Mỹ lại kiện Trung Quốc lên WTO vì vi phạm bản quyền
Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO, cáo buộc Trung Quốc vi phạm bản quyền khiến các công ty Mỹ thiệt hại 2,2 tỷ USD trong năm 2006
Tranh chấp thương mại Trung-Mỹ lại leo thang khi lần thứ ba Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO, cáo buộc Trung Quốc vi phạm bản quyền khiến các công ty Mỹ thiệt hại 2,2 tỷ USD trong năm 2006.
Hãng tin Tài chính Bloomberg của Mỹ ngày 14/8 cho biết chính quyền Mỹ vừa yêu cầu Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết đối với những cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc vi phạm bản quyền đối với phim ảnh, âm nhạc, phần mềm và sách.
Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật
Sau khi các cuộc tham vấn giữa hai bên thất bại và những khác biệt không được giải quyết, Mỹ cho rằng hệ thống luật pháp yếu kém của Trung Quốc không thể bảo vệ sáng chế và bản quyền. Kể từ cuộc tham vấn chính thức hồi tháng 6 vừa qua giữa hai nước, Mỹ cho rằng Trung Quốc đã không thực hiện một bước đi nào nhằm giải quyết các đòi hỏi của Mỹ.
Người phát ngôn của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR), ông Sean Spicer, cho biết các cuộc đàm phán song phương về vấn đề bản quyền được tổ chức hồi đầu tháng 6 đã không thu được kết quả. Do vậy, Mỹ yêu cầu WTO thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề Trung Quốc vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm như phim ảnh, âm nhạc, phần mềm và sách của Mỹ.
Theo USTR, Mỹ muốn thông qua vụ kiện này buộc Bắc Kinh phải ''xóa bỏ những lỗ hổng pháp lý vốn dung túng cho tệ nạn này tại Trung Quốc”. Phía Mỹ cho rằng việc đặt ra các giới hạn pháp lý quá cao đối với trình tự khởi tố vi phạm pháp luật đã “vẽ đường” cho hoạt động ăn cắp bản quyền và sản xuất hàng giả mạo. Các cơ sở kinh doanh chỉ cần giữ cho hoạt động luôn ở dưới mức giới hạn truy tố.
Uỷ ban Giải quyết tranh chấp của WTO sẽ xem xét đề nghị của Mỹ tại cuộc họp tới, dự kiến vào ngày 31/8. Về nguyên tắc, khi các cuộc đàm phán song phương thất bại, WTO có sáu tháng để giải quyết vụ tranh chấp đó. Thông thường thì tổ chức thương mại này ủng hộ phía nộp đơn khiếu nại, song bên thua kiện có quyền kháng án và vụ tranh chấp có thể kéo dài nhiều năm.
Hồi tháng 4, Washington đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO, phàn nàn rằng hệ thống luật pháp yếu kém của Trung Quốc không thể bảo vệ sáng chế và bản quyền. Tới tháng 7, Mỹ lại cùng với Mexico yêu cầu WTO thành lập ủy ban giải quyết tranh chấp về những hình thức trợ giá bất hợp pháp của Trung Quốc.
Mỹ hành động để giảm thâm hụt thương mại
Theo Bộ Thương mại Mỹ, mỗi năm các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ USD do nạn ăn cắp bản quyền ở Trung Quốc. Phía Mỹ cho rằng một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2006 lên tới mức kỷ lục 232,5 tỷ USD, là do người dân Mỹ rất ưa chuộng các mặt hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, chủ yếu là hàng làm nhái các sản phẩm của Mỹ.
Để hạn chế hàng nhái của Trung Quốc, gần đây, phía Mỹ đã kiểm tra gắt gao đối với hàng nhập khẩu xuất xứ Trung Quốc. Ngày 13/8, các công tố viên Mỹ cho biết trong cuộc khám xét bất ngờ một nhà kho ở quận Queen của New York, nhà chức trách đã thu giữ gần 600.000 bao thuốc lá mang các thương hiệu nổi tiếng như Marlboros và Newport, trong đó gần một nửa bị nghi là hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Giá trị trên chợ đen của số thuốc lá này là hơn 3,4 triệu USD.
Thâm hụt thương mại quá lớn giữa Mỹ và Trung Quốc chính là nguyên nhân sâu sa dẫn đến hàng loạt vụ kiện thương mại giữa hai bên thời gian qua. Ngoài vấn đề bản quyền, gần đây phía Mỹ còn sử dụng “hàng rào chất lượng” để ngăn chặn nhiều mặt hàng và gây tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc.
Thông báo ngày 13/8 của Công ty Gilchrist & Soames cho biết, công ty này đã thu hồi toàn bộ số thuốc đánh răng mang tên "Gilchrist & Soames" do Công ty Ming Fai Enterprises International Co. Ltd. của Trung Quốc sản xuất có chất Diethylene Glycol, gây hại cho thận và gan.
Phía Mỹ cho rằng mặc dù Trung Quốc đã cam kết sẽ không nương tay với các sản phẩm phần mềm, DVD, hàng cao cấp, phụ tùng ô tô và giày giả mạo, nhưng thực tế là nhiều sản phẩm loại này vẫn đang được tiêu thụ rộng rãi. Thậm chí, nhiều mặt hàng còn len lỏi vào thị trường châu Âu.
Trước nguy cơ hàng hoá bị tẩy chay, gần đây Trung Quốc đã siết chặt các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và ngăn chặn nạn ăn cắp bản quyền. Theo thống kê, từ tháng 9/2006 đến tháng 1 năm nay, nước này đã mở tổng cộng 436 cuộc điều tra tấn công tệ nạn vi phạm bản quyền.
