Nga trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và nỗi lo “bức màn sắt”
Đối với nhiều người Nga, việc nước này trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là đòn cuối cùng giáng vào hy vọng có được một kỳ nghỉ ở nước ngoài
Bóng ma “bức màn sắt” quay trở lại với nước Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin ban lệnh cấm người dân nước này sang Thổ Nhĩ Kỳ du lịch - tờ Financial Times nhận định.
Cuối tuần vừa rồi, ông Putin ký một sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn rơi một chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24/11. Động thái này là cách để ông chủ điện Kremlin thực hiện tuyên bố trước đó về “những hậu quả nghiêm trọng” mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hứng chịu vì hạ máy bay Nga.
Tuy nhiên, đối với nhiều người Nga, việc nước này trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là đòn cuối cùng giáng vào hy vọng có được một kỳ nghỉ bên bờ biển đầy nắng và gió.
Những lựa chọn để người Nga có một kỳ nghỉ nước ngoài với mức giá phải chăng ngày càng thu hẹp. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại rằng Moscow đang cố tình tạo ra một tinh thần dân tộc chủ nghĩa biệt lập vào thời điểm mà nước Nga đối mặt khó khăn kinh tế và theo đuổi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở nước ngoài.
Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập là hai địa chỉ du lịch nước ngoài duy nhất có mức giá phù hợp với nhiều người Nga trong bối cảnh kinh tế Nga suy thoái và giá trị đồng Rúp giảm sâu. Trong nửa đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập chiếm 38% lượt kỳ nghỉ ở nước ngoài của người Nga.
Một câu chuyện vui lan truyền trên mạng Internet ở Nga trong tuần qua là một bản danh sách mang tựa đề “kế hoạch đi nghỉ”. Trong “kế hoạch”, các điểm đến Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Crimea đều đã bị gạch bỏ - khiến nhiều người Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “ngồi nhà và không làm gì cả”.
Sau vụ máy bay chở khách của Nga bị rơi ở Ai Cập hôm 31/10 khiến 224 người thiệt mạng, Tổng thống Putin đã ký lệnh cấm bán tour du lịch tới Ai Cập. Trong khi đó, Crimea bị mất điện toàn bán đảo từ tuần trước do đường dây dẫn điện từ Ukraine bị hư hỏng.
Trong thập kỷ qua, lượng người Nga đi du lịch nước ngoài đã tăng mạnh nhờ sự đi lên của giá dầu và sự phát triển mạnh của tầng lớp trung lưu. Theo dữ liệu của Chính phủ Nga, năm 2013, có hơn 18 triệu người Nga, tương đương 1/8 dân số nước này, đi nghỉ ở nước ngoài trong năm 2013 - tăng gấp 3 lần sau 10 năm.
Tuy nhiên, xu hướng này đang đảo ngược. Sau khi giảm 4% trong năm ngoái, lượng khách Nga đi du lịch nước ngoài đã giảm 34% trong nửa đầu năm nay.
Sau các biện pháp hạn chế du lịch đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, giới chức ngành du lịch Nga dự báo số lượt khách Nga ra nước ngoài du lịch sẽ giảm 40%, trở về ngưỡng của giữa thập niên 2000.
“Điều này có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với sự hội nhập của tầng lớp trung lưu Nga vào mối quan hệ bình thường với các quốc gia khác. Đây là một vấn đề rất đáng lo, chính là bóng ma của bức màn sắt”, ông Sergei Smirnov, Giám đốc Viện Chính sách xã hội ở Moscow, nhận định.
Ngành du lịch Nga hiện đang đối mặt với một làn sóng phá sản, bao gồm nguy cơ sụp đổ của hãng hàng không lớn thứ nhì nước này là Transaero. Những diễn biến mới nhất có thể sẽ đẩy ngành này lún sâu hơn nữa vào khủng hoảng.
“Tình hình đang rất nghiêm trọng. Nếu thị trường du lịch Thổ Nhĩ Kỳ không được mở lại trước tháng 5, thì [ngành du lịch Nga] sẽ suy sụp hoàn toàn”, bà Irina Tyurina, một phát ngôn viên ngành du lịch của Nga, phát biểu.
Trong bối cảnh hiện nay, một số người Nga có dịp thể hiện tinh thần yêu nước thông qua lựa chọn địa chỉ đi nghỉ. Ông Andrei Kostin, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng lớn thứ nhì của Nga là VTB, tuần này nói người Nga “nên đi nghỉ ở Crimea hơn là Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy sự nổi lên của chủ nghĩa biệt lập khi điện Kremlin ban lệnh cấm du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Những người ủng hộ chủ nghĩa biệt lập và hạ bức màn sắt đã có thể nâng ly chúc mừng. Sau khi hai địa chỉ du lịch nước ngoài quen thuộc đối với người Nga bị đóng lại, tôi cho rằng nhiều người sẽ không phản đối ý tưởng đóng cửa toàn bộ biên giới”, ông Alexander Boreyko, một người Nga làm trong lĩnh vực PR (quan hệ công chúng), viết trên mạng xã hội Facebook.
