Doanh nghiệp tiếp tục kêu về “trần” chi phí quảng cáo
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục "có ý kiến" về vấn đề khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị
Quy định về hạn chế chi phí quảng cáo khuyến mại của Việt Nam sẽ tiếp tục là chủ đề được các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/5 tới, trước thềm hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG).
Chính sách khống chế quảng cáo khuyến mại đã được áp dụng cho đến nay là 13 năm, kể từ khi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên được Quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ 1/1/1999.
Trong các kỳ sửa đổi luật sau này, mức khống chế có được nới lỏng hơn, từ 7% lên 10% tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và 15% trong 3 năm đầu cho doanh nghiệp mới thành lập tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của các doanh nghiệp, chính sách về khống chế quảng cáo, khuyến mại không có thay đổi nhiều, ở một số giai đoạn thậm chí còn bị thắt chặt hơn khi thông tư mới ban hành bác bỏ những hướng dẫn dưới dạng công văn của cơ quan thuế về cách xác định chi tiết các hạng mục bị khống chế.
Theo bà Hương Vũ, chuyên gia về thuế thuộc công ty tư vấn Ernst&Young, đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng có quy mô lớn và cam kết làm ăn lâu dài tại thị trường Việt Nam thì đây là "một điểm trừ trong môi trường chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam".
Vấn đề là trong những năm đầu, khi Việt Nam giành nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án có vốn nước ngoài, các nhà đầu tư vẫn đánh giá cao sức hấp dẫn của Việt Nam bất chấp có những hạn chế về quảng cáo, khuyến mãi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển và Nhà nước thu hẹp các ưu đãi thuế để chọn lọc đầu tư thì việc áp dụng khống chế quảng cáo, khuyến mãi lại nổi lên thành một trở ngại đáng kể cho quyết định gia nhập thị trường hoặc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã nhiều lần kêu gọi chính phủ xem xét lại chính sách khống chế quảng cáo, khuyến mãi nhưng cho đến giờ vẫn chưa có một tín hiệu tích cực từ phía các cơ quan có thẩm quyền. "Các nhà đầu tư nước ngoài thực sự đang rất trông chờ ở lần sủa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sắp tới và coi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", bà Hương Vũ cho biết.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối năm ngoái, ông Fred Burke, đại diện cho nhóm sản xuất và phân phối, nói đây "là vấn đề tồn tại lâu nhất của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam".
Chính sách khống chế quảng cáo khuyến mại đã được áp dụng cho đến nay là 13 năm, kể từ khi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên được Quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ 1/1/1999.
Trong các kỳ sửa đổi luật sau này, mức khống chế có được nới lỏng hơn, từ 7% lên 10% tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và 15% trong 3 năm đầu cho doanh nghiệp mới thành lập tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của các doanh nghiệp, chính sách về khống chế quảng cáo, khuyến mại không có thay đổi nhiều, ở một số giai đoạn thậm chí còn bị thắt chặt hơn khi thông tư mới ban hành bác bỏ những hướng dẫn dưới dạng công văn của cơ quan thuế về cách xác định chi tiết các hạng mục bị khống chế.
Theo bà Hương Vũ, chuyên gia về thuế thuộc công ty tư vấn Ernst&Young, đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng có quy mô lớn và cam kết làm ăn lâu dài tại thị trường Việt Nam thì đây là "một điểm trừ trong môi trường chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam".
Vấn đề là trong những năm đầu, khi Việt Nam giành nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án có vốn nước ngoài, các nhà đầu tư vẫn đánh giá cao sức hấp dẫn của Việt Nam bất chấp có những hạn chế về quảng cáo, khuyến mãi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển và Nhà nước thu hẹp các ưu đãi thuế để chọn lọc đầu tư thì việc áp dụng khống chế quảng cáo, khuyến mãi lại nổi lên thành một trở ngại đáng kể cho quyết định gia nhập thị trường hoặc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã nhiều lần kêu gọi chính phủ xem xét lại chính sách khống chế quảng cáo, khuyến mãi nhưng cho đến giờ vẫn chưa có một tín hiệu tích cực từ phía các cơ quan có thẩm quyền. "Các nhà đầu tư nước ngoài thực sự đang rất trông chờ ở lần sủa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sắp tới và coi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", bà Hương Vũ cho biết.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối năm ngoái, ông Fred Burke, đại diện cho nhóm sản xuất và phân phối, nói đây "là vấn đề tồn tại lâu nhất của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam".