Ngân hàng phải chi thêm tiền để xử lý nợ xấu
Từ ngày 1/6 tới, các tổ chức tín dụng phải thêm chi phí, bớt lãi để thêm nguồn xử lý nợ xấu
Sau vài năm chờ đợi, qua nhiều lần dự thảo, cuối cùng Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành văn bản tăng cường việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại các tổ chức tín dụng.
Đó là Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ban hành ngày 21/1/2013, quy định tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; bổ sung cho Quyết định 493, Thông tư 18, Thông tư 15 đang áp dụng.
Tinh thần chung của thông tư là tăng thêm yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng trong phòng ngừa rủi ro kinh doanh vốn, tạo thêm nguồn để xử lý nợ xấu; theo đó, chi phí hoạt động sẽ đội lên và lợi nhuận bớt đi nhất định hoặc sẽ “chuyển” sang lãi suất.
Điểm quan trọng nhất của Thông tư số 02 là việc bổ sung phạm vi điều chỉnh so với Quyết định 493, Thông tư 18, Thông tư 15. Theo đó, tài sản có rủi ro không chỉ là các khoản cho vay đơn thuần như hiện nay, mà được xét đến bản chất tín dụng ở nhiều khoản khác để buộc phải trích lập dự phòng rủi ro.
Cụ thể, như đã được đề cập thời gian qua, các khoản mua và ủy thác mua trái phiếu chưa niêm yết đã chính thức được đưa vào diện phải trích lập dự phòng; cùng đó là các khoản ủy thác cấp tín dụng; tiền gửi trên liên ngân hàng (trừ tiền gửi thanh toán); và cả khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
Có một chi tiết nhỏ bên lề, thông tư trên được Ngân hàng Nhà nước công bố vào cuối ngày 22/1/2013, bản nội dung cụ thể tạm thời có lỗi cập nhật trên cổng thông tin cơ quan này, nên hiện chưa rõ các quy định chi tiết, các mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro liên quan.
Tuy nhiên, có thể định hình hàng chục nghìn tỷ đồng, thậm chí có thể đến cả trăm nghìn tỷ đồng vốn của các ngân hàng sẽ rơi vào diện phải trích lập dự phòng. Quy mô này chủ yếu ở hai kênh chính là tiền gửi liên ngân hàng và các khoản đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết. Giả sử theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng chung 0,75%, sẽ là một nguồn đáng kể.
Trước hết, như mục đích của quy định mới này, nguồn trên là sự bổ sung lượng tiền để chính các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu. Theo đó, có thể xem Thông tư 02 là một hành động cụ thể của Ngân hàng Nhà nước, quyết liệt hơn với vấn đề nợ xấu - một trong những khó khăn lớn nhất không chỉ của hệ thống mà còn của nền kinh tế hiện nay.
Một điểm cần xem xét thêm là, các khoản cho vay đơn thuần thường có tỷ lệ tài sản đảm bảo khá lớn, còn các khoản mục trên thường có tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp hơn (như trái phiếu doanh nghiệp, tiền gửi liên ngân hàng thường không có tài sản đảm bảo - ngoại trừ phát sinh cơ chế phải có thế chấp trong giao dịch vay mượn giữa các ngân hàng từ cuối năm 2011).
Thực hiện Thông tư 02, như đề cập ở trên, nợ xấu có thêm nguồn để xử lý. Ngược lại, các nhà băng sẽ phát sinh thêm chi phí. Có hai phản ứng đặt ra: một là, lợi nhuận của họ phải chia sẻ nhất định; hai là, lãi suất cho vay sẽ nhích lên để bù đắp, mà trong xu hướng hiện nay thì nghiêng về khả năng lãi suất sẽ càng khó giảm hơn. Tuy nhiên, tác động đến chi phí, lợi nhuận và lãi suất dự tính sẽ không quá lớn.
Ngoài ra, Thông tư 02 còn bổ sung thêm quy định phân loại đối với những tài sản có vi phạm vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn; yêu cầu những nội dung có tính nguyên tắc phải có trong các quy định nội bộ; các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần…
Thông tư bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Cùng với đó, một văn bản quan trọng khác cũng đang được chờ đợi ban hành là việc sửa đổi, bổ sung các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng nâng cao hơn các quy định hiện hành.
