Ngành kính đã cần biện pháp tự vệ?
Chỉ trong vòng vài tháng mà giá kính nguyên liệu trong nước đã có 7 lần điều chỉnh tăng thêm
Ngày 19/12, gần 20 doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm đã tham gia buổi tọa đàm với chủ đề nên hay không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi.
Nếu các nhà sản xuất kính nổi trong nước yêu cầu thuế tự vệ thì các nhà sản xuất kính thành phẩm lại phản đối kịch liệt. Kinh doanh trên thị trường yêu cầu phải tuân thủ luật chơi cạnh tranh, nhưng cạnh tranh luôn làm cho nhà độc quyền mất thị phần. Tuy nhiên, sự san sẻ thị phần là điều chứng tỏ thị trường đang phát triển, người tiêu dùng được hưởng nhiều lợi ích.
Ngày 1/7/2009, Bộ Công Thương đã ra QĐ số 3329 về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu (chủ yếu dùng trong xây dựng) từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore, theo đơn yêu cầu của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera, là Công ty được ủy quyền của Công ty kính nổi Vigracera (VIFG) và Công ty TNHH kính nổi Việt Nam (VFG).
Theo quan điểm của nguyên đơn và kết luận trong báo cáo điều tra sơ bộ của Cục Quản lí cạnh tranh là: ngành sản xuất kính trong nước bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của hàng nhập khẩu.
Chưa đủ yếu tố
Trong công văn gửi Cục Quản lí cạnh tranh - Bộ Công Thương kí ngày 9/12, các doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm nêu rõ là họ không phải là người nhập khẩu đơn thuần mua đi bán lại mà là những nhà sản xuất tiếp theo, sử dụng kính nổi là nguyên liệu.
Do vậy, quyết định áp dụng biện pháp tự vệ hay không là liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này. Hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn là chịu áp lực từ nhiều yếu tố và cũng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp như: giá xăng dầu, năng lực sản xuất của doanh nghiệp do hạn chế về kỹ thuật công nghệ, phương thức kinh doanh không linh hoạt, chứ không đơn thuần là chỉ do sức ép của hàng nhập khẩu.
Theo ý kiến của một doanh nghiệp tại buổi tọa đàm, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng kính nổi của Việt Nam chỉ ở mức 20 triệu USD, tương đương khoảng 8 triệu m2 QTC (mét vuông quy tiêu chuẩn), chưa tới 10% tổng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Đến quý 1/2010, trong nước sẽ có thêm 3 nhà máy sản xuất kính nổi đi vào hoạt động: nhà máy kính nổi Chu Lai, Tràng An và Mỹ Trung Việt. Dự báo tổng sản lượng sản xuất sẽ vượt gấp đôi so với nhu cầu thị trường hiện nay. Liệu kính nổi nhập khẩu có đánh bại sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước?
Theo nội dung của công văn mà các doanh nghiệp kiến nghị lên Cục Quản lí cạnh tranh có 5 phản bác lại lí do sự khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm mà Cty VIFG đã đưa ra làm nguyên nhân trong đơn yêu cầu thực hiện biện pháp tự vệ là do VIFG gặp khó khăn về vấn đề kỹ thuật. Các doanh nghiệp trong ngành kính đã phải sống chung với tình trạng độc quyền của doanh nghiệp trong nước trước năm 2006 (chiếm trên 96% thị phần) và chuyển dần sang vị thế doanh nghiệp thống lĩnh thị phần ở năm 2008.
Theo ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty kính Thuận Thanh, các mặt hàng kính nhập khẩu hầu hết trong nước chưa tự sản xuất được. Các doanh nghiệp sản xuất kính nổi trong nước vẫn chưa đủ năng lực đáp ứng theo nhu cầu của thị trường về số lượng, chủng loại hàng hóa và chất lượng sản phẩm, quy cách sản phẩm. Từ đó, các nhà gia công kính thành phẩm phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng kính nổi trong nước vẫn chiếm tỉ trọng cao 70% trong nguồn nguyên liệu.
