“Nên hy sinh tăng trưởng để bình ổn giá!”
Tỷ lệ lạm phát từ nay đến cuối năm có thể sẽ ở mức hai con số, TS Trần Đình Thiên - Viện phó Viện Kinh tế Việt Nam dự báo
Tỷ lệ lạm phát từ nay đến cuối năm có thể sẽ ở mức hai con số, TS Trần Đình Thiên - Viện phó Viện Kinh tế Việt Nam dự báo.
>>Giá tăng, xoay xở thế nào?
Để bình ổn giá trong bối cảnh này, theo ông, Chính phủ nên xem xét lại mục tiêu tăng trưởng 9% trong năm nay.
Tại sao nhiều quốc gia khác cũng chịu áp lực giá cả từ bên ngoài, nhưng họ vẫn kiểm soát tốt tình hình giá cả ở nước họ?
Hiện cơ cấu để tính “rổ giá” của Việt Nam khác những quốc gia khác, mặt hàng lương thực, thực phẩm của ta hiện được tính trong “rổ giá” chung lên đến hơn 40%, trong khi mặt hàng này ở các nước khác được tính ít hơn.
Mặt hàng xăng dầu cũng được tính tương tự như vậy ở Việt Nam, những nước càng nghèo, trình độ phát triển thấp thì cơ cấu để tính rổ hàng hoá hay bị ảnh hưởng bởi những “sản phẩm thô” được tính trong rổ giá.
Vì vậy khi kiểm soát và điều hành giá cả, Chính phủ cần đưa ra những giải pháp gắn với đặc thù của Việt Nam, bởi mình không thể tính giống người ta được.
Những giải pháp này như thế nào?
Hiện nay cách đặt vấn đề của Chính phủ chủ yếu tập trung giảm thuế để bình ổn những mặt hàng xăng dầu, sắt thép…; những nguyên liệu đầu vào nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi đó, những mặt hàng lương thực thực phẩm lại không giảm nhiều, nếu có cũng chiếm tỷ lệ rất ít.
Theo ông, việc giảm thuế liệu có giải quyết được vấn đề tăng giá?
Không phải chỉ giảm thuế mà còn cần phải phát hành ngay trái phiếu chính phủ để thu hút lượng tiền về.
Phải bớt chi tiêu chính phủ. Kinh nghiệm cho thấy, khi lạm phát lên đến tình trạng “căng thẳng”, biện pháp cấp bách nhất để ứng phó là cắt chi tiêu chính phủ đến mức có thể và tăng lãi suất để hút tiền tiết kiệm trong dân.
Hiện bội chi ngân sách vẫn đang trong tình trạng kiểm soát, nhưng tôi muốn nhấn mạnh trong thời điểm này là do giá cả tăng quá mức, gây lạm phát, nên Chính phủ buộc phải phải giảm chi tiêu, nhằm kiểm soát tốt và hạ tỷ lệ lạm phát xuống.
Đây là biện pháp trong tầm tay của Chính phủ, bởi nhiều yếu tố gây tình trạng tăng giá trong thời gian qua, do giá thế giới tăng đã nằm ngoài vòng kiểm soát giá của Nhà nước.
Tình hình giá cả diễn biến cuối năm sẽ “căng thẳng” do nhiều yếu tố mà các phương tiện truyền thông đã đưa tin. Ngoài ra, theo ông có còn yếu tố tác động nào khác?
Sáu tháng đầu năm, Chính phủ giải ngân vốn chưa đến 50% số vốn đầu tư, trong khi mục tiêu tăng trưởng cuối năm đến 9% trong năm nay. Vì vậy, Chính phủ buộc phải “bơm” tiền nhiều hơn từ nay cho đến cuối năm.
Những yếu tố tác động đến tăng giá từ nay đến cuối năm tương đối mạnh và lượng tiền lưu thông trên thị trường còn rất lớn. Theo tôi, tỷ lệ tăng giá đến cuối năm nay sẽ ở mức hai con số.
Nhưng tôi cho rằng, lạm phát chưa đến mức phải hoảng loạn, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu lạm phát từ 10% trở xuống nên việc không đạt được mục tiêu tăng trưởng 9% trong năm nay cũng không sao.
