể làm như thế”.
Mặc dù vậy, vị chuyên gia cũng cảnh báo Anh nên thận trọng với những khoản đầu tư mà nước này muốn tìm kiếm từ Trung Quốc, bởi các công ty Trung Quốc có thể nhân đà này tiến sâu vào những ngành then chốt của Anh.
Năm nay, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã nhận được tín hiệu “đèn xanh” để đầu tư vào Anh sau khi một ủy ban của Anh kết luận Huawei không gây rủi ro an ninh - trái ngược với sự nghi ngờ mà tập đoàn này đang đối mặt ở Mỹ.
Theo dự kiến, tuần này, Trung Quốc và Anh sẽ công bố việc phía Trung Quốc nắm cổ phần 1/3 trong một dự án điện hạt nhân của Anh.
Ông Patrick Cronin, chuyên gia về châu Á thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho rằng Anh cần duy trì sự cân bằng giữa vấn đề an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế, nhất là khi Trung Quốc muốn rót vốn vào những lĩnh vực như năng lượng, viễn thông và tài chính.
“Washington đang lo ngại về ý định của Trung Quốc trong việc tăng cường quan hệ với Anh. Chắc chắn Trung Quốc đang lách mình vào trung tâm của mạng lưới an ninh quốc gia Anh thông qua những khoản đầu tư này”, ông Cronin phát biểu.
Theo tờ Financial Times, thông điệp cứng rắn này của ông Obama trái ngược với thái độ của London trước thềm chuyến thăm Anh vào tuần này của ông Tập. Nhiều quan chức của Anh cho rằng mối quan hệ Anh-Trung đã bước vào một “kỷ nguyên vàng”.
Cả Mỹ và Anh cùng dành những nghi lễ trang trọng nhất để đón nhà lãnh đạo Trung Quốc. Lễ đón ông Tập ở Washington có 21 loạt đạn súng trường và một buổi quốc yến. Tại London, ông Tập dự quốc yến tại cung điện Buckingham và phát biểu trước Quốc hội Anh.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mỹ và Anh, hai nước đồng minh nằm ở hai bờ Đại Tây Dương, đang có sự bất đồng quan điểm trong cách ứng xử với Trung Quốc.
Theo nhận định của ông Evan Medeiros, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại Eurasia Group đồng thời là một cựu cố vấn cấp cao về châu Á cho ông Obama, Anh có vẻ đang mắc sai lầm trong cách tiếp cận Trung Quốc.
“Nếu như có một sự thật hiển nhiên trong quản lý mối quan hệ với Trung Quốc đang nổi lên, thì đó là, nếu bạn nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, họ càng gây sức ép lớn hơn lên bạn”, ông Medeiros nói.
Mỹ thì đang cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa một bên là thúc đẩy một mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc và một bên là cứng rắn với nước này trong những vấn đề như gián điệp mạng và biển Đông.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron lại chủ trương thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc và hút thêm vốn đầu tư từ nước này.
“Điều đáng lo ngại là thông điệp được gửi đi cho thấy thương mại và hợp tác kinh tế là yếu tố duy nhất định hướng chính sách của Anh đối với Trung Quốc”, chuyên gia Tom Wright thuộc Viện Brookings nhận xét.
Trong khi Mỹ lo ngại về việc Anh từ bỏ việc theo đuổi quyền lực - thể hiện qua việc chi tiêu ít hơn cho quốc phòng và lùi bước trong vai trò trên trường quốc tế - giới chức ở Washington đặc biệt quan ngại về lập trường của Anh đối với Trung Quốc.
Hồi tháng 3 năm nay, mối quan hệ Mỹ-Anh gặp khó khi chính quyền Obama chỉ trích Anh “liên tục dàn xếp” với Trung Quốc. Cáo buộc này được đưa ra sau khi Anh gần như không thông báo gì cho Mỹ mà lặng lẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
“Điều khiến chúng tôi bực mình là Anh làm việc đó mà gần như không tham vấn gì Mỹ. Anh không chỉ làm suy yếu Mỹ, mà cả nhóm G7”, một cựu quan chức chính quyền Obama nói.
Ông Chrison Johnson, một cựu chuyên gia phân tích về Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cũng đặt câu hỏi xung quanh cách tiếp cận Trung Quốc của Anh. Nhưng ông Johnson nói rằng Anh ở thế bất lợi nếu so với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, vì “Barack Obama có thể đứng cạnh Tập Cận Bình và nói chuyện theo cách ông ấy muốn, nhưng các nhà lãnh đạo Anh thì không thể làm như thế”.
Mặc dù vậy, vị chuyên gia cũng cảnh báo Anh nên thận trọng với những khoản đầu tư mà nước này muốn tìm kiếm từ Trung Quốc, bởi các công ty Trung Quốc có thể nhân đà này tiến sâu vào những ngành then chốt của Anh.
Năm nay, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã nhận được tín hiệu “đèn xanh” để đầu tư vào Anh sau khi một ủy ban của Anh kết luận Huawei không gây rủi ro an ninh - trái ngược với sự nghi ngờ mà tập đoàn này đang đối mặt ở Mỹ.
Theo dự kiến, tuần này, Trung Quốc và Anh sẽ công bố việc phía Trung Quốc nắm cổ phần 1/3 trong một dự án điện hạt nhân của Anh.
Ông Patrick Cronin, chuyên gia về châu Á thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho rằng Anh cần duy trì sự cân bằng giữa vấn đề an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế, nhất là khi Trung Quốc muốn rót vốn vào những lĩnh vực như năng lượng, viễn thông và tài chính.
“Washington đang lo ngại về ý định của Trung Quốc trong việc tăng cường quan hệ với Anh. Chắc chắn Trung Quốc đang lách mình vào trung tâm của mạng lưới an ninh quốc gia Anh thông qua những khoản đầu tư này”, ông Cronin phát biểu.