Nghị trường nóng với chi phí tiếp thị, quảng cáo
Đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng hạn mức chi phí tiếp thị quảng cáo là 15% doanh thu thay vì 15% chi phí hợp lý
Một trong những nội dung gây tranh cãi nhiều nhất trong quá trình sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề hạn mức chi phí tiếp thị, quảng cáo.
Trong các buổi thảo luận tổ tại Quốc hội chiều 21/5, vấn đề này lại được làm nóng bởi các ý kiến đến từ các đại biểu, đặc biệt là các đại biểu doanh nhân.
Theo tờ trình của Chính phủ về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, dự thảo luật có quy định nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15%, đồng thời loại bỏ một số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế.
Trong thời gian qua, các hiệp hội doanh nghiệp liên tục đưa ra các ý kiến phản đối, yêu cầu bỏ hẳn quy định khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy Bộ Tài chính khó tiếp thu đề nghị này mà vẫn bảo lưu quan điểm “nới lỏng” hơn là “bỏ hẳn”.
Các đại biểu Quốc hội dường như cũng cảm nhận được cái khó của Bộ Tài chính nên trong các buổi thảo luận tại tổ, các ý kiến góp ý đã đưa ra giải pháp dung hòa là đề nghị áp dụng tỷ lệ 15% trên doanh thu thay vì 15% trên chi phí hợp lý. Đây chính là cách thức đang được áp dụng tại Trung Quốc và theo các đại biểu, quy định như vậy sẽ tạo thuận lợi đáng kể cho doanh nghiệp.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, cần thiết phải có khống chế mức chi quảng cáo tiếp thị mặc dù hiện nay mức 15% chỉ có một số nước áp dụng, tuy nhiên nếu tính 15% trên doanh thu thì “phù hợp hơn”.
Đại biểu Phạm Huy Hùng, (Hà Nội) cho rằng nên cân nhắc lại mức khống chế 15% trên tổng chi phí được trừ. “Chúng tôi đề nghị nên bỏ quy định này, nếu vẫn quy định thì nên căn cứ vào tổng doanh thu để phù hợp với thông lệ quốc tế", vị Chủ tịch của Ngân hàng Vietinbank, nơi có ngân sách khá lớn cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo, nói.
Một đại biểu doanh nhân khác, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cũng cho rằng không nên khống chế chi phí quảng cáo khuyến mãi ở mức 15% như dự thảo. “Nên trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, không doanh nghiệp chi mà không có tính toán, cũng phải cân đối chi thế nào để có lợi nhất, chi phí quảng cáo khuyến mãi là chi chi phí của doanh nghiệp. Đây cũng là tác nhân chi đầu vào cho ngành công nghiệp quảng cáo”, bà Hường nói.
Quan điểm này cũng nhận được sự chia sẻ từ đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Saigon Co.op, nơi có hệ thống siêu thị rất lớn và có mối quan hệ kinh doanh với hàng ngàn doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.
Thứ Tư, ngày 22/5/2013, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Trong các buổi thảo luận tổ tại Quốc hội chiều 21/5, vấn đề này lại được làm nóng bởi các ý kiến đến từ các đại biểu, đặc biệt là các đại biểu doanh nhân.
Theo tờ trình của Chính phủ về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, dự thảo luật có quy định nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15%, đồng thời loại bỏ một số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế.
Trong thời gian qua, các hiệp hội doanh nghiệp liên tục đưa ra các ý kiến phản đối, yêu cầu bỏ hẳn quy định khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy Bộ Tài chính khó tiếp thu đề nghị này mà vẫn bảo lưu quan điểm “nới lỏng” hơn là “bỏ hẳn”.
Các đại biểu Quốc hội dường như cũng cảm nhận được cái khó của Bộ Tài chính nên trong các buổi thảo luận tại tổ, các ý kiến góp ý đã đưa ra giải pháp dung hòa là đề nghị áp dụng tỷ lệ 15% trên doanh thu thay vì 15% trên chi phí hợp lý. Đây chính là cách thức đang được áp dụng tại Trung Quốc và theo các đại biểu, quy định như vậy sẽ tạo thuận lợi đáng kể cho doanh nghiệp.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, cần thiết phải có khống chế mức chi quảng cáo tiếp thị mặc dù hiện nay mức 15% chỉ có một số nước áp dụng, tuy nhiên nếu tính 15% trên doanh thu thì “phù hợp hơn”.
Đại biểu Phạm Huy Hùng, (Hà Nội) cho rằng nên cân nhắc lại mức khống chế 15% trên tổng chi phí được trừ. “Chúng tôi đề nghị nên bỏ quy định này, nếu vẫn quy định thì nên căn cứ vào tổng doanh thu để phù hợp với thông lệ quốc tế", vị Chủ tịch của Ngân hàng Vietinbank, nơi có ngân sách khá lớn cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo, nói.
Một đại biểu doanh nhân khác, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cũng cho rằng không nên khống chế chi phí quảng cáo khuyến mãi ở mức 15% như dự thảo. “Nên trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, không doanh nghiệp chi mà không có tính toán, cũng phải cân đối chi thế nào để có lợi nhất, chi phí quảng cáo khuyến mãi là chi chi phí của doanh nghiệp. Đây cũng là tác nhân chi đầu vào cho ngành công nghiệp quảng cáo”, bà Hường nói.
Quan điểm này cũng nhận được sự chia sẻ từ đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Saigon Co.op, nơi có hệ thống siêu thị rất lớn và có mối quan hệ kinh doanh với hàng ngàn doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.
Thứ Tư, ngày 22/5/2013, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.