“Nghịch cảnh” kinh doanh vàng miếng
Nơi thì doanh nghiệp chen chân, nơi thì “cõng vàng miếng lên non”, thu hẹp chênh giá lại ngược lợi ích người nắm giữ
Nơi thì doanh nghiệp chen chân, nơi thì phải “cõng vàng miếng lên non”; thu hẹp chênh lệch giá là yêu cầu, song lại ngược với lợi ích của người nắm giữ… Tuần đầu tổ chức lại mạng lưới kinh doanh vàng miếng có những “nghịch cảnh” như vậy.
Trong số gần 2.500 điểm giao dịch vàng miếng được cấp phép đợt đầu, có tới hơn 1.300 điểm dồn vào Hà Nội và Tp.HCM. Lượng còn lại rải cho 61 tỉnh thành là mỏng, nên giao dịch của người dân tại một số địa bàn xa còn khó khăn.
Nước phải… chảy ngược
Nếu là kinh doanh đơn thuần, mạng lưới giao dịch vàng miếng hiện có không thể trải phẳng trên một bề mặt nhu cầu lồi lõm. Nước không chảy ngược, nên buộc phải bơm để lên các vùng cao.
Ngày 10/1/2013, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tổ chức khai trương điểm giao dịch vàng miếng tại Hà Giang. Bản tin về sự kiện này được phát đi rộng rãi. Đợt rồi Agribank mở 7 điểm mới, tại sao chỉ có mỗi bản tin riêng Hà Giang? Có lẽ nó đại diện cho thông điệp: tại vùng cao, địa đầu tổ quốc cũng đã có điểm phục vụ nhu cầu mua - bán vàng miếng của người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Agribank giải thích: “Chúng tôi là ngân hàng quốc doanh, cùng Ngân hàng Nhà nước triển khai chính sách, tham gia mở rộng mạng lưới kinh doanh vàng miếng. Tất nhiên bước đầu một số điểm hiệu quả chưa cao, nhất là tại các địa bàn vùng cao - vùng xa, nhưng ở đây còn là nhiệm vụ”.
Hiệu quả chưa cao, thậm chí có thể lỗ. Thế nên khi tổ chức lại mạng lưới kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24, không có doanh nghiệp nào để mắt đến 7 tỉnh miền núi phía Bắc cả. Có lẽ họ tiên lượng những địa bàn này không hấp dẫn, nhu cầu không lớn trong khi chi phí, điều kiện vận hành khó khăn. Thực tế qua một tuần triển khai, có những nơi lượng giao dịch chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng nhu cầu của người dân ở những địa bàn đó là có. Nếu chưa đảm bảo đáp ứng thì việc tổ chức lại mạng lưới kinh doanh vàng miếng chưa ổn. Chưa nói các địa bàn vùng cao, ngay một số tỉnh lẻ, những ngày qua đã phát sinh khó khăn trong giao dịch bởi số điểm đáp ứng còn mỏng.
Thế nên, thay vì chen chân tại Hà Nội và Tp.HCM, BIDV và Agribank là hai ngân hàng đầu tiên đi lên các tỉnh miền núi phía Bắc. Họ phải “chảy ngược” vì Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo vào cuộc hỗ trợ, đảm bảo yêu cầu giao dịch của người dân hơn là vì lợi nhuận.
“Tại các địa bàn lớn chúng tôi đã có hai công ty kinh doanh vàng miếng trực thuộc với 19 điểm, như vậy cơ bản là đủ, không phải “xí chỗ” trước rồi mới làm sau như một số người nói. Cái làm sau là xem xét tiếp tục mở rộng mạng lưới tại các địa bàn tỉnh lẻ, nơi giao dịch của người dân còn khó khăn. Đây cũng là nhu cầu của chúng tôi, vì cần đa dạng hóa trong kinh doanh”, ông Bảo cho biết.
