Ngân hàng tăng mạnh giá USD mua vào
Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá USD mua vào, sát với mức trần theo biên độ cho phép
Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá USD mua vào, sát với mức trần theo biên độ cho phép.
Ngày 23/2, một ngày sau kỳ nghỉ Tết và cũng là diễn biến mạnh nhất kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh về tỷ giá, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá USD mua vào so với trước đó.
Cụ thể, mức giá USD mua vào của các ngân hàng theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 1 USD = 18.800 VND, tăng mạnh so với mức 18.550 VND của ngày hôm qua (22/2) và so với mức 18.550 VND của ngày đầu tiên chính sách điều chỉnh tỷ giá có hiệu lực (11/2). Giá USD bán ra cũng đã ở mức kịch trần biên độ cho phép (+/-3%) theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, ở mức 19.100 VND thay vì mức 18.800 VND trong ngày 11/2.
Tuy nhiên, mức giá USD mua vào tại một số ngân hàng thương mại lại khác nhau, một số ngân hàng cổ phần lớn đã nâng giá mua vào sát với giá bán ra.
Tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), giá USD mua vào ở mức 18.800 VND, nhưng tại nhiều thành viên khác như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank)…, mức giá mua chuyển khoản đã được đẩy lên tới 19.000 VND.
Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được giữ nguyên ở mức 18.544 VND. Ngoại trừ sự điều chỉnh cá biệt ngày 11/2, tỷ giá này được cố định qua mỗi ngày kể từ ngày 10/12/2009 trở lại đây.
Như vậy, sau khoảng cách khá lớn ít thấy (hơn 300 VND) giữa giá mua và giá bán trong những ngày đầu việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, các nhà băng đã đồng loạt thu hẹp khoảng cách này.
Khoảng cách giữa giá mua và giá bán một phần phản ánh năng lực và nhu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Ở thời điểm này, còn có thể xem đó là phản ứng của họ trước một điều chỉnh quan trọng khác của Ngân hàng Nhà nước: khống chế mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại tổ chức tín dụng là 1%/năm.
Quyết định trên được bình luận là một hình thức “tự xử” đối với các tổ chức có tiền gửi USD. Quyết định này cũng được phân tích là tạo cú hích để các tổ chức đẩy mạnh việc bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, thay vì găm giữ với lãi suất thấp theo sự khống chế đó. Việc các ngân hàng tăng mạnh giá USD mua vào cũng nhằm thu hút sự chuyển động này.
Ngày 23/2, một ngày sau kỳ nghỉ Tết và cũng là diễn biến mạnh nhất kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh về tỷ giá, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá USD mua vào so với trước đó.
Cụ thể, mức giá USD mua vào của các ngân hàng theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 1 USD = 18.800 VND, tăng mạnh so với mức 18.550 VND của ngày hôm qua (22/2) và so với mức 18.550 VND của ngày đầu tiên chính sách điều chỉnh tỷ giá có hiệu lực (11/2). Giá USD bán ra cũng đã ở mức kịch trần biên độ cho phép (+/-3%) theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, ở mức 19.100 VND thay vì mức 18.800 VND trong ngày 11/2.
Tuy nhiên, mức giá USD mua vào tại một số ngân hàng thương mại lại khác nhau, một số ngân hàng cổ phần lớn đã nâng giá mua vào sát với giá bán ra.
Tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), giá USD mua vào ở mức 18.800 VND, nhưng tại nhiều thành viên khác như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank)…, mức giá mua chuyển khoản đã được đẩy lên tới 19.000 VND.
Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được giữ nguyên ở mức 18.544 VND. Ngoại trừ sự điều chỉnh cá biệt ngày 11/2, tỷ giá này được cố định qua mỗi ngày kể từ ngày 10/12/2009 trở lại đây.
Như vậy, sau khoảng cách khá lớn ít thấy (hơn 300 VND) giữa giá mua và giá bán trong những ngày đầu việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, các nhà băng đã đồng loạt thu hẹp khoảng cách này.
Khoảng cách giữa giá mua và giá bán một phần phản ánh năng lực và nhu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Ở thời điểm này, còn có thể xem đó là phản ứng của họ trước một điều chỉnh quan trọng khác của Ngân hàng Nhà nước: khống chế mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại tổ chức tín dụng là 1%/năm.
Quyết định trên được bình luận là một hình thức “tự xử” đối với các tổ chức có tiền gửi USD. Quyết định này cũng được phân tích là tạo cú hích để các tổ chức đẩy mạnh việc bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, thay vì găm giữ với lãi suất thấp theo sự khống chế đó. Việc các ngân hàng tăng mạnh giá USD mua vào cũng nhằm thu hút sự chuyển động này.