Thậm chí, một số nghị sỹ Nga đã đề xuất áp dụng lại thị thực (visa) xuất cảnh - chế độ được áp dụng lần gần đây nhất vào thời Liên Xô cũ. Tuy nhiên, nhiều nghị sỹ Nga thừa nhận ý tưởng này khó có cơ hội thành công.
Cuối tuần vừa rồi, ông Putin ký một sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn rơi một chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24/11. Động thái này là cách để ông chủ điện Kremlin thực hiện tuyên bố trước đó về “những hậu quả nghiêm trọng” mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hứng chịu vì hạ máy bay Nga.
Tuy nhiên, đối với nhiều người Nga, việc nước này trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là đòn cuối cùng giáng vào hy vọng có được một kỳ nghỉ bên bờ biển đầy nắng và gió.
Những lựa chọn để người Nga có một kỳ nghỉ nước ngoài với mức giá phải chăng ngày càng thu hẹp. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại rằng Moscow đang cố tình tạo ra một tinh thần dân tộc chủ nghĩa biệt lập vào thời điểm mà nước Nga đối mặt khó khăn kinh tế và theo đuổi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở nước ngoài.
Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập là hai địa chỉ du lịch nước ngoài duy nhất có mức giá phù hợp với nhiều người Nga trong bối cảnh kinh tế Nga suy thoái và giá trị đồng Rúp giảm sâu. Trong nửa đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập chiếm 38% lượt kỳ nghỉ ở nước ngoài của người Nga.
Một câu chuyện vui lan truyền trên mạng Internet ở Nga trong tuần qua là một bản danh sách mang tựa đề “kế hoạch đi nghỉ”. Trong “kế hoạch”, các điểm đến Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Crimea đều đã bị gạch bỏ - khiến nhiều người Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “ngồi nhà và không làm gì cả”.
Sau vụ máy bay chở khách của Nga bị rơi ở Ai Cập hôm 31/10 khiến 224 người thiệt mạng, Tổng thống Putin đã ký lệnh cấm bán tour du lịch tới Ai Cập. Trong khi đó, Crimea bị mất điện toàn bán đảo từ tuần trước do đường dây dẫn điện từ Ukraine bị hư hỏng.
Trong thập kỷ qua, lượng người Nga đi du lịch nước ngoài đã tăng mạnh nhờ sự đi lên của giá dầu và sự phát triển mạnh của tầng lớp trung lưu. Theo dữ liệu của Chính phủ Nga, năm 2013, có hơn 18 triệu người Nga, tương đương 1/8 dân số nước này, đi nghỉ ở nước ngoài trong năm 2013 - tăng gấp 3 lần sau 10 năm.
Tuy nhiên, xu hướng này đang đảo ngược. Sau khi giảm 4% trong năm ngoái, lượng khách Nga đi du lịch nước ngoài đã giảm 34% trong nửa đầu năm nay.
Sau các biện pháp hạn chế du lịch đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, giới chức ngành du lịch Nga dự báo số lượt khách Nga ra nước ngoài du lịch sẽ giảm 40%, trở về ngưỡng của giữa thập niên 2000.
“Điều này có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với sự hội nhập của tầng lớp trung lưu Nga vào mối quan hệ bình thường với các quốc gia khác. Đây là một vấn đề rất đáng lo, chính là bóng ma của bức màn sắt”, ông Sergei Smirnov, Giám đốc Viện Chính sách xã hội ở Moscow, nhận định.
Ngành du lịch Nga hiện đang đối mặt với một làn sóng phá sản, bao gồm nguy cơ sụp đổ của hãng hàng không lớn thứ nhì nước này là Transaero. Những diễn biến mới nhất có thể sẽ đẩy ngành này lún sâu hơn nữa vào khủng hoảng.
“Tình hình đang rất nghiêm trọng. Nếu thị trường du lịch Thổ Nhĩ Kỳ không được mở lại trước tháng 5, thì [ngành du lịch Nga] sẽ suy sụp hoàn toàn”, bà Irina Tyurina, một phát ngôn viên ngành du lịch của Nga, phát biểu.
Trong bối cảnh hiện nay, một số người Nga có dịp thể hiện tinh thần yêu nước thông qua lựa chọn địa chỉ đi nghỉ. Ông Andrei Kostin, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng lớn thứ nhì của Nga là VTB, tuần này nói người Nga “nên đi nghỉ ở Crimea hơn là Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy sự nổi lên của chủ nghĩa biệt lập khi điện Kremlin ban lệnh cấm du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Những người ủng hộ chủ nghĩa biệt lập và hạ bức màn sắt đã có thể nâng ly chúc mừng. Sau khi hai địa chỉ du lịch nước ngoài quen thuộc đối với người Nga bị đóng lại, tôi cho rằng nhiều người sẽ không phản đối ý tưởng đóng cửa toàn bộ biên giới”, ông Alexander Boreyko, một người Nga làm trong lĩnh vực PR (quan hệ công chúng), viết trên mạng xã hội Facebook.
Thậm chí, một số nghị sỹ Nga đã đề xuất áp dụng lại thị thực (visa) xuất cảnh - chế độ được áp dụng lần gần đây nhất vào thời Liên Xô cũ. Tuy nhiên, nhiều nghị sỹ Nga thừa nhận ý tưởng này khó có cơ hội thành công.