Việc xem xét sẽ dựa trên cơ sở nhu cầu. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết là đang tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng vào cuộc, mở rộng mạng lưới tại các địa bàn người dân có nhu cầu giao dịch cao mà hiện đáp ứng còn hạn chế. Do các ngân hàng lớn như Agribank và BIDV mới bắt đầu triển khai, nên việc mở rộng này cần một thời gian nhất định.
Khó “chiều” chênh lệch giá
Những ngày đầu triển khai mạng lưới kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24, giá vàng trong nước liên tục giảm mạnh, chênh lệch so với giá thế giới thu hẹp nhanh. Áp lực thu hẹp chênh lệch đối với Ngân hàng Nhà nước theo đó giảm bớt.
Nhưng, một người trong cuộc cho hay, tình huống trớ trêu mà ông nhận thấy là có những thông tin ngược chiều, cho rằng thị trường bị rối loạn. Khá nhiều nhà đầu tư dự tính rằng, khi hệ thống co hẹp về lượng điểm giao dịch như vậy, cung sẽ vơi đi và sóng tăng giá sẽ thể hiện; song thực tế giá lại quá trái ngược, gây lỗ và “sốc”.
“Con dao đang rơi, anh nhảy vào bắt và đứt tay. Mua xong lỗ cả triệu đồng/lượng ngay hôm sau. Đó là rủi ro trong đầu tư, nhất là với kênh nhạy cảm và khó lường như vàng, không thể gọi là thị trường rối loạn. Hay chênh lệch giá thu hẹp nhanh, người găm giữ vàng bị hao hụt tài sản thì hẳn không hài lòng. Khi chênh cỡ 5 triệu đồng/lượng thì nhiều bức xúc, nay rút được về chênh còn 3 triệu đồng/lượng nhiều người cũng bức xúc”, người trong cuộc này nói.
Và theo ông, với tình hình thị trường theo hướng chính sách quản lý đang triển khai, người dân cũng cần thay đổi hành vi. Đầu tư vàng sẽ không “dễ” theo đám đông, xếp hàng cùng mua cùng bán qua những cơn sốt như trước đây. Sắp tới, khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc điều tiết giá, những cơn sốt bất thường sẽ được hạn chế.
Cơ sở cho nhận định trên có thể sẽ rõ hơn trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ chính thức công bố kế hoạch điều tiết giá cụ thể. Nếu vậy, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới có thể dự tính sẽ tiếp tục được thu hẹp.
Trong số gần 2.500 điểm giao dịch vàng miếng được cấp phép đợt đầu, có tới hơn 1.300 điểm dồn vào Hà Nội và Tp.HCM. Lượng còn lại rải cho 61 tỉnh thành là mỏng, nên giao dịch của người dân tại một số địa bàn xa còn khó khăn.
Nước phải… chảy ngược
Nếu là kinh doanh đơn thuần, mạng lưới giao dịch vàng miếng hiện có không thể trải phẳng trên một bề mặt nhu cầu lồi lõm. Nước không chảy ngược, nên buộc phải bơm để lên các vùng cao.
Ngày 10/1/2013, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tổ chức khai trương điểm giao dịch vàng miếng tại Hà Giang. Bản tin về sự kiện này được phát đi rộng rãi. Đợt rồi Agribank mở 7 điểm mới, tại sao chỉ có mỗi bản tin riêng Hà Giang? Có lẽ nó đại diện cho thông điệp: tại vùng cao, địa đầu tổ quốc cũng đã có điểm phục vụ nhu cầu mua - bán vàng miếng của người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Agribank giải thích: “Chúng tôi là ngân hàng quốc doanh, cùng Ngân hàng Nhà nước triển khai chính sách, tham gia mở rộng mạng lưới kinh doanh vàng miếng. Tất nhiên bước đầu một số điểm hiệu quả chưa cao, nhất là tại các địa bàn vùng cao - vùng xa, nhưng ở đây còn là nhiệm vụ”.