Trong đó có 130 cuộc điều tra được tiến hành theo yêu cầu của các hiệp hội thương mại nước ngoài. 361 trường hợp được xác định vi phạm và bị yêu cầu phải đóng cửa hoàn toàn.
Hãng tin Tài chính Bloomberg của Mỹ ngày 14/8 cho biết chính quyền Mỹ vừa yêu cầu Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết đối với những cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc vi phạm bản quyền đối với phim ảnh, âm nhạc, phần mềm và sách.
Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật
Sau khi các cuộc tham vấn giữa hai bên thất bại và những khác biệt không được giải quyết, Mỹ cho rằng hệ thống luật pháp yếu kém của Trung Quốc không thể bảo vệ sáng chế và bản quyền. Kể từ cuộc tham vấn chính thức hồi tháng 6 vừa qua giữa hai nước, Mỹ cho rằng Trung Quốc đã không thực hiện một bước đi nào nhằm giải quyết các đòi hỏi của Mỹ.
Người phát ngôn của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR), ông Sean Spicer, cho biết các cuộc đàm phán song phương về vấn đề bản quyền được tổ chức hồi đầu tháng 6 đã không thu được kết quả. Do vậy, Mỹ yêu cầu WTO thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề Trung Quốc vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm như phim ảnh, âm nhạc, phần mềm và sách của Mỹ.
Theo USTR, Mỹ muốn thông qua vụ kiện này buộc Bắc Kinh phải ''xóa bỏ những lỗ hổng pháp lý vốn dung túng cho tệ nạn này tại Trung Quốc”. Phía Mỹ cho rằng việc đặt ra các giới hạn pháp lý quá cao đối với trình tự khởi tố vi phạm pháp luật đã “vẽ đường” cho hoạt động ăn cắp bản quyền và sản xuất hàng giả mạo. Các cơ sở kinh doanh chỉ cần giữ cho hoạt động luôn ở dưới mức giới hạn truy tố.
Uỷ ban Giải quyết tranh chấp của WTO sẽ xem xét đề nghị của Mỹ tại cuộc họp tới, dự kiến vào ngày 31/8. Về nguyên tắc, khi các cuộc đàm phán song phương thất bại, WTO có sáu tháng để giải quyết vụ tranh chấp đó. Thông thường thì tổ chức thương mại này ủng hộ phía nộp đơn khiếu nại, song bên thua kiện có quyền kháng án và vụ tranh chấp có thể kéo dài nhiều năm.
Hồi tháng 4, Washington đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO, phàn nàn rằng hệ thống luật pháp yếu kém của Trung Quốc không thể bảo vệ sáng chế và bản quyền. Tới tháng 7, Mỹ lại cùng với Mexico yêu cầu WTO thành lập ủy ban giải quyết tranh chấp về những hình thức trợ giá bất hợp pháp của Trung Quốc.
Mỹ hành động để giảm thâm hụt thương mại
Theo Bộ Thương mại Mỹ, mỗi năm các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ USD do nạn ăn cắp bản quyền ở Trung Quốc. Phía Mỹ cho rằng một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2006 lên tới mức kỷ lục 232,5 tỷ USD, là do người dân Mỹ rất ưa chuộng các mặt hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, chủ yếu là hàng làm nhái các sản phẩm của Mỹ.
Để hạn chế hàng nhái của Trung Quốc, gần đây, phía Mỹ đã kiểm tra gắt gao đối với hàng nhập khẩu xuất xứ Trung Quốc. Ngày 13/8, các công tố viên Mỹ cho biết trong cuộc khám xét bất ngờ một nhà kho ở quận Queen của New York, nhà chức trách đã thu giữ gần 600.000 bao thuốc lá mang các thương hiệu nổi tiếng như Marlboros và Newport, trong đó gần một nửa bị nghi là hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Giá trị trên chợ đen của số thuốc lá này là hơn 3,4 triệu USD.
Thâm hụt thương mại quá lớn giữa Mỹ và Trung Quốc chính là nguyên nhân sâu sa dẫn đến hàng loạt vụ kiện thương mại giữa hai bên thời gian qua. Ngoài vấn đề bản quyền, gần đây phía Mỹ còn sử dụng “hàng rào chất lượng” để ngăn chặn nhiều mặt hàng và gây tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc.
Thông báo ngày 13/8 của Công ty Gilchrist & Soames cho biết, công ty này đã thu hồi toàn bộ số thuốc đánh răng mang tên "Gilchrist & Soames" do Công ty Ming Fai Enterprises International Co. Ltd. của Trung Quốc sản xuất có chất Diethylene Glycol, gây hại cho thận và gan.
Phía Mỹ cho rằng mặc dù Trung Quốc đã cam kết sẽ không nương tay với các sản phẩm phần mềm, DVD, hàng cao cấp, phụ tùng ô tô và giày giả mạo, nhưng thực tế là nhiều sản phẩm loại này vẫn đang được tiêu thụ rộng rãi. Thậm chí, nhiều mặt hàng còn len lỏi vào thị trường châu Âu.
Trước nguy cơ hàng hoá bị tẩy chay, gần đây Trung Quốc đã siết chặt các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và ngăn chặn nạn ăn cắp bản quyền. Theo thống kê, từ tháng 9/2006 đến tháng 1 năm nay, nước này đã mở tổng cộng 436 cuộc điều tra tấn công tệ nạn vi phạm bản quyền.
Trong đó có 130 cuộc điều tra được tiến hành theo yêu cầu của các hiệp hội thương mại nước ngoài. 361 trường hợp được xác định vi phạm và bị yêu cầu phải đóng cửa hoàn toàn.