Mỹ, phương Tây dọa "trừng phạt" Nga thế nào?
Tổng thư ký NATO cho rằng, việc Nga triển khai quân đội ở Ukraine đe dọa an ninh và hòa bình của châu Âu
Sau khi có tin quân đội Nga đã kiểm soát khu tự trị Crimea của Ukraine, nhiều quan chức cấp cao của Mỹ và phương Tây đã lên tiếng đòi Nga rút quân và đe dọa trừng phạt.
Theo hãng tin AFP, một quan chức cấp cao của Mỹ hôm 2/3 nói rằng, "chúng tôi đang cùng các đối tác và đồng minh xem xét một loạt lựa chọn, nhằm giảm bớt đầu tư thương mại và kinh tế đối với nước Nga". Ông này cũng cho biết, Mỹ nhiều khả năng sẽ tiến hành "hủy bỏ hoạt động bình thường đang diễn ra với Nga".
Phát biểu hôm 2/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Kerry cảnh báo rằng, nước Nga sẽ không thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi, và thậm chí Nga sẽ mất quy chế thành viên của nhóm 8 cường quốc kinh tế thế giới này. Giới chức Mỹ cho biết, ông John Kerry sẽ tới thăm Kiev nhằm bày tỏ ủng hộ các nhà lãnh đạo tạm quyền mới ở quốc gia Đông Âu này.
Trước đó, trong cuộc điện đàm diễn ra cùng ngày với người đồng cấp Nga Putin, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động "vi phạm luật pháp quốc tế" của Nga khi đưa quân đến bán đảo Crimea. Ông Obama cảnh báo rằng, mọi hành động quân sự của Nga vào Ukraine sẽ phải trả giá đắt, bị cô lập về kinh tế, chính trị.
Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể áp dụng, bao gồm việc hủy bỏ chuyến thăm của ông Obama tới Nga để tham dự hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 6 tới tại Sochi, ngừng các cuộc đàm phán thương mại song phương. Người đứng đầu Nhà Trắng còn lên tiếng cảnh báo rằng, người dân Ukraine có quyền quyết định tương lai của họ.
Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada cũng đã có động thái đầu tiên, phản đối việc Nga can dự vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Phát biểu trước các phóng viên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh William Hague cho biết nước này đã rút khỏi cuộc họp trù bị cho hội nghị G8 sắp tới. "Anh sẽ cùng với các quốc gia G8 khác ngừng hợp tác trong khuôn khổ G8", ông Hague nói.
Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, nước này cũng đã ngừng tham gia cuộc họp trù bị trước thềm hội nghị G8 ở thành phố Sochi của Nga. Còn từ Canada, Thủ tướng Stephen Harper đe dọa có thể cùng với Mỹ tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức vào tháng 6 tới tại Nga.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vi phạm luật pháp quốc tế với "hành động can thiệp không thể chấp nhận được" tại Ukraine. Phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Georg Streiter cho biết, "Thủ tướng Merkel đã kêu gọi Tổng thống Nga tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier cũng cảnh báo Nga không được can thiệp quân sự vào Ukraine. Ông cho rằng, "điều cấp bách là tất cả các bên phải ngừng các biện pháp có thể bị hiểu là gây hấn".
Trong một thông điệp được xem là khá nhẹ nhàng, tân Thủ tướng Italy Matteo Renzi kêu gọi Moscow tránh những hành động có thể khiến cuộc khủng hoảng ở Ukraine trở nên trầm trọng hơn nữa, đồng thời đề nghị Nga đối thoại hòa bình với Ukraine. Tuy nhiên, Italy không hề nhắc tới trong thông điệp việc nước này có tẩy chay hội nghị G8 tại Sochi vào tháng 6 hay không.
Trong khi đó, kết thúc cuộc họp kéo dài gần 8 giờ tại Brussels (Bỉ) hôm 2/3, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra tuyên bố, hối thúc triển khai các quan sát viên quốc tế tới Ukraine để giảm căng thẳng và liên minh này nỗ lực "can dự" với Nga tại các cuộc thảo luận NATO - Nga.
Phát biểu ngay trước cuộc họp này, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định, "những hành động Nga đang thực hiện ở Ukraine là vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Nó đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Âu". Ông này yêu cầu Nga phải dừng ngay các hành động quân sự cũng như đe dọa của nước này.
Các thành viên khác trong NATO thì đã phản ứng ở các mức độ khác nhau. Cộng hòa Czech và Litva (Lithuania) đã tuyên bố triệu hồi đại sứ của các nước này tại Nga về nước, để phản đối hành động của Nga.
Theo kế hoạch, bộ trưởng bộ ngoại giao của 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (3/3) sẽ cuộc họp khẩn cấp tại Brussels (Bỉ) để đưa ra quyết sách cho cuộc khủng hoảng chính trị đang leo thang nguy hiểm tại Ukraine. Giới phân tích nhận định, phản ứng của EU đối với tình hình Ukraine như vậy là chậm chạp và rời rạc.
Tuy nhiên, theo hãng tin AP, Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ lưu ý tới những cảnh báo của phương Tây. Trong cuộc điện đàm hôm 2/3 với người đồng cấp Mỹ, ông Putin khẳng định sự an toàn của công dân Nga tại Ukraine đang thực sự bị đe dọa.
Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, trong trường hợp bất ổn tiếp tục lan rộng tại Crimea và miền Đông Ukraine, Nga hoàn toàn có quyền hành động để bảo vệ công dân và lợi ích của mình bằng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Lập trường này cũng đã được ông Putin nêu rõ trong các cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo phương Tây và Liên hiệp quốc.
Theo hãng tin AFP, một quan chức cấp cao của Mỹ hôm 2/3 nói rằng, "chúng tôi đang cùng các đối tác và đồng minh xem xét một loạt lựa chọn, nhằm giảm bớt đầu tư thương mại và kinh tế đối với nước Nga". Ông này cũng cho biết, Mỹ nhiều khả năng sẽ tiến hành "hủy bỏ hoạt động bình thường đang diễn ra với Nga".
Phát biểu hôm 2/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Kerry cảnh báo rằng, nước Nga sẽ không thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi, và thậm chí Nga sẽ mất quy chế thành viên của nhóm 8 cường quốc kinh tế thế giới này. Giới chức Mỹ cho biết, ông John Kerry sẽ tới thăm Kiev nhằm bày tỏ ủng hộ các nhà lãnh đạo tạm quyền mới ở quốc gia Đông Âu này.
Trước đó, trong cuộc điện đàm diễn ra cùng ngày với người đồng cấp Nga Putin, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động "vi phạm luật pháp quốc tế" của Nga khi đưa quân đến bán đảo Crimea. Ông Obama cảnh báo rằng, mọi hành động quân sự của Nga vào Ukraine sẽ phải trả giá đắt, bị cô lập về kinh tế, chính trị.
Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể áp dụng, bao gồm việc hủy bỏ chuyến thăm của ông Obama tới Nga để tham dự hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 6 tới tại Sochi, ngừng các cuộc đàm phán thương mại song phương. Người đứng đầu Nhà Trắng còn lên tiếng cảnh báo rằng, người dân Ukraine có quyền quyết định tương lai của họ.
Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada cũng đã có động thái đầu tiên, phản đối việc Nga can dự vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Phát biểu trước các phóng viên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh William Hague cho biết nước này đã rút khỏi cuộc họp trù bị cho hội nghị G8 sắp tới. "Anh sẽ cùng với các quốc gia G8 khác ngừng hợp tác trong khuôn khổ G8", ông Hague nói.
Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, nước này cũng đã ngừng tham gia cuộc họp trù bị trước thềm hội nghị G8 ở thành phố Sochi của Nga. Còn từ Canada, Thủ tướng Stephen Harper đe dọa có thể cùng với Mỹ tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức vào tháng 6 tới tại Nga.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vi phạm luật pháp quốc tế với "hành động can thiệp không thể chấp nhận được" tại Ukraine. Phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Georg Streiter cho biết, "Thủ tướng Merkel đã kêu gọi Tổng thống Nga tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier cũng cảnh báo Nga không được can thiệp quân sự vào Ukraine. Ông cho rằng, "điều cấp bách là tất cả các bên phải ngừng các biện pháp có thể bị hiểu là gây hấn".
Trong một thông điệp được xem là khá nhẹ nhàng, tân Thủ tướng Italy Matteo Renzi kêu gọi Moscow tránh những hành động có thể khiến cuộc khủng hoảng ở Ukraine trở nên trầm trọng hơn nữa, đồng thời đề nghị Nga đối thoại hòa bình với Ukraine. Tuy nhiên, Italy không hề nhắc tới trong thông điệp việc nước này có tẩy chay hội nghị G8 tại Sochi vào tháng 6 hay không.
Trong khi đó, kết thúc cuộc họp kéo dài gần 8 giờ tại Brussels (Bỉ) hôm 2/3, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra tuyên bố, hối thúc triển khai các quan sát viên quốc tế tới Ukraine để giảm căng thẳng và liên minh này nỗ lực "can dự" với Nga tại các cuộc thảo luận NATO - Nga.
Phát biểu ngay trước cuộc họp này, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định, "những hành động Nga đang thực hiện ở Ukraine là vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Nó đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Âu". Ông này yêu cầu Nga phải dừng ngay các hành động quân sự cũng như đe dọa của nước này.
Các thành viên khác trong NATO thì đã phản ứng ở các mức độ khác nhau. Cộng hòa Czech và Litva (Lithuania) đã tuyên bố triệu hồi đại sứ của các nước này tại Nga về nước, để phản đối hành động của Nga.
Theo kế hoạch, bộ trưởng bộ ngoại giao của 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (3/3) sẽ cuộc họp khẩn cấp tại Brussels (Bỉ) để đưa ra quyết sách cho cuộc khủng hoảng chính trị đang leo thang nguy hiểm tại Ukraine. Giới phân tích nhận định, phản ứng của EU đối với tình hình Ukraine như vậy là chậm chạp và rời rạc.
Tuy nhiên, theo hãng tin AP, Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ lưu ý tới những cảnh báo của phương Tây. Trong cuộc điện đàm hôm 2/3 với người đồng cấp Mỹ, ông Putin khẳng định sự an toàn của công dân Nga tại Ukraine đang thực sự bị đe dọa.
Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, trong trường hợp bất ổn tiếp tục lan rộng tại Crimea và miền Đông Ukraine, Nga hoàn toàn có quyền hành động để bảo vệ công dân và lợi ích của mình bằng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Lập trường này cũng đã được ông Putin nêu rõ trong các cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo phương Tây và Liên hiệp quốc.