Ngành dệt may “thiệt” 300 triệu USD do thiếu điện
Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 4,87 tỷ USD
Sáu tháng qua, xuất khẩu dệt may đã tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước, với kim ngạch 4,87 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo phát biểu tại hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm, do Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 6/7 của ông Vũ Đức Giang, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam thì “con số này lẽ ra phải là trên 5 tỷ USD, nếu thời gian qua nguồn điện phục vụ sản xuất được đáp ứng đầy đủ. Ước tính việc thiếu điện đã khiến toàn ngành "thiệt" khoảng 300 triệu USD từ xuất khẩu”.
Ông Giang còn cho biết thêm, trước đây thời gian giao hàng của các hợp đồng bình quân là 36 ngày, nay đã bị rút xuống chỉ còn 17-18 ngày. Cộng thêm với việc liên tục bị cắt điện, thậm chí cắt không báo trước đã khiến các doanh nghiệp trong ngành rất bị động. Để đảm bảo tiến độ giao hàng, các đơn vị này buộc phải sản xuất vào ca đêm.
Trong khi đó, “việc sản xuất vào ca đêm không chỉ khiến công nhân mệt mỏi, bỏ việc mà còn làm cho các chi phí tăng thêm khoảng bốn lần so với thời gian sản xuất bình thường”, ông Giang nói.
Đối với doanh nghiệp dệt và nhuộm, sản xuất buộc phải thực hiện 24/24h, việc cắt điện không báo trước của ngành điện lực cũng đã khiến không ít mẻ nhuộm với hàng chục tấn vải và thuốc nhuộm buộc phải bỏ đi do không thể sử dụng.
Thêm nữa, khi đối tác lớn từ Mỹ tới kiểm tra tình hình sản xuất tại các nhà máy chỉ cần biết công nhân phải làm việc 2-3 chủ nhật/tháng, lập tức sẽ cắt hợp đồng vì cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động.
Tuy nhiên, theo phát biểu tại hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm, do Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 6/7 của ông Vũ Đức Giang, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam thì “con số này lẽ ra phải là trên 5 tỷ USD, nếu thời gian qua nguồn điện phục vụ sản xuất được đáp ứng đầy đủ. Ước tính việc thiếu điện đã khiến toàn ngành "thiệt" khoảng 300 triệu USD từ xuất khẩu”.
Ông Giang còn cho biết thêm, trước đây thời gian giao hàng của các hợp đồng bình quân là 36 ngày, nay đã bị rút xuống chỉ còn 17-18 ngày. Cộng thêm với việc liên tục bị cắt điện, thậm chí cắt không báo trước đã khiến các doanh nghiệp trong ngành rất bị động. Để đảm bảo tiến độ giao hàng, các đơn vị này buộc phải sản xuất vào ca đêm.
Trong khi đó, “việc sản xuất vào ca đêm không chỉ khiến công nhân mệt mỏi, bỏ việc mà còn làm cho các chi phí tăng thêm khoảng bốn lần so với thời gian sản xuất bình thường”, ông Giang nói.
Đối với doanh nghiệp dệt và nhuộm, sản xuất buộc phải thực hiện 24/24h, việc cắt điện không báo trước của ngành điện lực cũng đã khiến không ít mẻ nhuộm với hàng chục tấn vải và thuốc nhuộm buộc phải bỏ đi do không thể sử dụng.
Thêm nữa, khi đối tác lớn từ Mỹ tới kiểm tra tình hình sản xuất tại các nhà máy chỉ cần biết công nhân phải làm việc 2-3 chủ nhật/tháng, lập tức sẽ cắt hợp đồng vì cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động.