Hiệu quả chưa cao, thậm chí có thể lỗ. Thế nên khi tổ chức lại mạng lưới kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24, không có doanh nghiệp nào để mắt đến 7 tỉnh miền núi phía Bắc cả. Có lẽ họ tiên lượng những địa bàn này không hấp dẫn, nhu cầu không lớn trong khi chi phí, điều kiện vận hành khó khăn. Thực tế qua một tuần triển khai, có những nơi lượng giao dịch chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng nhu cầu của người dân ở những địa bàn đó là có. Nếu chưa đảm bảo đáp ứng thì việc tổ chức lại mạng lưới kinh doanh vàng miếng chưa ổn. Chưa nói các địa bàn vùng cao, ngay một số tỉnh lẻ, những ngày qua đã phát sinh khó khăn trong giao dịch bởi số điểm đáp ứng còn mỏng.
Thế nên, thay vì chen chân tại Hà Nội và Tp.HCM, BIDV và Agribank là hai ngân hàng đầu tiên đi lên các tỉnh miền núi phía Bắc. Họ phải “chảy ngược” vì Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo vào cuộc hỗ trợ, đảm bảo yêu cầu giao dịch của người dân hơn là vì lợi nhuận.
“Tại các địa bàn lớn chúng tôi đã có hai công ty kinh doanh vàng miếng trực thuộc với 19 điểm, như vậy cơ bản là đủ, không phải “xí chỗ” trước rồi mới làm sau như một số người nói. Cái làm sau là xem xét tiếp tục mở rộng mạng lưới tại các địa bàn tỉnh lẻ, nơi giao dịch của người dân còn khó khăn. Đây cũng là nhu cầu của chúng tôi, vì cần đa dạng hóa trong kinh doanh”, ông Bảo cho biết.
Việc xem xét sẽ dựa trên cơ sở nhu cầu. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết là đang tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng vào cuộc, mở rộng mạng lưới tại các địa bàn người dân có nhu cầu giao dịch cao mà hiện đáp ứng còn hạn chế. Do các ngân hàng lớn như Agribank và BIDV mới bắt đầu triển khai, nên việc mở rộng này cần một thời gian nhất định.
Khó “chiều” chênh lệch giá
Những ngày đầu triển khai mạng lưới kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24, giá vàng trong nước liên tục giảm mạnh, chênh lệch so với giá thế giới thu hẹp nhanh. Áp lực thu hẹp chênh lệch đối với Ngân hàng Nhà nước theo đó giảm bớt.
Nhưng, một người trong cuộc cho hay, tình huống trớ trêu mà ông nhận thấy là có những thông tin ngược chiều, cho rằng thị trường bị rối loạn. Khá nhiều nhà đầu tư dự tính rằng, khi hệ thống co hẹp về lượng điểm giao dịch như vậy, cung sẽ vơi đi và sóng tăng giá sẽ thể hiện; song thực tế giá lại quá trái ngược, gây lỗ và “sốc”.
“Con dao đang rơi, anh nhảy vào bắt và đứt tay. Mua xong lỗ cả triệu đồng/lượng ngay hôm sau. Đó là rủi ro trong đầu tư, nhất là với kênh nhạy cảm và khó lường như vàng, không thể gọi là thị trường rối loạn. Hay chênh lệch giá thu hẹp nhanh, người găm giữ vàng bị hao hụt tài sản thì hẳn không hài lòng. Khi chênh cỡ 5 triệu đồng/lượng thì nhiều bức xúc, nay rút được về chênh còn 3 triệu đồng/lượng nhiều người cũng bức xúc”, người trong cuộc này nói.
Và theo ông, với tình hình thị trường theo hướng chính sách quản lý đang triển khai, người dân cũng cần thay đổi hành vi. Đầu tư vàng sẽ không “dễ” theo đám đông, xếp hàng cùng mua cùng bán qua những cơn sốt như trước đây. Sắp tới, khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc điều tiết giá, những cơn sốt bất thường sẽ được hạn chế.
Cơ sở cho nhận định trên có thể sẽ rõ hơn trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ chính thức công bố kế hoạch điều tiết giá cụ thể. Nếu vậy, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới có thể dự tính sẽ tiếp tục được thu hẹp.