Hào hứng xuất khẩu dệt may
“Năm nay tốt. Xuất khẩu sẽ tăng khoảng 10% kim ngạch so với năm 2008”
“Năm nay tốt. Xuất khẩu sẽ tăng khoảng 10% kim ngạch so với năm 2008”.
Giám đốc điều hành Công ty May 10, ông Thân Đức Việt, tuy khá “kiệm lời” trong lúc trao đổi với VnEconomy chiều 21/11, nhưng khẳng định chắc nịch về triển vọng xuất khẩu của công ty này năm nay.
Mặc dù bạn hàng yêu cầu giảm giá nhiều hơn, nhưng số lượng hàng xuất khẩu năm nay cũng lớn hơn, May 10 đã phải tăng năng suất ở hầu hết các nhà máy của mình trong mấy tháng gần đây.
Chắc chắn, dệt may sẽ không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm nay, nhưng vẫn có thể “cán đích” với tăng trưởng 1-2% so với năm 2008, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ông Nguyễn Sơn, cho biết như vậy trong một cuộc trao đổi với báo chí mới đây.
Đón tín hiệu lạc quan
Mới đầu năm nay, không ít doanh nghiệp ngành “siêu gia công” này đã phải cắt giảm bớt nhân công do xuất khẩu gặp khó khăn.
Tín hiệu khó khăn từ hàng loạt thị trường nhập khẩu chủ lực khiến cho có những thời điểm, ngay cả quan điểm lạc quan nhất cũng khó khẳng định dệt may sẽ cán đích với kim ngạch xuất khẩu ngang bằng năm ngoái.
Nhưng đến gần đây, tình hình bỗng lạc quan hơn khi đơn hàng về nhiều, số lượng hơn hẳn năm 2008. Hoạt động sản xuất đang được đẩy lên đến hết công suất ở nhiều nhà máy. Những tấm biển tuyển dụng lại đua nhau trưng ra trước cổng các doanh nghiệp làm hàng may mặc xuất khẩu.
Trong hai tuần đầu của tháng 11/2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may khả quan hơn hẳn so với cùng thời điểm này của năm ngoái. Mới qua nửa tháng, dệt may đã đem về khoảng 450 triệu USD, trong khi cả tháng 11 năm ngoái mới đạt 760 USD kim ngạch.
“Điều này cho thấy, nhiều khả năng xuất khẩu tháng 11 năm nay sẽ cao hơn so với năm trước. Và thông thường, tháng cuối năm sẽ còn cao hơn nữa”, ông Sơn nói chắc.
Theo tính toán của vị chuyên gia này, khả năng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm nay sẽ đạt từ 9,1 - 9,2 tỷ USD, cao hơn năm ngoái từ 1 đến 2%.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, giá bình quân của các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay đã giảm từ 10-15% so với năm 2008, việc đạt được chỉ tiêu như trên là ấn tượng.
“Với sức cạnh tranh tương đối cao của các sản phẩm Việt Nam, chắc chắn chúng ta sẽ có cơ hội lớn hơn trong xuất khẩu. Từ nay đến cuối năm chắc chắn đơn hàng sẽ còn tăng, tạo đà tốt cho năm 2010”, ông Sơn cho biết.
Khởi sắc từ thị trường truyền thống
Sự khởi sắc có ở hầu hết các thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo nhìn nhận của ông Sơn, kim ngạch xuất khẩu tăng phần lớn là do thị trường Mỹ mang lại. Trong khi đó, 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản cũng tăng 16% so với cùng kỳ.
“Thị trường Mỹ hấp dẫn, các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác rất tốt thị trường này. Với châu Âu, chúng ta cũng đang khai thác tốt và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới”, ông Sơn nói.
Nhưng ngược lại, với những thị trường trước đó có ý kiến rằng có thể thay thế phần suy giảm ở những thị trường truyền thống, việc khai thác trong thời gian qua hiệu quả không như mong muốn.
Với Nga, hàng rào thuế quan vẫn là cản trở chính khó khắc phục, vì Nga chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nên thuế nhập khẩu cao hơn các thị trường khác. “Doanh nghiệp vào đó phải chấp nhận rủi ro, dám làm, dám chịu mới khai thác được thị trường này”, ông Sơn nói.
Riêng với châu Phi, dù nhu cầu của thị trường này rất lớn, nhưng rủi ro cũng rất cao, chúng ta phần lớn bán hàng chịu chứ họ không có tiền thanh toán ngay hoặc bán hàng thu bằng nội tệ của người ta rồi đổi sang ngoại tệ mang về, vì thế cũng có nhiều hạn chế.
