Nên phạt tiền pháp nhân thương mại theo cách nào?
Mức phạt tiền tối đa 20 tỷ đồng so với một số tập đoàn lớn lại là số tiền rất nhỏ
Động cơ thực hiện một hành vi cụ thể của cá nhân rất đa dạng: vì lợi
nhuận, ghen tuông, thù hận, dục vọng, vì tình yêu, vì lòng trắc ẩn, vì
thói quen… hoặc có thể là sự kết hợp của nhiều động cơ cùng một lúc.
Nhưng đối với pháp nhân thương mại, động cơ phổ biến nhất, bao trùm nhất là lợi ích kinh tế.
Vì thế, điểm mấu chốt, đặc biệt quan trọng khi thiết kế các hình phạt đối với pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự, là cần hướng tới việc triệt tiêu hoặc thay đổi động cơ kinh tế khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội.
Đó là nhận xét của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015.
20 tỷ vẫn quá nhỏ
Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong bộ luật này là chủ đề của một cuộc toạ đàm do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức sáng 5/9.
Theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật thì đến thời điểm này Chính phủ chưa trình dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Song dự thảo luật được Chính phủ thảo luận tại phiên họp tháng 8 vừa qua có nội dung liên quan đến trách nhiệm hình sự pháp nhân.
Một trong những băn khoăn lớn được nêu tại toạ đàm là quy định về hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mai phạm tội.
Với Bộ luật Hình sự 2015, nhận xét của ông Đậu Anh Tuấn là quy định mức phạt tiền với pháp nhân thương mại vẫn theo kiểu “bốc thuốc”, chưa có căn cứ thuyết phục khi hoàn toàn dựa vào con số tuyệt đối.
Việc không áp dụng phương pháp tương đối (mức phạt gấp nhiều lần số lợi bất chính thu được), theo ông Tuấn, là sẽ không có tác dụng ngăn chặn đối với một số hành vi vi phạm có quy mô đặc biệt lớn.
Mức phạt tiền tối đa đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 là 20 tỷ đồng. Đây có thể là mức phạt tiền rất lớn được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, nhưng so với một số tập đoàn lớn thì lại là số tiền rất nhỏ, nếu họ cố tình vi phạm để thu lợi bất hợp pháp, ông Tuấn phân tích
Một trong các kiến nghị từ Trưởng ban Pháp chế VCCI là quyết định hình phạt dựa trên lợi ích kinh tế thu được từ hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, thực tế thì đối với nhiều tội danh, việc xác định được số lợi bất chính thu được từ hành vi không hề đơn giản. Do đó, phương pháp phù hợp nhất vẫn là coi số lợi bất chính thu được là một yếu tố cấu thành không bắt buộc.
Nói cách khác, nếu có thể chứng minh, tính toán số lợi bất chính thu được thì sử dụng đó là một căn cứ để quyết định hình phạt. Còn trong trường hợp không thể xác định số lợi thu được, thì vẫn có thể xử lý hình sự dựa vào các dấu hiệu khác, ông Tuấn nói.
Nên tránh số tuyệt đối
Cũng bàn về hình phạt tiền, TS. Lê Đăng Doanh (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng quy định mức phạt thấp nhất không dưới 50 triệu đồng là phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang chiếm tuyệt đại đa số trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ông Doanh cũng đồng tình với phân tích của ông Tuấn về những bất cập khi quy định mức phạt là con số tuyệt đối.
Theo ông Doanh, mức phạt tiền là hình phạt bổ sung phải quy định tương xứng theo một tỷ lệ hay một công thức nhất định so với hình phạt chính để có sự đồng bộ và phân hoá giữa các loại tội phạm.
Chẳng hạn, điều 235 quy định tội gây ô nhiễm môi trường, pháp nhân thương mại có thể bị phạt từ 5 đến 10 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm.
Giả định toà án không áp dụng phạt tiền mà đình chỉ hoạt động 6 tháng (đây là hình phạt chính) thì chỉ có thể áp dụng hình phạt bổ sung cao nhất đến 500 triệu đồng.
Như vậy, dừng hoạt động 6 tháng mà không bị áp dụng hình phạt 5 - 10 tỷ nhiều doanh nghiệp sẽ sẵn sàng chấp nhận. Hình phạt tiền trong trường hợp này không mang tính răn đe, giáo dục, nhất là đối với tội phạm ô nhiễm môi trường hiện nay, ông Doanh phân tích.
