“Năm nay sẽ làm “trong sạch hóa” đội ngũ kiểm toán”
Hỏi chuyện ông Vương Đình Huệ, Tổng kiểm toán Nhà nước về tính minh bạch, khách quan trong hoạt động kiểm toán
Hỏi chuyện ông Vương Đình Huệ, Tổng kiểm toán Nhà nước về tính minh bạch, khách quan trong hoạt động kiểm toán.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng kiểm toán Nhà nước đang phải đối mặt ngày càng nhiều trước những rủi ro, khả năng dàn xếp kết quả, các kế hoạch, đối tượng kiểm toán?
Tôi vẫn thường nói, Kiểm toán Nhà nước luôn thường trực những rủi ro rất cao, từ kiểm toán viên, kiểm toán trưởng đến người cao nhất là Tổng Kiểm toán Nhà nước. Bản thân tôi nhiều lúc cũng bị những sức ép rất lớn, thậm chí có trường hợp có quyết định kiểm toán rồi vẫn còn có đơn trình bày này nọ. Vấn đề “chạy chọt” để không bị kiểm toán hoặc dàn xếp kết quả kiểm toán là có, thậm chí chúng tôi thường xuyên phải đối mặt.
Nhưng đến lúc này, có thể nói tôi đã thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình một cách đúng đắn. Tính độc lập - một đặc trưng của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua vẫn được giữ vững, từ những quy định, cơ chế trong các văn bản pháp quy điều chỉnh đến những hoạt động xử lý kết quả kiểm toán và ngay cả trong việc lên kế hoạch, lựa chọn đối tượng kiểm toán.
Bên cạnh đó, cần phải nhớ một điều là chúng tôi luôn có cả một hệ thống những cơ quan giám sát đứng phía sau. Chúng tôi cũng có cả một hệ thống kiểm toán nội bộ (thực hiện kiểm toán hàng năm), có quy chế và các quy định nghiêm ngặt với những điều kiểm toán viên không được làm.
Sự độc lập, không bị chi phối thể hiện ngay từ kiểm toán viên với mối quan hệ nghề nghiệp đặc thù, không phải là mối quan hệ hành chính với lãnh đạo phòng, lãnh đạo cơ quan. Bất cứ một ý kiến nào đưa ra, kiểm toán viên có thể bảo lưu bằng văn bản khi lãnh đạo có ý kiến khác về kết quả kiểm toán.
Nên có thể nói không phải Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước muốn làm gì thì làm và cũng khó để “chạy chọt” gì đó lên lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước.
Xin ông cho biết các cơ chế tài chính cho kiểm toán viên khi về đơn vị kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ?
Có thể nói, với việc ăn, ở, sinh hoạt của kiểm toán viên tại đơn vị kiểm toán, ngành Kiểm toán Nhà nước có những quy định rất chặt chẽ, nghiêm cấm tất cả những việc sử dụng phương tiện và bố trí nơi ăn chốn ở của đoàn kiểm toán viên mà kiểm toán viên không trả tiền. Tất cả trường hợp này chúng tôi chuyển qua hệ thống trả tiền tới tận cơ sở.
Năm 2006, kết quả kiểm toán nội bộ của chúng tôi phát hiện ra một số trường hợp thanh toán tiền ăn ở không có hóa đơn tài chính, cơ sở đã hỗ trợ tiền này cho kiểm toán viên. Chúng tôi đã kiên quyết yêu cầu trả lại tiền ngay lập tức và lấy lại hóa đơn tài chính đó về cơ quan để thanh toán.
Tất nhiên có cái vẫn phải nhờ, ví dụ trong trường hợp khó khăn về xe cộ đi lại (trường hợp này hay diễn ra ở các địa phương vùng sâu, vùng xa), chúng tôi bao giờ cũng đề nghị xuất hóa đơn để chi trả thanh toán đầy đủ.
Nhưng kiểm toán nội bộ liệu có thể khách quan như kiểm toán bên ngoài?
Kết quả kiểm toán nội bộ là một căn cứ quan trọng để xử lý những vấn đề đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính xác trong hoạt động của các đoàn kiểm toán và kiểm toán viên.