Tác động mạnh
Các doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm cho rằng, nếu áp dụng biện pháp tự vệ, tức là tăng thuế tuyệt đối 0,6 USD/m2 QTC hoặc là tăng thuế suất cho thuế nhập khẩu lên mức 40% thay cho mức 5% của hiện nay sẽ tác động mạnh đến mặt bằng giá kính trên thị trường trong nước. Theo quan điểm của họ việc áp dụng biện pháp tự vệ tức là triệt tiêu sự cạnh tranh trên thị trường. 70% sản phẩm kính dùng trên thị trường hiện nay có nguồn gốc từ kính nổi, vì chất lượng tốt hơn và có độ dày và rộng lớn hơn so với sản xuất theo công nghệ cũ. Người tiêu dùng sẽ chịu sự tăng giá, vì hơn 65% mức giá nguyên liệu quyết định. Khi họ quay lưng thì khả năng phát triển của thị trường sẽ chậm lại.
Các nhà sản xuất kính nổi trong nước đang chiếm trên dưới 80% thị phần trên thị trường. Chỉ có cho phép nhập khẩu thì mới có thể tránh được thế độc quyền. Phó Tổng giám đốc Công ty Hoàn Thiện II, ông Lê Anh Hùng cho biết giá cả nguyên liệu kính nổi hiện tại đã tăng 35% so với hồi tháng 6/2009. Chỉ trong vòng vài tháng mà giá kính nguyên liệu trong nước đã có 7 lần điều chỉnh tăng thêm, trong khi đó kính nguyên liệu nhập khẩu lại ổn định giá.
Sự khác biệt về giá giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu chênh lệch nhau 20% - 25%. Hoạt động kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu khá gay gắt. Trong khi đó, nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước lại có dấu hiệu khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng trong nước không được giao đủ hàng, giá cả lại tăng mạnh. Các doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm lo ngại, nếu mức thuế suất 40% được áp dụng thì giá kính nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nhiều so với mức giá hiện nay. Phải chăng VIFG và VFG muốn thực hiện "chiêu" song hành vừa tăng giá vừa thực hiện giữ giá bằng cách yêu cầu biện pháp tự vệ?
Theo ý kiến của luật sư Ngô Quang Thụy: “Với những gì đã và đang xảy ra cho thấy, thiệt hại mà VIFG và VFG đang chịu không thể gọi là nghiêm trọng. Do giá bán của sản phẩm đang tăng, hàng hóa đang khan hiếm và nhu cầu đang tăng. Do đó, căn cứ để áp dụng biện pháp tự vệ chưa thuyết phục”.
Nếu các nhà sản xuất kính nổi trong nước yêu cầu thuế tự vệ thì các nhà sản xuất kính thành phẩm lại phản đối kịch liệt. Kinh doanh trên thị trường yêu cầu phải tuân thủ luật chơi cạnh tranh, nhưng cạnh tranh luôn làm cho nhà độc quyền mất thị phần. Tuy nhiên, sự san sẻ thị phần là điều chứng tỏ thị trường đang phát triển, người tiêu dùng được hưởng nhiều lợi ích.
Ngày 1/7/2009, Bộ Công Thương đã ra QĐ số 3329 về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu (chủ yếu dùng trong xây dựng) từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore, theo đơn yêu cầu của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera, là Công ty được ủy quyền của Công ty kính nổi Vigracera (VIFG) và Công ty TNHH kính nổi Việt Nam (VFG).
Theo quan điểm của nguyên đơn và kết luận trong báo cáo điều tra sơ bộ của Cục Quản lí cạnh tranh là: ngành sản xuất kính trong nước bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của hàng nhập khẩu.
Chưa đủ yếu tố
Trong công văn gửi Cục Quản lí cạnh tranh - Bộ Công Thương kí ngày 9/12, các doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm nêu rõ là họ không phải là người nhập khẩu đơn thuần mua đi bán lại mà là những nhà sản xuất tiếp theo, sử dụng kính nổi là nguyên liệu.
Do vậy, quyết định áp dụng biện pháp tự vệ hay không là liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này. Hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn là chịu áp lực từ nhiều yếu tố và cũng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp như: giá xăng dầu, năng lực sản xuất của doanh nghiệp do hạn chế về kỹ thuật công nghệ, phương thức kinh doanh không linh hoạt, chứ không đơn thuần là chỉ do sức ép của hàng nhập khẩu.