Trong khi đó, thị trường Đông Âu vẫn “đỏng đảnh”, lúc tăng lúc giảm. Một số doanh nghiệp cũng đã phát triển sang thị trường Trung Đông, như trường hợp doanh nghiệp Thái Tuấn xuất khẩu sang Saudi Arabia, nhưng lượng hàng xuất cũng không đáng kể.
Còn với các nước ASEAN, ông Sơn cho rằng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường này không lớn, do thuế thời gian gần đây đã giảm nhiều. Việc thương hiệu Việt Tiến xuất hiện tại Phnom Penh với cửa hàng đầu tiên có lẽ là sự kiện đáng kể nhất khẳng định sự hiện diện của sản phẩm Việt Nam tại khu vực ASEAN.
“Quan trọng nhất hiện nay là doanh nghiệp Việt Nam phải khai thác tốt các thị trường sẵn có bằng cách liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ”, ông Sơn chốt lại.
Vẫn chuyện hiệu quả, cạnh tranh
Đem về kim ngạch xuất khẩu trên 9 tỷ USD, dẫn đầu trong các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng dệt may vẫn chưa cải thiện được khả năng tự sản xuất nguyên phu liệu, vẫn phải nhập khẩu đến 70%.
“Nhập khẩu nguyên phụ liệu lợi hơn chúng ta tự sản xuất. Bởi vì, nếu đầu tư thì đòi hỏi chi phí rất lớn, công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tốt, những cái này chúng ta vẫn còn hạn chế, ông Sơn cho hay.
Việc đầu tư của nước ngoài trong thời gian gần đây lại gặp rào cản lớn về môi trường, cho nên lĩnh vực in nhuộm rất khó thu hút đầu tư. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp ngành dệt may là tư nhân, phải thu hồi vốn càng nhanh càng tốt.
“Họ tính toán thấy nhập khẩu nguyên liệu về gia công thì nhanh hoàn vốn và sinh lời cao, nên rất khó để kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu”, ông Sơn chia sẻ.
Với diễn biến thị trường gần đây, nhu cầu hàng giá rẻ tăng mạnh thu hẹp khoảng lợi nhuận “còi” của gia công hàng may mặc. Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động trở nên khó khăn hơn, khó thích ứng hơn.
Ông Sơn cho rằng, với các doanh nghiệp này, chỉ nên giữ cơ sở nhất định ở thành phố và nâng cấp sản phẩm, còn cơ sở kinh doanh thấp cấp hơn thì nên chuyển về nông thôn để có thể tận dụng giá nhân công rẻ mới duy trì được sản xuất.
Giám đốc điều hành Công ty May 10, ông Thân Đức Việt, tuy khá “kiệm lời” trong lúc trao đổi với VnEconomy chiều 21/11, nhưng khẳng định chắc nịch về triển vọng xuất khẩu của công ty này năm nay.
Mặc dù bạn hàng yêu cầu giảm giá nhiều hơn, nhưng số lượng hàng xuất khẩu năm nay cũng lớn hơn, May 10 đã phải tăng năng suất ở hầu hết các nhà máy của mình trong mấy tháng gần đây.
Chắc chắn, dệt may sẽ không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm nay, nhưng vẫn có thể “cán đích” với tăng trưởng 1-2% so với năm 2008, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ông Nguyễn Sơn, cho biết như vậy trong một cuộc trao đổi với báo chí mới đây.
Đón tín hiệu lạc quan
Mới đầu năm nay, không ít doanh nghiệp ngành “siêu gia công” này đã phải cắt giảm bớt nhân công do xuất khẩu gặp khó khăn.
Tín hiệu khó khăn từ hàng loạt thị trường nhập khẩu chủ lực khiến cho có những thời điểm, ngay cả quan điểm lạc quan nhất cũng khó khẳng định dệt may sẽ cán đích với kim ngạch xuất khẩu ngang bằng năm ngoái.
Nhưng đến gần đây, tình hình bỗng lạc quan hơn khi đơn hàng về nhiều, số lượng hơn hẳn năm 2008. Hoạt động sản xuất đang được đẩy lên đến hết công suất ở nhiều nhà máy. Những tấm biển tuyển dụng lại đua nhau trưng ra trước cổng các doanh nghiệp làm hàng may mặc xuất khẩu.
Trong hai tuần đầu của tháng 11/2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may khả quan hơn hẳn so với cùng thời điểm này của năm ngoái. Mới qua nửa tháng, dệt may đã đem về khoảng 450 triệu USD, trong khi cả tháng 11 năm ngoái mới đạt 760 USD kim ngạch.
“Điều này cho thấy, nhiều khả năng xuất khẩu tháng 11 năm nay sẽ cao hơn so với năm trước. Và thông thường, tháng cuối năm sẽ còn cao hơn nữa”, ông Sơn nói chắc.
