Thống đốc: “Không có lợi ích nhóm” trong độc quyền vàng miếng
Nội dung trả lời chất vấn về thị trường vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Với các công văn mang yêu cầu “hỏa tốc”, ngay trước phiên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, nhiều vị đại biểu gửi chất vấn bằng văn bản đã có câu trả lời từ Thống đốc về quản lý thị trường vàng.
Phản ảnh ý kiến cử tri cho rằng cơ chế độc quyền sản xuất vàng SJC chỉ có “người trong cuộc” hưởng lợi lớn, một vị đại biểu hỏi, “nhận định trên của cử tri theo Thống đốc có đúng không? Đến khi nào thì người dân có vàng phi SJC được hưởng cơ chế như doanh nghiệp chuyển sang SJC và chỉ mất từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho người dân đỡ thiệt?”.
“Việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng thông qua sử dụng vàng miếng SJC và yêu cầu Công ty SJC gia công vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước là phù hợp, đảm bảo mục tiêu của Nhà nước về tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, đảm bảo lợi ích cho người dân và hoàn toàn không có lợi ích nhóm hay lợi ích cho Công ty SJC”, Thống đốc Bình khẳng định trong văn bản trả lời.
Ông giải thích rõ, SJC không được sản xuất vàng miếng mà chỉ được gia công vàng miếng SJC 99,99 khi được yêu cầu.
Văn bản trả lời chất vấn cũng cho biết, đến nay Ngân hàng Nhà nước đã cho phép chuyển đổi phần lớn lượng vàng miếng khác SJC sang vàng miếng SJC. Phần còn lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ chế chuyển đổi phù hợp khi người dân có nhu cầu.
Dùng bút đỏ gạch dưới dòng chữ này, vị đại biểu vừa nhận văn bản trả lời chất vấn nói rằng bà chưa đồng tình với câu trả lời của Thống đốc. Vì dân vẫn đang bị thiệt thòi khi chưa được hưởng cơ chế như doanh nghiệp. Vị đại biểu này cũng băn khoăn với khẳng định “không có lợi ích nhóm” trong nội dung trả lời của Thống đốc.
“Có thể, tôi sẽ trực tiếp chất vấn Thống đốc tại hội trường”, bà nói với VnEconomy.
Vẫn liên quan đến thị trường vàng, một vị đại biểu khác đề nghị Thống đốc cho biết số tiền thu được từ việc chuyển vàng miếng khác sang vàng SJC đến thời điểm này là bao nhiêu và do ai quản lý, sử dụng?
Tại văn bản trả lời, Thống đốc đưa ra con số về mức phí gia công vàng miếng SJC là 50.000 đồng/lượng. Đồng thời, ông cho biết doanh nghiệp mua vàng miếng thương hiệu khác SJC và đăng ký chuyển đổi phải chịu trách nhiệm về chất lượng vàng miếng đưa vào gia công và phải chấp nhận rủi ro biến động giá vàng trong thời gian chờ gia công, chuyển đổi thành vàng miếng SJC. Trên cơ sở kết quả kinh doanh mua bán vàng miếng, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Câu trả lời này cũng chưa nhận được sự đồng tình của người chất vấn.
Vị đại biểu này cũng cho biết, ông còn gửi đến người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước câu hỏi: “Thống đốc có báo cáo trước Quốc hội việc quản lý thị trường vàng yếu kém. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Và việc xử lý trách nhiệm đã được thực hiện đến đâu, xử lý như thế nào?”, song Thống đốc chưa có câu trả lời. Bởi vậy, ông sẽ tiếp tục chất vấn ở hội trường.
Ngày 13/11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội từ 9h50 đến 11h30, sau đó sẽ lại tiếp tục từ 14h đến 15h20.
Phản ảnh ý kiến cử tri cho rằng cơ chế độc quyền sản xuất vàng SJC chỉ có “người trong cuộc” hưởng lợi lớn, một vị đại biểu hỏi, “nhận định trên của cử tri theo Thống đốc có đúng không? Đến khi nào thì người dân có vàng phi SJC được hưởng cơ chế như doanh nghiệp chuyển sang SJC và chỉ mất từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho người dân đỡ thiệt?”.
“Việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng thông qua sử dụng vàng miếng SJC và yêu cầu Công ty SJC gia công vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước là phù hợp, đảm bảo mục tiêu của Nhà nước về tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, đảm bảo lợi ích cho người dân và hoàn toàn không có lợi ích nhóm hay lợi ích cho Công ty SJC”, Thống đốc Bình khẳng định trong văn bản trả lời.
Ông giải thích rõ, SJC không được sản xuất vàng miếng mà chỉ được gia công vàng miếng SJC 99,99 khi được yêu cầu.
Văn bản trả lời chất vấn cũng cho biết, đến nay Ngân hàng Nhà nước đã cho phép chuyển đổi phần lớn lượng vàng miếng khác SJC sang vàng miếng SJC. Phần còn lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ chế chuyển đổi phù hợp khi người dân có nhu cầu.
Dùng bút đỏ gạch dưới dòng chữ này, vị đại biểu vừa nhận văn bản trả lời chất vấn nói rằng bà chưa đồng tình với câu trả lời của Thống đốc. Vì dân vẫn đang bị thiệt thòi khi chưa được hưởng cơ chế như doanh nghiệp. Vị đại biểu này cũng băn khoăn với khẳng định “không có lợi ích nhóm” trong nội dung trả lời của Thống đốc.
“Có thể, tôi sẽ trực tiếp chất vấn Thống đốc tại hội trường”, bà nói với VnEconomy.
Vẫn liên quan đến thị trường vàng, một vị đại biểu khác đề nghị Thống đốc cho biết số tiền thu được từ việc chuyển vàng miếng khác sang vàng SJC đến thời điểm này là bao nhiêu và do ai quản lý, sử dụng?
Tại văn bản trả lời, Thống đốc đưa ra con số về mức phí gia công vàng miếng SJC là 50.000 đồng/lượng. Đồng thời, ông cho biết doanh nghiệp mua vàng miếng thương hiệu khác SJC và đăng ký chuyển đổi phải chịu trách nhiệm về chất lượng vàng miếng đưa vào gia công và phải chấp nhận rủi ro biến động giá vàng trong thời gian chờ gia công, chuyển đổi thành vàng miếng SJC. Trên cơ sở kết quả kinh doanh mua bán vàng miếng, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Câu trả lời này cũng chưa nhận được sự đồng tình của người chất vấn.
Vị đại biểu này cũng cho biết, ông còn gửi đến người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước câu hỏi: “Thống đốc có báo cáo trước Quốc hội việc quản lý thị trường vàng yếu kém. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Và việc xử lý trách nhiệm đã được thực hiện đến đâu, xử lý như thế nào?”, song Thống đốc chưa có câu trả lời. Bởi vậy, ông sẽ tiếp tục chất vấn ở hội trường.
Ngày 13/11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội từ 9h50 đến 11h30, sau đó sẽ lại tiếp tục từ 14h đến 15h20.