Đại sứ Ukraine: “Chúng tôi đang cố tránh xung đột”
Đại sứ Ukraine tại Liên hiệp quốc đề nghị Hội đồng Bảo an làm mọi thứ có thể để chấm dứt sự "xâm lược" của Nga
Theo hãng tin AP, tại phiên họp khẩn cấp hôm 2/3 (giờ Việt Nam), Đại sứ Ukraine tại Liên hiệp quốc đã đề nghị Hội đồng Bảo an làm mọi thứ có thể để chấm dứt sự "xâm lược" của Nga, trong bối cảnh quân đội Nga được cho là đã kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimea của Ukraine.
Trước đó, hãng tin Reuters cho biết, các binh sĩ Nga đã nắm quyền kiểm soát bán đảo chiến lược Crimea của Ukraine từ hôm 1/3 mà không mất một viên đạn nào.
Còn AP thì cho hay, các phóng viên của họ tại bán đảo Crimea sáng 2/3 đã chứng kiến một đoàn xe chở hàng trăm binh sĩ Nga, gồm 12 xe tải quân sự, 1 xe bọc thép GAZ 2330-Tiger và hai xe cứu thương, chạy về hướng thành phố thủ phủ Simferopol của Crimea.
Phát biểu tại phiên họp trên, Đại sứ Ukraine Yuriy Sergeyev đã đề nghị sự giúp đỡ của 4 nước ủy viên thường trực còn lại, gồm Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Ông nói thêm, Nga đã từ chối đề xuất của Ukraine về tổ chức tham vấn khẩn cấp giữa hai bên.
Khi được hỏi liệu Ukraine có đang trong tình trạng chiến tranh với Nga hay không, ông này phủ nhận và cho biết: "Chúng tôi đang cố tránh xung đột. Chúng tôi đang bị khiêu khích".
Mô tả tình huống tại Ukraina là "vừa nguy hiểm vừa mất ổn định", Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power cho rằng, "đã tới lúc quân đội Nga chấm dứt sự can thiệp vào Ukraine". Bà Power và các thành viên khác trong hội đồng đề nghị nhanh chóng đưa các giám sát viên quốc tế tới Ukraine để quan sát tình hình. Đại sứ Power cảnh báo, "sự khiêu khích của Nga có thể đẩy tình huống hiện nay thành điểm bùng nổ".
Tuy nhiên, cũng tại phiên họp khẩn cấp nói trên, Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin nói rằng, chính phủ mới ở Kiev cần tránh xa "những kẻ cực đoan", đồng thời cảnh báo "những hành động hiện nay của chính phủ tạm quyền tại Ukraine có thể dẫn tới những diễn tiến rất khó khăn, mà Liên bang Nga đang cố tránh".
Ông Churkin cũng giải thích rằng, việc Nga can thiệp như hiện nay là "theo yêu cầu" của giới chức Crimea, nơi đại đa số dân cư nói tiếng Nga.
AP bình luận rằng, việc cơ quan quyền lực cao nhất ở Liên hiệp quốc có hành động là điều rất ít khả năng xảy ra. Bởi lẽ, với tư cách là một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Nga hoàn toàn có quyền phủ quyết và ngăn chặn cơ quan này thực hiện bất kỳ nghị quyết lên án hay trừng phạt nào nhằm vào Moscow.
Sáng 2/3, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc về tình hình xấu đi" ở Ukraine. Ông nói, "những cái đầu lạnh phải thắng thế và công cụ duy nhất chấm dứt khủng hoảng phải là đối thoại". Trong một cuộc điện đàm, ông đã khuyến nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin "khẩn trương tiến hành đối thoại trực tiếp" với các nhà chức trách tại Kiev.
Trong một diễn biến khác, chỉ vài giờ sau khi Thượng viện Nga thông qua việc cho phép sử dụng lực lượng vũ trang của Nga tại Ukraine nhằm đối phó các "mối đe dọa" với người dân và quân nhân Nga tại bán đảo Crimea, Ukraine đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có biện pháp nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ người dân Ukraine.
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine, ông Andriy Paruby thông báo nước này đã hiệu triệu toàn bộ quân dự bị, đồng thời khẳng định rằng cần phải đảm bảo lực lượng vũ trang được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu càng sớm càng tốt. Theo ông Paruby, Bộ Ngoại giao Ukraine cũng đã nhận được chỉ thị tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ và Anh để đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của các hãng tin Nga ngày 2/3, binh sỹ Ukraine đóng tại Crimea đang rời đơn vị quân đội, đồng loạt nộp đơn từ nhiệm hoặc quay sang chính quyền khu tự trị. Các doanh trại quân đội, trang bị quân sự và kho vũ khí bị bỏ lại đã được chuyển sang đặt dưới quyền kiểm soát của lực lượng tự vệ. Không chỉ vậy, cảnh sát ở nhiều tỉnh của Ukraine cũng bày tỏ muốn được nhận hộ chiếu Nga.
