Mỹ thử thành công hệ thống đánh chặn tên lửa
Cuộc thử nghiệm thành công làm gia tăng mức độ tin cậy đối với chương trình phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ
Mỹ ngày 11/7 tuyên bố đã bắn hạ thành công mô hình một tên lửa đạn đạo tầm trung đang bay, tương tự loại tên lửa mà một số quốc gia như Triều Tiên sở hữu, trong cuộc thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.
Hãng tin Reuters cho biết, tuy đã được lên kế hoạch từ mấy tháng trước, cuộc thử nghiệm THAAD ở Thái Bình Dương càng trở nên quan trọng sau khi Triều Tiên phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào hôm 4/7.
Đây là lần đầu tiên THAAD được thử đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung - loại tên lửa mà các chuyên gia nói là khó bắn hơn so với những tên lửa tầm ngắn.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ nói mô hình tên lửa trong cuộc thử nghiệm được thiết kế tương tự như những loại tên lửa mà kẻ thù có thể dùng để tấn công Mỹ.
Cuộc thử nghiệm thành công làm gia tăng mức độ tin cậy đối với chương trình phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ. Mấy năm gần đây, chương trình này đã bị để ý nhiều, một phần vì lý do các cuộc thử nghiệm bị trì hoãn và thất bại.
Cho tới tận cuộc thử nghiệm lần này, hệ thống THAAD vẫn chưa chứng minh được khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo tầm trung - loại tên lửa có tầm bay từ 3.000-5.500 km. Đảo Guam của Mỹ cách Triều Tiên khoảng 3.400 km.
Để tấn công vào đại lục Mỹ, Triều Tiên sẽ cần phải phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, loại tên lửa có tầm bay hơn 5.500 km.
Tập đoàn Lockheed Martin, nhà thầu chính của hệ thống THAAD, nói rằng hệ thống phòng thủ này có thể đánh chặn tên lửa đang bay cả từ bên trong và bên ngoài khí quyển Trái Đất.
Năm nay, Mỹ đã triển khai THAAD ở Hàn Quốc để phòng ngừa nguy cơ tên lửa tầm ngắn bắn từ Triều Tiên. Tuy nhiên, việc triển khai này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh của Trung Quốc vì Bắc Kinh cho rằng radar rất mạnh của THAAD có thể xâm nhập sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, THAAD được thiết kế để đánh chặn tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Còn để đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Mỹ sẽ phải dùng tới hệ thống mang tên GMD. Trong một cuộc thử nghiệm hồi tháng 5, GMD cũng đã bắn hạ thành công một mô hình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên.
Mặc dù vậy, tỷ lệ thử nghiệm thành công của THAAD đến nay là 100%, trong khi tỷ lệ thử nghiệm thành công của GMD mới chỉ đạt 55%.
Ông John Schilling, một chuyên gia của dự án 38 North chuyên theo dõi Triều Tiên, bác bỏ ý tưởng dùng THAAD để đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. “Dùng THAAD để phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chẳng khác gì yêu cầu một cầu thủ bóng chày nghiệp dư ở trường cấp ba vụt quả bóng được ném bởi một cầu thủ chuyên nghiệp”, ông Schilling nói.
Hồi tháng 6 vừa qua, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ nói với Quốc hội Mỹ về kế hoạch giao thêm 52 hệ thống THAAD cho lục quân Mỹ trong thời gian từ tháng 10/2017-9/2018, nâng tổng số hệ thống THAAD được giao từ tháng 5/2011 lên con số 210.
Hãng tin Reuters cho biết, tuy đã được lên kế hoạch từ mấy tháng trước, cuộc thử nghiệm THAAD ở Thái Bình Dương càng trở nên quan trọng sau khi Triều Tiên phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào hôm 4/7.
Đây là lần đầu tiên THAAD được thử đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung - loại tên lửa mà các chuyên gia nói là khó bắn hơn so với những tên lửa tầm ngắn.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ nói mô hình tên lửa trong cuộc thử nghiệm được thiết kế tương tự như những loại tên lửa mà kẻ thù có thể dùng để tấn công Mỹ.
Cuộc thử nghiệm thành công làm gia tăng mức độ tin cậy đối với chương trình phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ. Mấy năm gần đây, chương trình này đã bị để ý nhiều, một phần vì lý do các cuộc thử nghiệm bị trì hoãn và thất bại.
Cho tới tận cuộc thử nghiệm lần này, hệ thống THAAD vẫn chưa chứng minh được khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo tầm trung - loại tên lửa có tầm bay từ 3.000-5.500 km. Đảo Guam của Mỹ cách Triều Tiên khoảng 3.400 km.
Để tấn công vào đại lục Mỹ, Triều Tiên sẽ cần phải phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, loại tên lửa có tầm bay hơn 5.500 km.
Tập đoàn Lockheed Martin, nhà thầu chính của hệ thống THAAD, nói rằng hệ thống phòng thủ này có thể đánh chặn tên lửa đang bay cả từ bên trong và bên ngoài khí quyển Trái Đất.
Năm nay, Mỹ đã triển khai THAAD ở Hàn Quốc để phòng ngừa nguy cơ tên lửa tầm ngắn bắn từ Triều Tiên. Tuy nhiên, việc triển khai này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh của Trung Quốc vì Bắc Kinh cho rằng radar rất mạnh của THAAD có thể xâm nhập sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, THAAD được thiết kế để đánh chặn tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Còn để đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Mỹ sẽ phải dùng tới hệ thống mang tên GMD. Trong một cuộc thử nghiệm hồi tháng 5, GMD cũng đã bắn hạ thành công một mô hình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên.
Mặc dù vậy, tỷ lệ thử nghiệm thành công của THAAD đến nay là 100%, trong khi tỷ lệ thử nghiệm thành công của GMD mới chỉ đạt 55%.
Ông John Schilling, một chuyên gia của dự án 38 North chuyên theo dõi Triều Tiên, bác bỏ ý tưởng dùng THAAD để đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. “Dùng THAAD để phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chẳng khác gì yêu cầu một cầu thủ bóng chày nghiệp dư ở trường cấp ba vụt quả bóng được ném bởi một cầu thủ chuyên nghiệp”, ông Schilling nói.
Hồi tháng 6 vừa qua, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ nói với Quốc hội Mỹ về kế hoạch giao thêm 52 hệ thống THAAD cho lục quân Mỹ trong thời gian từ tháng 10/2017-9/2018, nâng tổng số hệ thống THAAD được giao từ tháng 5/2011 lên con số 210.