Theo ý kiến của một doanh nghiệp tại buổi tọa đàm, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng kính nổi của Việt Nam chỉ ở mức 20 triệu USD, tương đương khoảng 8 triệu m2 QTC (mét vuông quy tiêu chuẩn), chưa tới 10% tổng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Đến quý 1/2010, trong nước sẽ có thêm 3 nhà máy sản xuất kính nổi đi vào hoạt động: nhà máy kính nổi Chu Lai, Tràng An và Mỹ Trung Việt. Dự báo tổng sản lượng sản xuất sẽ vượt gấp đôi so với nhu cầu thị trường hiện nay. Liệu kính nổi nhập khẩu có đánh bại sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước?
Theo nội dung của công văn mà các doanh nghiệp kiến nghị lên Cục Quản lí cạnh tranh có 5 phản bác lại lí do sự khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm mà Cty VIFG đã đưa ra làm nguyên nhân trong đơn yêu cầu thực hiện biện pháp tự vệ là do VIFG gặp khó khăn về vấn đề kỹ thuật. Các doanh nghiệp trong ngành kính đã phải sống chung với tình trạng độc quyền của doanh nghiệp trong nước trước năm 2006 (chiếm trên 96% thị phần) và chuyển dần sang vị thế doanh nghiệp thống lĩnh thị phần ở năm 2008.
Theo ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty kính Thuận Thanh, các mặt hàng kính nhập khẩu hầu hết trong nước chưa tự sản xuất được. Các doanh nghiệp sản xuất kính nổi trong nước vẫn chưa đủ năng lực đáp ứng theo nhu cầu của thị trường về số lượng, chủng loại hàng hóa và chất lượng sản phẩm, quy cách sản phẩm. Từ đó, các nhà gia công kính thành phẩm phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng kính nổi trong nước vẫn chiếm tỉ trọng cao 70% trong nguồn nguyên liệu.
Tác động mạnh
Các doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm cho rằng, nếu áp dụng biện pháp tự vệ, tức là tăng thuế tuyệt đối 0,6 USD/m2 QTC hoặc là tăng thuế suất cho thuế nhập khẩu lên mức 40% thay cho mức 5% của hiện nay sẽ tác động mạnh đến mặt bằng giá kính trên thị trường trong nước. Theo quan điểm của họ việc áp dụng biện pháp tự vệ tức là triệt tiêu sự cạnh tranh trên thị trường. 70% sản phẩm kính dùng trên thị trường hiện nay có nguồn gốc từ kính nổi, vì chất lượng tốt hơn và có độ dày và rộng lớn hơn so với sản xuất theo công nghệ cũ. Người tiêu dùng sẽ chịu sự tăng giá, vì hơn 65% mức giá nguyên liệu quyết định. Khi họ quay lưng thì khả năng phát triển của thị trường sẽ chậm lại.
Các nhà sản xuất kính nổi trong nước đang chiếm trên dưới 80% thị phần trên thị trường. Chỉ có cho phép nhập khẩu thì mới có thể tránh được thế độc quyền. Phó Tổng giám đốc Công ty Hoàn Thiện II, ông Lê Anh Hùng cho biết giá cả nguyên liệu kính nổi hiện tại đã tăng 35% so với hồi tháng 6/2009. Chỉ trong vòng vài tháng mà giá kính nguyên liệu trong nước đã có 7 lần điều chỉnh tăng thêm, trong khi đó kính nguyên liệu nhập khẩu lại ổn định giá.
Sự khác biệt về giá giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu chênh lệch nhau 20% - 25%. Hoạt động kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu khá gay gắt. Trong khi đó, nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước lại có dấu hiệu khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng trong nước không được giao đủ hàng, giá cả lại tăng mạnh. Các doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm lo ngại, nếu mức thuế suất 40% được áp dụng thì giá kính nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nhiều so với mức giá hiện nay. Phải chăng VIFG và VFG muốn thực hiện "chiêu" song hành vừa tăng giá vừa thực hiện giữ giá bằng cách yêu cầu biện pháp tự vệ?
Theo ý kiến của luật sư Ngô Quang Thụy: “Với những gì đã và đang xảy ra cho thấy, thiệt hại mà VIFG và VFG đang chịu không thể gọi là nghiêm trọng. Do giá bán của sản phẩm đang tăng, hàng hóa đang khan hiếm và nhu cầu đang tăng. Do đó, căn cứ để áp dụng biện pháp tự vệ chưa thuyết phục”.