Để đảm bảo tính khách quan ngay “trong nhà”, chúng tôi sử dụng một vụ kiểm toán ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này, và khác với kiểm toán bên ngoài là kiểm toán chọn mẫu, chúng tôi thực hiện kiểm toán nội bộ 100% đối với tất cả các dự án đầu tư, các đơn vị sử dụng ngân sách của chúng tôi. Chúng tôi cũng có kết luận về tăng thu, xuất toán, thu hồi, yêu cầu nộp... để chuyển sang Bộ Tài chính.
Trong những trường hợp cần thiết, Quốc hội có quyền giám sát về chi tiêu kinh tế của Kiểm toán Nhà nước, chỉ định một công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán chúng tôi. Nếu có kết luận nào đó về sai sót trong sử dụng kinh phí, Quốc hội có thể lập đoàn kiểm tra, giám sát về vấn đề này. Hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ được chúng tôi thực hiện một cách chặt chẽ và gắt gao hơn.
Năm 2008 là năm chúng tôi thực hiện chủ đề “Trong sạch hóa đội ngũ” để tiến tới 2009 (là năm kỷ niệm 5 năm thành lập ngành) sẽ không để bất cứ một vấn đề nào dù nhỏ xảy ra. Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đối thoại với các đơn vị kiểm toán, lập ra các đoàn, chi bộ đảng lâm thời để liên hệ với tổ chức đảng ở các đơn vị được kiểm toán để họ có những đánh giá, nhận xét đối với chính hoạt động của các đoàn kiểm toán trong thời gian ở cơ sở.
Chúng tôi không dung thứ và xử lý nghiêm bất cứ một sự nhũng nhiễu, nhờ vả, thái độ, phong cách không đúng đắn của kiểm toán viên khi thực hiện nhiệm vụ.
Ông nhận xét ra sao về việc thực hiện các cuộc kiểm toán với các cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành hiện nay?
Hai hoạt động này không có gì là trùng lặp hoặc dẫm chân lên nhau cả. Ví dụ, chỉ kiểm toán mới có kết quả xác nhận quyết toán ngân sách. Vấn đề còn lại là sự phối kết hợp giữa hoạt động kiểm toán với hoạt động thanh tra, tương tự như mối quan hệ với cơ quan điều tra, cơ quan thuế...
Thưa ông, có ý kiến cho rằng kiểm toán Nhà nước đang phải đối mặt ngày càng nhiều trước những rủi ro, khả năng dàn xếp kết quả, các kế hoạch, đối tượng kiểm toán?
Tôi vẫn thường nói, Kiểm toán Nhà nước luôn thường trực những rủi ro rất cao, từ kiểm toán viên, kiểm toán trưởng đến người cao nhất là Tổng Kiểm toán Nhà nước. Bản thân tôi nhiều lúc cũng bị những sức ép rất lớn, thậm chí có trường hợp có quyết định kiểm toán rồi vẫn còn có đơn trình bày này nọ. Vấn đề “chạy chọt” để không bị kiểm toán hoặc dàn xếp kết quả kiểm toán là có, thậm chí chúng tôi thường xuyên phải đối mặt.
Nhưng đến lúc này, có thể nói tôi đã thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình một cách đúng đắn. Tính độc lập - một đặc trưng của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua vẫn được giữ vững, từ những quy định, cơ chế trong các văn bản pháp quy điều chỉnh đến những hoạt động xử lý kết quả kiểm toán và ngay cả trong việc lên kế hoạch, lựa chọn đối tượng kiểm toán.
Bên cạnh đó, cần phải nhớ một điều là chúng tôi luôn có cả một hệ thống những cơ quan giám sát đứng phía sau. Chúng tôi cũng có cả một hệ thống kiểm toán nội bộ (thực hiện kiểm toán hàng năm), có quy chế và các quy định nghiêm ngặt với những điều kiểm toán viên không được làm.
Sự độc lập, không bị chi phối thể hiện ngay từ kiểm toán viên với mối quan hệ nghề nghiệp đặc thù, không phải là mối quan hệ hành chính với lãnh đạo phòng, lãnh đạo cơ quan. Bất cứ một ý kiến nào đưa ra, kiểm toán viên có thể bảo lưu bằng văn bản khi lãnh đạo có ý kiến khác về kết quả kiểm toán.