Đó là Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ban hành ngày 21/1/2013, quy định tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; bổ sung cho Quyết định 493, Thông tư 18, Thông tư 15 đang áp dụng.
Tinh thần chung của thông tư là tăng thêm yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng trong phòng ngừa rủi ro kinh doanh vốn, tạo thêm nguồn để xử lý nợ xấu; theo đó, chi phí hoạt động sẽ đội lên và lợi nhuận bớt đi nhất định hoặc sẽ “chuyển” sang lãi suất.
Điểm quan trọng nhất của Thông tư số 02 là việc bổ sung phạm vi điều chỉnh so với Quyết định 493, Thông tư 18, Thông tư 15. Theo đó, tài sản có rủi ro không chỉ là các khoản cho vay đơn thuần như hiện nay, mà được xét đến bản chất tín dụng ở nhiều khoản khác để buộc phải trích lập dự phòng rủi ro.
Cụ thể, như đã được đề cập thời gian qua, các khoản mua và ủy thác mua trái phiếu chưa niêm yết đã chính thức được đưa vào diện phải trích lập dự phòng; cùng đó là các khoản ủy thác cấp tín dụng; tiền gửi trên liên ngân hàng (trừ tiền gửi thanh toán); và cả khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
Có một chi tiết nhỏ bên lề, thông tư trên được Ngân hàng Nhà nước công bố vào cuối ngày 22/1/2013, bản nội dung cụ thể tạm thời có lỗi cập nhật trên cổng thông tin cơ quan này, nên hiện chưa rõ các quy định chi tiết, các mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro liên quan.
Tuy nhiên, có thể định hình hàng chục nghìn tỷ đồng, thậm chí có thể đến cả trăm nghìn tỷ đồng vốn của các ngân hàng sẽ rơi vào diện phải trích lập dự phòng. Quy mô này chủ yếu ở hai kênh chính là tiền gửi liên ngân hàng và các khoản đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết. Giả sử theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng chung 0,75%, sẽ là một nguồn đáng kể.
Trước hết, như mục đích của quy định mới này, nguồn trên là sự bổ sung lượng tiền để chính các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu. Theo đó, có thể xem Thông tư 02 là một hành động cụ thể của Ngân hàng Nhà nước, quyết liệt hơn với vấn đề nợ xấu - một trong những khó khăn lớn nhất không chỉ của hệ thống mà còn của nền kinh tế hiện nay.
Một điểm cần xem xét thêm là, các khoản cho vay đơn thuần thường có tỷ lệ tài sản đảm bảo khá lớn, còn các khoản mục trên thường có tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp hơn (như trái phiếu doanh nghiệp, tiền gửi liên ngân hàng thường không có tài sản đảm bảo - ngoại trừ phát sinh cơ chế phải có thế chấp trong giao dịch vay mượn giữa các ngân hàng từ cuối năm 2011).
Thực hiện Thông tư 02, như đề cập ở trên, nợ xấu có thêm nguồn để xử lý. Ngược lại, các nhà băng sẽ phát sinh thêm chi phí. Có hai phản ứng đặt ra: một là, lợi nhuận của họ phải chia sẻ nhất định; hai là, lãi suất cho vay sẽ nhích lên để bù đắp, mà trong xu hướng hiện nay thì nghiêng về khả năng lãi suất sẽ càng khó giảm hơn. Tuy nhiên, tác động đến chi phí, lợi nhuận và lãi suất dự tính sẽ không quá lớn.
Ngoài ra, Thông tư 02 còn bổ sung thêm quy định phân loại đối với những tài sản có vi phạm vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn; yêu cầu những nội dung có tính nguyên tắc phải có trong các quy định nội bộ; các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần…
Thông tư bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Cùng với đó, một văn bản quan trọng khác cũng đang được chờ đợi ban hành là việc sửa đổi, bổ sung các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng nâng cao hơn các quy định hiện hành.