“Nên đánh thuế bất động sản trước”
Nhận định của nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ về tính khả thi của Dự luật Thuế tài sản ở Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến đưa Luật Thuế tài sản vào chương trình xây dựng luật năm 2009 và sẽ thông qua trong năm 2010. Theo Bộ Tài chính, dự luật này có đối tượng, phạm vi điều chỉnh là các tài sản có đăng ký quyền sở hữu.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thưa ông, việc xây dựng luật thuế này đối với tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện tại có phù hợp và khả thi không?
Theo tôi, điều cần xem xét kỹ là đưa lộ trình nào vào áp dụng cho thuế tài sản. Trước hết, nói về tính khả thi thì nên xem xét lộ trình đánh thuế này dưới hai góc độ: một là chỉ có thể tính được thuế đối với những tài sản cần đăng ký khi sử dụng, lúc này chỉ có bất động sản và phương tiện giao thông cơ giới.
Thứ hai, cần đổi mới từng bước để tránh gây "sốc" tăng thuế đối với lao động thu nhập không cao.
Như vậy, có thể thấy là bước đầu chỉ nên đổi mới thuế nhà đất hiện hành, có đánh thêm thuế nhà ở chừng mực nhất định, chủ yếu là tạo được một sắc thuế công bằng và chống được đầu cơ bất động sản, tức là đánh mạnh vào những người kiếm lợi từ đầu cơ.
Bên cạnh đó, có thể tính tới thuế đánh vào phương tiện giao thông nhằm điều tiết tình trạng tắc đường hiện nay. Các tài sản lớn khác như đồ cổ, vàng bạc, tiền mặt, cổ phiếu có muốn đánh thuế cho công bằng cũng hoàn toàn bất khả thi.
Một số khoản lệ phí đang ở mức quá cao, như vậy, khi đã áp dụng thuế tài sản có nên giảm các khoản lệ phí này không, thưa ông?
Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm lệ phí trước bạ vì đó là lệ phí để trả cho dịch vụ hành chính, bản chất không phải là thuế. Chúng ta luôn muốn mọi người công khai các giao dịch về bất động sản mà lại tính lệ phí quá cao thì chỉ làm cho thị trường ngầm phát triển.
Trên thực tế, chúng ta đang xem lệ phí trước bạ như là thuế. Vừa rồi, chúng ta giảm lệ phí trước bạ đối với đăng ký bất động sản, nhưng lại tăng đối với ôtô con nhằm hạn chế việc sử dụng ôtô con, giải quyết các vấn đề tắc đường, ô nhiễm, ... Như vậy là bắt lệ phí đóng vai trò thuế.
Về nguyên tắc, lệ phí cần giảm tới mức tối thiểu, đủ để bù đắp cho hoạt động hành chính, không thể dùng như một công cụ kinh tế để điều tiết các hoạt động của cộng đồng. Giảm lệ phí trước bạ là một cách thức để người sở hữu tài sản sẵn sàng công khai tài sản.
Theo ông, nên đồng nhất hay tách riêng hai thành phần của bất động sản là nhà và đất?
Đại đa số các nước trên thế giới đều tách riêng hai thành phần này và chúng ta nên áp dụng theo cách đó, không phải ta thụ động theo mà cách đó là hợp lý. Một diện tích đất nhất định mà đầu tư được nhiều tài sản lên đó thì hệ số sử dụng đất là cao, vậy phải khuyến khích, không nên vì nhiều tài sản lại đánh thuế nhiều.
Vấn đề còn lại là tài sản đầu tư trên đất dùng vào việc gì lại phải cân nhắc theo hướng khác. Đất mà không dùng để đầu tư, tức là không có tài sản thì phải đánh thuế cao về sử dụng đất.