Bởi yếu tố tâm lý của người dân, cả nền kinh tế trong lạm phát là cực kỳ quan trọng.
>>Giá tăng, xoay xở thế nào?
Để bình ổn giá trong bối cảnh này, theo ông, Chính phủ nên xem xét lại mục tiêu tăng trưởng 9% trong năm nay.
Tại sao nhiều quốc gia khác cũng chịu áp lực giá cả từ bên ngoài, nhưng họ vẫn kiểm soát tốt tình hình giá cả ở nước họ?
Hiện cơ cấu để tính “rổ giá” của Việt Nam khác những quốc gia khác, mặt hàng lương thực, thực phẩm của ta hiện được tính trong “rổ giá” chung lên đến hơn 40%, trong khi mặt hàng này ở các nước khác được tính ít hơn.
Mặt hàng xăng dầu cũng được tính tương tự như vậy ở Việt Nam, những nước càng nghèo, trình độ phát triển thấp thì cơ cấu để tính rổ hàng hoá hay bị ảnh hưởng bởi những “sản phẩm thô” được tính trong rổ giá.
Vì vậy khi kiểm soát và điều hành giá cả, Chính phủ cần đưa ra những giải pháp gắn với đặc thù của Việt Nam, bởi mình không thể tính giống người ta được.
Những giải pháp này như thế nào?
Hiện nay cách đặt vấn đề của Chính phủ chủ yếu tập trung giảm thuế để bình ổn những mặt hàng xăng dầu, sắt thép…; những nguyên liệu đầu vào nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi đó, những mặt hàng lương thực thực phẩm lại không giảm nhiều, nếu có cũng chiếm tỷ lệ rất ít.
Theo ông, việc giảm thuế liệu có giải quyết được vấn đề tăng giá?
Không phải chỉ giảm thuế mà còn cần phải phát hành ngay trái phiếu chính phủ để thu hút lượng tiền về.
Phải bớt chi tiêu chính phủ. Kinh nghiệm cho thấy, khi lạm phát lên đến tình trạng “căng thẳng”, biện pháp cấp bách nhất để ứng phó là cắt chi tiêu chính phủ đến mức có thể và tăng lãi suất để hút tiền tiết kiệm trong dân.
Hiện bội chi ngân sách vẫn đang trong tình trạng kiểm soát, nhưng tôi muốn nhấn mạnh trong thời điểm này là do giá cả tăng quá mức, gây lạm phát, nên Chính phủ buộc phải phải giảm chi tiêu, nhằm kiểm soát tốt và hạ tỷ lệ lạm phát xuống.
Đây là biện pháp trong tầm tay của Chính phủ, bởi nhiều yếu tố gây tình trạng tăng giá trong thời gian qua, do giá thế giới tăng đã nằm ngoài vòng kiểm soát giá của Nhà nước.
Tình hình giá cả diễn biến cuối năm sẽ “căng thẳng” do nhiều yếu tố mà các phương tiện truyền thông đã đưa tin. Ngoài ra, theo ông có còn yếu tố tác động nào khác?
Sáu tháng đầu năm, Chính phủ giải ngân vốn chưa đến 50% số vốn đầu tư, trong khi mục tiêu tăng trưởng cuối năm đến 9% trong năm nay. Vì vậy, Chính phủ buộc phải “bơm” tiền nhiều hơn từ nay cho đến cuối năm.
Những yếu tố tác động đến tăng giá từ nay đến cuối năm tương đối mạnh và lượng tiền lưu thông trên thị trường còn rất lớn. Theo tôi, tỷ lệ tăng giá đến cuối năm nay sẽ ở mức hai con số.
Nhưng tôi cho rằng, lạm phát chưa đến mức phải hoảng loạn, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu lạm phát từ 10% trở xuống nên việc không đạt được mục tiêu tăng trưởng 9% trong năm nay cũng không sao.
Bởi yếu tố tâm lý của người dân, cả nền kinh tế trong lạm phát là cực kỳ quan trọng.