Trước đó, hãng tin Reuters cho biết, các binh sĩ Nga đã nắm quyền kiểm soát bán đảo chiến lược Crimea của Ukraine từ hôm 1/3 mà không mất một viên đạn nào.
Còn AP thì cho hay, các phóng viên của họ tại bán đảo Crimea sáng 2/3 đã chứng kiến một đoàn xe chở hàng trăm binh sĩ Nga, gồm 12 xe tải quân sự, 1 xe bọc thép GAZ 2330-Tiger và hai xe cứu thương, chạy về hướng thành phố thủ phủ Simferopol của Crimea.
Phát biểu tại phiên họp trên, Đại sứ Ukraine Yuriy Sergeyev đã đề nghị sự giúp đỡ của 4 nước ủy viên thường trực còn lại, gồm Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Ông nói thêm, Nga đã từ chối đề xuất của Ukraine về tổ chức tham vấn khẩn cấp giữa hai bên.
Khi được hỏi liệu Ukraine có đang trong tình trạng chiến tranh với Nga hay không, ông này phủ nhận và cho biết: "Chúng tôi đang cố tránh xung đột. Chúng tôi đang bị khiêu khích".
Mô tả tình huống tại Ukraina là "vừa nguy hiểm vừa mất ổn định", Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power cho rằng, "đã tới lúc quân đội Nga chấm dứt sự can thiệp vào Ukraine". Bà Power và các thành viên khác trong hội đồng đề nghị nhanh chóng đưa các giám sát viên quốc tế tới Ukraine để quan sát tình hình. Đại sứ Power cảnh báo, "sự khiêu khích của Nga có thể đẩy tình huống hiện nay thành điểm bùng nổ".
Tuy nhiên, cũng tại phiên họp khẩn cấp nói trên, Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin nói rằng, chính phủ mới ở Kiev cần tránh xa "những kẻ cực đoan", đồng thời cảnh báo "những hành động hiện nay của chính phủ tạm quyền tại Ukraine có thể dẫn tới những diễn tiến rất khó khăn, mà Liên bang Nga đang cố tránh".
Ông Churkin cũng giải thích rằng, việc Nga can thiệp như hiện nay là "theo yêu cầu" của giới chức Crimea, nơi đại đa số dân cư nói tiếng Nga.
AP bình luận rằng, việc cơ quan quyền lực cao nhất ở Liên hiệp quốc có hành động là điều rất ít khả năng xảy ra. Bởi lẽ, với tư cách là một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Nga hoàn toàn có quyền phủ quyết và ngăn chặn cơ quan này thực hiện bất kỳ nghị quyết lên án hay trừng phạt nào nhằm vào Moscow.
Sáng 2/3, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc về tình hình xấu đi" ở Ukraine. Ông nói, "những cái đầu lạnh phải thắng thế và công cụ duy nhất chấm dứt khủng hoảng phải là đối thoại". Trong một cuộc điện đàm, ông đã khuyến nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin "khẩn trương tiến hành đối thoại trực tiếp" với các nhà chức trách tại Kiev.
Trong một diễn biến khác, chỉ vài giờ sau khi Thượng viện Nga thông qua việc cho phép sử dụng lực lượng vũ trang của Nga tại Ukraine nhằm đối phó các "mối đe dọa" với người dân và quân nhân Nga tại bán đảo Crimea, Ukraine đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có biện pháp nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ người dân Ukraine.
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine, ông Andriy Paruby thông báo nước này đã hiệu triệu toàn bộ quân dự bị, đồng thời khẳng định rằng cần phải đảm bảo lực lượng vũ trang được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu càng sớm càng tốt. Theo ông Paruby, Bộ Ngoại giao Ukraine cũng đã nhận được chỉ thị tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ và Anh để đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của các hãng tin Nga ngày 2/3, binh sỹ Ukraine đóng tại Crimea đang rời đơn vị quân đội, đồng loạt nộp đơn từ nhiệm hoặc quay sang chính quyền khu tự trị. Các doanh trại quân đội, trang bị quân sự và kho vũ khí bị bỏ lại đã được chuyển sang đặt dưới quyền kiểm soát của lực lượng tự vệ. Không chỉ vậy, cảnh sát ở nhiều tỉnh của Ukraine cũng bày tỏ muốn được nhận hộ chiếu Nga.