Đất đai là thị trường có nguồn cung hữu hạn, vì vậy, cần phải đánh thuế sao cho người có điều kiện sử dụng nhiều đất phải chia sẻ lợi ích với người sử dụng ít đất, người không có đất. Người có đất mà không sử dụng phải trả lại lợi ích đáng có từ sử dụng đất cho xã hội. Bình đẳng về đất đai giữa mọi người chính là chỗ này, đó cũng là biểu hiện thực chất của sở hữu toàn dân về đất đai.
Đối với đầu tư trên đất, con người có nhiều cách đầu tư để làm tăng giá trị của đất. Vì vậy, có những loại tài sản đầu tư cần khuyến khích và có loại tài sản đầu tư làm lãng phí đất thì không nên khuyến khích, việc đó cũng được điều chỉnh bằng thuế tài sản.
Theo ông, ngưỡng đánh thuế như thế nào là phù hợp và hiệu quả?
Đối với đất, phải xác định ngưỡng chịu thuế cao, dưới ngưỡng thì chịu một loại thuế thấp cho đa số người lao động, có thể là tỷ suất thuế bằng 0, trên ngưỡng thì chịu loại thuế lũy tiến từng phần theo diện tích không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả hoặc sử dụng lãng phí. Việc xác định ngưỡng này cần căn cứ vào thu nhập của người lao động ở mức trung bình của xã hội, có tính đến miễn giảm cho người nghèo.
Tiếp theo, cần tính mức lũy tiến bao nhiêu là hợp lý và khả thi. Theo tôi, việc tính này không khó, chỉ cần tính là có đầu cơ thì giá đất tăng, giá đất tăng thì tính được cái lợi tăng theo thời gian.
Đối với nhà, nên chia thành mấy loại nhà và đặt tỷ suất thuế sẽ tương ứng với từng loại, tương ứng với từng khu vực trong khu dân cư. Tất nhiên, cũng phải đảm bảo nguyên tắc về nhà là chuyển từ chỗ không đánh thuế sang đánh thuế nên ngưỡng chịu thuế đối với nhà sẽ không thể cao.
Thuế nhà cần đánh cao vào những trường hợp tích trữ nhà để đầu cơ, không đưa vào sử dụng. Những dự án nhà ở đã hoàn thành mà không bán, để mau bán trao tay lòng vòng thì chắc cũng phải chịu thuế cao.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thưa ông, việc xây dựng luật thuế này đối với tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện tại có phù hợp và khả thi không?
Theo tôi, điều cần xem xét kỹ là đưa lộ trình nào vào áp dụng cho thuế tài sản. Trước hết, nói về tính khả thi thì nên xem xét lộ trình đánh thuế này dưới hai góc độ: một là chỉ có thể tính được thuế đối với những tài sản cần đăng ký khi sử dụng, lúc này chỉ có bất động sản và phương tiện giao thông cơ giới.
Thứ hai, cần đổi mới từng bước để tránh gây "sốc" tăng thuế đối với lao động thu nhập không cao.
Như vậy, có thể thấy là bước đầu chỉ nên đổi mới thuế nhà đất hiện hành, có đánh thêm thuế nhà ở chừng mực nhất định, chủ yếu là tạo được một sắc thuế công bằng và chống được đầu cơ bất động sản, tức là đánh mạnh vào những người kiếm lợi từ đầu cơ.
Bên cạnh đó, có thể tính tới thuế đánh vào phương tiện giao thông nhằm điều tiết tình trạng tắc đường hiện nay. Các tài sản lớn khác như đồ cổ, vàng bạc, tiền mặt, cổ phiếu có muốn đánh thuế cho công bằng cũng hoàn toàn bất khả thi.
Một số khoản lệ phí đang ở mức quá cao, như vậy, khi đã áp dụng thuế tài sản có nên giảm các khoản lệ phí này không, thưa ông?
Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm lệ phí trước bạ vì đó là lệ phí để trả cho dịch vụ hành chính, bản chất không phải là thuế. Chúng ta luôn muốn mọi người công khai các giao dịch về bất động sản mà lại tính lệ phí quá cao thì chỉ làm cho thị trường ngầm phát triển.
Trên thực tế, chúng ta đang xem lệ phí trước bạ như là thuế. Vừa rồi, chúng ta giảm lệ phí trước bạ đối với đăng ký bất động sản, nhưng lại tăng đối với ôtô con nhằm hạn chế việc sử dụng ôtô con, giải quyết các vấn đề tắc đường, ô nhiễm, ... Như vậy là bắt lệ phí đóng vai trò thuế.
Về nguyên tắc, lệ phí cần giảm tới mức tối thiểu, đủ để bù đắp cho hoạt động hành chính, không thể dùng như một công cụ kinh tế để điều tiết các hoạt động của cộng đồng. Giảm lệ phí trước bạ là một cách thức để người sở hữu tài sản sẵn sàng công khai tài sản.
Theo ông, nên đồng nhất hay tách riêng hai thành phần của bất động sản là nhà và đất?
Đại đa số các nước trên thế giới đều tách riêng hai thành phần này và chúng ta nên áp dụng theo cách đó, không phải ta thụ động theo mà cách đó là hợp lý. Một diện tích đất nhất định mà đầu tư được nhiều tài sản lên đó thì hệ số sử dụng đất là cao, vậy phải khuyến khích, không nên vì nhiều tài sản lại đánh thuế nhiều.
Vấn đề còn lại là tài sản đầu tư trên đất dùng vào việc gì lại phải cân nhắc theo hướng khác. Đất mà không dùng để đầu tư, tức là không có tài sản thì phải đánh thuế cao về sử dụng đất.
Đất đai là thị trường có nguồn cung hữu hạn, vì vậy, cần phải đánh thuế sao cho người có điều kiện sử dụng nhiều đất phải chia sẻ lợi ích với người sử dụng ít đất, người không có đất. Người có đất mà không sử dụng phải trả lại lợi ích đáng có từ sử dụng đất cho xã hội. Bình đẳng về đất đai giữa mọi người chính là chỗ này, đó cũng là biểu hiện thực chất của sở hữu toàn dân về đất đai.
Đối với đầu tư trên đất, con người có nhiều cách đầu tư để làm tăng giá trị của đất. Vì vậy, có những loại tài sản đầu tư cần khuyến khích và có loại tài sản đầu tư làm lãng phí đất thì không nên khuyến khích, việc đó cũng được điều chỉnh bằng thuế tài sản.
Theo ông, ngưỡng đánh thuế như thế nào là phù hợp và hiệu quả?
Đối với đất, phải xác định ngưỡng chịu thuế cao, dưới ngưỡng thì chịu một loại thuế thấp cho đa số người lao động, có thể là tỷ suất thuế bằng 0, trên ngưỡng thì chịu loại thuế lũy tiến từng phần theo diện tích không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả hoặc sử dụng lãng phí. Việc xác định ngưỡng này cần căn cứ vào thu nhập của người lao động ở mức trung bình của xã hội, có tính đến miễn giảm cho người nghèo.
Tiếp theo, cần tính mức lũy tiến bao nhiêu là hợp lý và khả thi. Theo tôi, việc tính này không khó, chỉ cần tính là có đầu cơ thì giá đất tăng, giá đất tăng thì tính được cái lợi tăng theo thời gian.
Đối với nhà, nên chia thành mấy loại nhà và đặt tỷ suất thuế sẽ tương ứng với từng loại, tương ứng với từng khu vực trong khu dân cư. Tất nhiên, cũng phải đảm bảo nguyên tắc về nhà là chuyển từ chỗ không đánh thuế sang đánh thuế nên ngưỡng chịu thuế đối với nhà sẽ không thể cao.
Thuế nhà cần đánh cao vào những trường hợp tích trữ nhà để đầu cơ, không đưa vào sử dụng. Những dự án nhà ở đã hoàn thành mà không bán, để mau bán trao tay lòng vòng thì chắc cũng phải chịu thuế cao.