Theo tính toán của vị chuyên gia này, khả năng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm nay sẽ đạt từ 9,1 - 9,2 tỷ USD, cao hơn năm ngoái từ 1 đến 2%.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, giá bình quân của các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay đã giảm từ 10-15% so với năm 2008, việc đạt được chỉ tiêu như trên là ấn tượng.
“Với sức cạnh tranh tương đối cao của các sản phẩm Việt Nam, chắc chắn chúng ta sẽ có cơ hội lớn hơn trong xuất khẩu. Từ nay đến cuối năm chắc chắn đơn hàng sẽ còn tăng, tạo đà tốt cho năm 2010”, ông Sơn cho biết.
Khởi sắc từ thị trường truyền thống
Sự khởi sắc có ở hầu hết các thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo nhìn nhận của ông Sơn, kim ngạch xuất khẩu tăng phần lớn là do thị trường Mỹ mang lại. Trong khi đó, 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản cũng tăng 16% so với cùng kỳ.
“Thị trường Mỹ hấp dẫn, các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác rất tốt thị trường này. Với châu Âu, chúng ta cũng đang khai thác tốt và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới”, ông Sơn nói.
Nhưng ngược lại, với những thị trường trước đó có ý kiến rằng có thể thay thế phần suy giảm ở những thị trường truyền thống, việc khai thác trong thời gian qua hiệu quả không như mong muốn.
Với Nga, hàng rào thuế quan vẫn là cản trở chính khó khắc phục, vì Nga chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nên thuế nhập khẩu cao hơn các thị trường khác. “Doanh nghiệp vào đó phải chấp nhận rủi ro, dám làm, dám chịu mới khai thác được thị trường này”, ông Sơn nói.
Riêng với châu Phi, dù nhu cầu của thị trường này rất lớn, nhưng rủi ro cũng rất cao, chúng ta phần lớn bán hàng chịu chứ họ không có tiền thanh toán ngay hoặc bán hàng thu bằng nội tệ của người ta rồi đổi sang ngoại tệ mang về, vì thế cũng có nhiều hạn chế.
Trong khi đó, thị trường Đông Âu vẫn “đỏng đảnh”, lúc tăng lúc giảm. Một số doanh nghiệp cũng đã phát triển sang thị trường Trung Đông, như trường hợp doanh nghiệp Thái Tuấn xuất khẩu sang Saudi Arabia, nhưng lượng hàng xuất cũng không đáng kể.
Còn với các nước ASEAN, ông Sơn cho rằng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường này không lớn, do thuế thời gian gần đây đã giảm nhiều. Việc thương hiệu Việt Tiến xuất hiện tại Phnom Penh với cửa hàng đầu tiên có lẽ là sự kiện đáng kể nhất khẳng định sự hiện diện của sản phẩm Việt Nam tại khu vực ASEAN.
“Quan trọng nhất hiện nay là doanh nghiệp Việt Nam phải khai thác tốt các thị trường sẵn có bằng cách liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ”, ông Sơn chốt lại.
Vẫn chuyện hiệu quả, cạnh tranh
Đem về kim ngạch xuất khẩu trên 9 tỷ USD, dẫn đầu trong các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng dệt may vẫn chưa cải thiện được khả năng tự sản xuất nguyên phu liệu, vẫn phải nhập khẩu đến 70%.
“Nhập khẩu nguyên phụ liệu lợi hơn chúng ta tự sản xuất. Bởi vì, nếu đầu tư thì đòi hỏi chi phí rất lớn, công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tốt, những cái này chúng ta vẫn còn hạn chế, ông Sơn cho hay.
Việc đầu tư của nước ngoài trong thời gian gần đây lại gặp rào cản lớn về môi trường, cho nên lĩnh vực in nhuộm rất khó thu hút đầu tư. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp ngành dệt may là tư nhân, phải thu hồi vốn càng nhanh càng tốt.
“Họ tính toán thấy nhập khẩu nguyên liệu về gia công thì nhanh hoàn vốn và sinh lời cao, nên rất khó để kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu”, ông Sơn chia sẻ.
Với diễn biến thị trường gần đây, nhu cầu hàng giá rẻ tăng mạnh thu hẹp khoảng lợi nhuận “còi” của gia công hàng may mặc. Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động trở nên khó khăn hơn, khó thích ứng hơn.
Ông Sơn cho rằng, với các doanh nghiệp này, chỉ nên giữ cơ sở nhất định ở thành phố và nâng cấp sản phẩm, còn cơ sở kinh doanh thấp cấp hơn thì nên chuyển về nông thôn để có thể tận dụng giá nhân công rẻ mới duy trì được sản xuất.