Nên có thể nói không phải Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước muốn làm gì thì làm và cũng khó để “chạy chọt” gì đó lên lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước.
Xin ông cho biết các cơ chế tài chính cho kiểm toán viên khi về đơn vị kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ?
Có thể nói, với việc ăn, ở, sinh hoạt của kiểm toán viên tại đơn vị kiểm toán, ngành Kiểm toán Nhà nước có những quy định rất chặt chẽ, nghiêm cấm tất cả những việc sử dụng phương tiện và bố trí nơi ăn chốn ở của đoàn kiểm toán viên mà kiểm toán viên không trả tiền. Tất cả trường hợp này chúng tôi chuyển qua hệ thống trả tiền tới tận cơ sở.
Năm 2006, kết quả kiểm toán nội bộ của chúng tôi phát hiện ra một số trường hợp thanh toán tiền ăn ở không có hóa đơn tài chính, cơ sở đã hỗ trợ tiền này cho kiểm toán viên. Chúng tôi đã kiên quyết yêu cầu trả lại tiền ngay lập tức và lấy lại hóa đơn tài chính đó về cơ quan để thanh toán.
Tất nhiên có cái vẫn phải nhờ, ví dụ trong trường hợp khó khăn về xe cộ đi lại (trường hợp này hay diễn ra ở các địa phương vùng sâu, vùng xa), chúng tôi bao giờ cũng đề nghị xuất hóa đơn để chi trả thanh toán đầy đủ.
Nhưng kiểm toán nội bộ liệu có thể khách quan như kiểm toán bên ngoài?
Kết quả kiểm toán nội bộ là một căn cứ quan trọng để xử lý những vấn đề đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính xác trong hoạt động của các đoàn kiểm toán và kiểm toán viên.
Để đảm bảo tính khách quan ngay “trong nhà”, chúng tôi sử dụng một vụ kiểm toán ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này, và khác với kiểm toán bên ngoài là kiểm toán chọn mẫu, chúng tôi thực hiện kiểm toán nội bộ 100% đối với tất cả các dự án đầu tư, các đơn vị sử dụng ngân sách của chúng tôi. Chúng tôi cũng có kết luận về tăng thu, xuất toán, thu hồi, yêu cầu nộp... để chuyển sang Bộ Tài chính.
Trong những trường hợp cần thiết, Quốc hội có quyền giám sát về chi tiêu kinh tế của Kiểm toán Nhà nước, chỉ định một công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán chúng tôi. Nếu có kết luận nào đó về sai sót trong sử dụng kinh phí, Quốc hội có thể lập đoàn kiểm tra, giám sát về vấn đề này. Hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ được chúng tôi thực hiện một cách chặt chẽ và gắt gao hơn.
Năm 2008 là năm chúng tôi thực hiện chủ đề “Trong sạch hóa đội ngũ” để tiến tới 2009 (là năm kỷ niệm 5 năm thành lập ngành) sẽ không để bất cứ một vấn đề nào dù nhỏ xảy ra. Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đối thoại với các đơn vị kiểm toán, lập ra các đoàn, chi bộ đảng lâm thời để liên hệ với tổ chức đảng ở các đơn vị được kiểm toán để họ có những đánh giá, nhận xét đối với chính hoạt động của các đoàn kiểm toán trong thời gian ở cơ sở.
Chúng tôi không dung thứ và xử lý nghiêm bất cứ một sự nhũng nhiễu, nhờ vả, thái độ, phong cách không đúng đắn của kiểm toán viên khi thực hiện nhiệm vụ.
Ông nhận xét ra sao về việc thực hiện các cuộc kiểm toán với các cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành hiện nay?
Hai hoạt động này không có gì là trùng lặp hoặc dẫm chân lên nhau cả. Ví dụ, chỉ kiểm toán mới có kết quả xác nhận quyết toán ngân sách. Vấn đề còn lại là sự phối kết hợp giữa hoạt động kiểm toán với hoạt động thanh tra, tương tự như mối quan hệ với cơ quan điều tra, cơ quan thuế...