Theo ông, khi không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì cần quy định mức phạt tiền là hình phạt bổ sung phải bằng mức khung hình phạt tiền khởi điểm nhẹ nhất của tội phạm đó.
Nhưng đối với pháp nhân thương mại, động cơ phổ biến nhất, bao trùm nhất là lợi ích kinh tế.
Vì thế, điểm mấu chốt, đặc biệt quan trọng khi thiết kế các hình phạt đối với pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự, là cần hướng tới việc triệt tiêu hoặc thay đổi động cơ kinh tế khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội.
Đó là nhận xét của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015.
20 tỷ vẫn quá nhỏ
Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong bộ luật này là chủ đề của một cuộc toạ đàm do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức sáng 5/9.
Theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật thì đến thời điểm này Chính phủ chưa trình dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Song dự thảo luật được Chính phủ thảo luận tại phiên họp tháng 8 vừa qua có nội dung liên quan đến trách nhiệm hình sự pháp nhân.
Một trong những băn khoăn lớn được nêu tại toạ đàm là quy định về hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mai phạm tội.
Với Bộ luật Hình sự 2015, nhận xét của ông Đậu Anh Tuấn là quy định mức phạt tiền với pháp nhân thương mại vẫn theo kiểu “bốc thuốc”, chưa có căn cứ thuyết phục khi hoàn toàn dựa vào con số tuyệt đối.
Việc không áp dụng phương pháp tương đối (mức phạt gấp nhiều lần số lợi bất chính thu được), theo ông Tuấn, là sẽ không có tác dụng ngăn chặn đối với một số hành vi vi phạm có quy mô đặc biệt lớn.
Mức phạt tiền tối đa đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 là 20 tỷ đồng. Đây có thể là mức phạt tiền rất lớn được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, nhưng so với một số tập đoàn lớn thì lại là số tiền rất nhỏ, nếu họ cố tình vi phạm để thu lợi bất hợp pháp, ông Tuấn phân tích
Một trong các kiến nghị từ Trưởng ban Pháp chế VCCI là quyết định hình phạt dựa trên lợi ích kinh tế thu được từ hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, thực tế thì đối với nhiều tội danh, việc xác định được số lợi bất chính thu được từ hành vi không hề đơn giản. Do đó, phương pháp phù hợp nhất vẫn là coi số lợi bất chính thu được là một yếu tố cấu thành không bắt buộc.
Nói cách khác, nếu có thể chứng minh, tính toán số lợi bất chính thu được thì sử dụng đó là một căn cứ để quyết định hình phạt. Còn trong trường hợp không thể xác định số lợi thu được, thì vẫn có thể xử lý hình sự dựa vào các dấu hiệu khác, ông Tuấn nói.
Nên tránh số tuyệt đối
Cũng bàn về hình phạt tiền, TS. Lê Đăng Doanh (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng quy định mức phạt thấp nhất không dưới 50 triệu đồng là phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang chiếm tuyệt đại đa số trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ông Doanh cũng đồng tình với phân tích của ông Tuấn về những bất cập khi quy định mức phạt là con số tuyệt đối.
Theo ông Doanh, mức phạt tiền là hình phạt bổ sung phải quy định tương xứng theo một tỷ lệ hay một công thức nhất định so với hình phạt chính để có sự đồng bộ và phân hoá giữa các loại tội phạm.
Chẳng hạn, điều 235 quy định tội gây ô nhiễm môi trường, pháp nhân thương mại có thể bị phạt từ 5 đến 10 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm.
Giả định toà án không áp dụng phạt tiền mà đình chỉ hoạt động 6 tháng (đây là hình phạt chính) thì chỉ có thể áp dụng hình phạt bổ sung cao nhất đến 500 triệu đồng.
Như vậy, dừng hoạt động 6 tháng mà không bị áp dụng hình phạt 5 - 10 tỷ nhiều doanh nghiệp sẽ sẵn sàng chấp nhận. Hình phạt tiền trong trường hợp này không mang tính răn đe, giáo dục, nhất là đối với tội phạm ô nhiễm môi trường hiện nay, ông Doanh phân tích.
Theo ông, khi không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì cần quy định mức phạt tiền là hình phạt bổ sung phải bằng mức khung hình phạt tiền khởi điểm nhẹ nhất của tội phạm đó.