Ngân hàng Lybia từng là con nợ “sộp” của Mỹ
Tập đoàn ngân hàng của Arab, hiện do Nhà nước Lybia quản lý 59,3% cổ phần, là khách hàng thường xuyên của FED trong thời khủng hoảng
Hôm 31/3, lần đầu tiên trong lịch sử 98 năm tồn tại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố tên tuổi của những ngân hàng trong và ngoài nước từng vay tiền của cơ quan này trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu (từ tháng 8/2007 - 3/2010).
Theo hãng tin AP, sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ hồi tháng 9/2008, nhiều ngân hàng đã coi FED như chiếc phao cứu sinh cuối cùng trước khi tín dụng của họ bị đóng băng. FED từng cho hay, việc công bố danh sách các ngân hàng này có thể khiến dư luận hoang mang.
Cụ thể, trong giai đoạn trên, FED đã cho các ngân hàng trong và ngoài nước vay lượng tiền lên tới 110 tỷ USD dưới dạng vay chiết khấu, hình thức cho vay khẩn cấp bằng tiền mặt với tỷ lệ chiết khấu thấp cho những ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Các ngân hàng nội địa được vay nhiều nhất từ FED trong giai đoạn này là Wachovia (15 tỷ USD) và Morgan Stanley (1,25 tỷ USD).
Trong khi, các nhà băng nước ngoài được vay nhiều nhất là ngân hàng liên doanh của Bỉ và Pháp Dexia (26,5 tỷ USD), ngân hàng Depfa thuộc tổ hợp bất động sản Hypo Real Estate Holding của Đức (24,6 tỷ USD) và tập đoàn ngân hàng của Arab (1,1 tỷ USD).
Đáng chú ý, tập đoàn ngân hàng của Arab, hiện do Nhà nước Lybia quản lý tới 59,3% cổ phần, là khách hàng thường xuyên của FED trong giai đoạn khủng hoảng.
Theo Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Bernie Sanders, trong thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 3/2010, FED đã cho ngân hàng trên vay 26 tỷ USD, thông qua 46 chương trình cứu trợ tài chính với lãi suất thấp.
Thêm vào đó, khi Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty tài chính Lybia hôm 23/3 vừa qua, tập đoàn này cũng không thuộc nhóm đối tượng chịu lệnh trừng phạt. Quyết định này đã gây ra những nghi ngờ về mục đích của FED trong việc cho vay đối với tổ chức ngân hàng thuộc sở hữu của Lybia.
Theo hãng tin AP, sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ hồi tháng 9/2008, nhiều ngân hàng đã coi FED như chiếc phao cứu sinh cuối cùng trước khi tín dụng của họ bị đóng băng. FED từng cho hay, việc công bố danh sách các ngân hàng này có thể khiến dư luận hoang mang.
Cụ thể, trong giai đoạn trên, FED đã cho các ngân hàng trong và ngoài nước vay lượng tiền lên tới 110 tỷ USD dưới dạng vay chiết khấu, hình thức cho vay khẩn cấp bằng tiền mặt với tỷ lệ chiết khấu thấp cho những ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Các ngân hàng nội địa được vay nhiều nhất từ FED trong giai đoạn này là Wachovia (15 tỷ USD) và Morgan Stanley (1,25 tỷ USD).
Trong khi, các nhà băng nước ngoài được vay nhiều nhất là ngân hàng liên doanh của Bỉ và Pháp Dexia (26,5 tỷ USD), ngân hàng Depfa thuộc tổ hợp bất động sản Hypo Real Estate Holding của Đức (24,6 tỷ USD) và tập đoàn ngân hàng của Arab (1,1 tỷ USD).
Đáng chú ý, tập đoàn ngân hàng của Arab, hiện do Nhà nước Lybia quản lý tới 59,3% cổ phần, là khách hàng thường xuyên của FED trong giai đoạn khủng hoảng.
Theo Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Bernie Sanders, trong thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 3/2010, FED đã cho ngân hàng trên vay 26 tỷ USD, thông qua 46 chương trình cứu trợ tài chính với lãi suất thấp.
Thêm vào đó, khi Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty tài chính Lybia hôm 23/3 vừa qua, tập đoàn này cũng không thuộc nhóm đối tượng chịu lệnh trừng phạt. Quyết định này đã gây ra những nghi ngờ về mục đích của FED trong việc cho vay đối với tổ chức ngân hàng thuộc sở hữu của Lybia.