Nghịch lý giá gas
Nghịch lý là ở chỗ, đường đồ thị giá trong nước lại chưa đuổi kịp mức giảm của thế giới
Sau đợt điều chỉnh giảm giá gần đây nhất vào đầu tháng 6, giá gas trong nước đã ghi nhận tổng cộng 4 lần điều chỉnh liên tiếp kể từ cuối tháng 3/2012. Điều này làm nhẹ bớt nỗi lo còng lưng chạy theo giá của người tiêu dùng. Và đây cũng là những điều chỉnh phù hợp với xu hướng giá thế giới thời gian qua. Tuy nhiên, nghịch lý là ở chỗ, đường đồ thị giá trong nước lại chưa đuổi kịp mức giảm của thế giới.
Ngay từ đầu năm 2012, cuộc đua phi mã của giá gas với việc được điều chỉnh tăng 4 lần, đã đạt mức tăng tổng cộng là 126.000 đồng/bình. Mức giá ở lúc đỉnh của đồ thị tăng lên tới gần 500.000 đồng/bình 12kg.
Trước đà biến động mạnh của mặt hàng này, ngày 2/3, Bộ Tài chính quyết định giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống còn 0% và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh gas giảm giá bán tương ứng. Thị trường lập tức có phản ứng tích cực sau khi có thông tin trên từ Bộ Tài chính. Cuối tháng 3/2012, nhiều công ty gas đã bất ngờ công bố giảm giá thêm 10 nghìn đồng/bình. Sang đến đầu tháng 4, giá mặt hàng này đã tiếp tục giảm tới 72 nghìn đồng/bình 12 kg.
Tiếp đó, tới đầu tháng 5 và tháng 6, giá gas tiếp tục được các công ty giảm mạnh theo xu hướng thế giới. Và ở lần điều chỉnh giảm gần nhất, là kể từ ngày 1/6, giá bán gas của một đại diện lớn phía Nam là Saigon Petro đã giảm 2.500 đồng/kg (đã có VAT), tương đương 30.000 đồng/bình 12kg so với giá gas tháng 5; tương ứng, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong khu vực phía Nam là 340.000 đồng/bình 12kg (giá tháng 5 là 370.000 đồng/bình 12 kg).
Khảo sát sơ bộ trên thị trường Hà Nội những ngày đầu tháng 6 cũng cho thấy, giá gas (loại bình 12kg) cũng chỉ dao động về mức từ 340-370 nghìn đồng/bình. Đây là lần điều chỉnh giá sâu thứ 3 kể từ đầu năm tới nay và được nhìn nhận như một tín hiệu tích cực của thị trường gas trong nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, dù đã có những động thái phản ứng tích cực với xu hướng chung của thế giới, nhưng nếu làm phép so sánh giữa mức giảm giá gas trong nước với mức giảm của giá hợp đồng (CP) thế giới, sẽ thấy vẫn còn sự khập khiễng. Cụ thể, khi giá thế giới tăng, giá gas trong nước lập tức chạy nhanh hơn giá thế giới còn khi giá thế giới điều chỉnh giảm, thì giá trong nước lại “đủng đỉnh” giảm chậm hơn.
Nhìn lại những con số thống kê 2 quý đầu năm cho thấy, nếu như trong tháng đầu tiên của năm 2012, khi giá CP tăng 85 USD/tấn (tương đương gần 1.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 2.000 đồng/kg. Sang tháng 2, nếu như giá CP tăng 145 USD/tấn (tương đương khoảng 3.000 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 3.500 đồng/kg. Và trong tháng cuối cùng của quý 1/2012, khi giá CP thế giới được điều chỉnh tăng 180 USD/tấn (tương đương gần 3.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ trong nước tăng hơn 4.300 đồng/kg.
Ngược lại, trong quý 2/2012, nếu như trong tháng 4, giá CP điều chỉnh giảm 17,6% thì giá bán lẻ trong nước giảm 15%. Tương tự, tháng 5, giá CP giảm 14% thì giá bán lẻ chỉ giảm 8,6%. Hay như trong tháng 6, khi mà giá gas trong nước được coi là có lần điều chỉnh sâu nhất thì trên thực tế, giá hợp đồng thế giới giảm 15% nhưng giá bán lẻ cũng chỉ giảm 8%.
Nghịch lý giá gas trong nước tăng- giảm dù cùng chiều nhưng không cùng tốc độ với giá thế giới, theo đánh giá, không chỉ bây giờ mới xuất hiện, mà đã tồn tại nhiều năm nay trên thị trường gas Việt Nam, và đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Kết quả, người tiêu dùng trong nước luôn phải gánh vai chịu thiệt.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại luôn than phiền về những khó khăn trong hoạt động kinh doanh gas. Đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam than phiền: trong 5 tháng đầu năm 2012, giá gas biến động liên tục với biên độ tăng/giảm rất mạnh nên doanh nghiệp kinh doanh gas gặp không ít khó khăn trong điều tiết nguồn nhập khẩu và xử lý hàng tồn. Thêm vào đó, do Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng từ 15/5-6/6 nên nguồn gas cần nhập khẩu tăng mạnh... Tất cả các nguyên nhân này được lý giải cho việc giá gas trong nước (tháng 6) chỉ giảm khoảng 50% so với mức giảm của giá hợp đồng thế giới.
Theo quy định của Nghị định 107 về kinh doanh gas, việc quản lý nhà nước về giá gas có đặc thù khác so với các mặt hàng như xăng dầu. Là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, phổ biến nhưng việc sản xuất, kinh doanh gas đang phụ thuộc nhiều vào giá nhập khẩu. doanh nghiệp kinh doanh gas được tự đăng ký kê khai giá với Bộ Tài chính. Chính vì vậy, doanh nghiệp dễ có cơ hội tăng giá tùy tiện, nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp quản lý sát sao.
Theo tính toán, giá mặt hàng gas trong nước hiện vẫn chưa phù hợp với xu hướng thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu phải có biện pháp buộc các doanh nghiệp cần tiếp tục tính toán để điều chỉnh giảm giá tiếp trong thời gian tới. Trong một cuộc họp thường kỳ mới đây, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, ông Nguyễn Xuân Chiến đã cho biết, để giá gas có thể theo sát thị trường thế giới, sắp tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất với các doanh nghiệp tiếp tục giảm giá mặt hàng này.
Những nghịch lý trên thị trường gas có sớm được giải quyết hay không, vẫn đang trông chờ ở những biện pháp mạnh tay hơn từ các cơ quan chức năng và “ý thức tự giác của chính doanh nghiệp”.
Ngay từ đầu năm 2012, cuộc đua phi mã của giá gas với việc được điều chỉnh tăng 4 lần, đã đạt mức tăng tổng cộng là 126.000 đồng/bình. Mức giá ở lúc đỉnh của đồ thị tăng lên tới gần 500.000 đồng/bình 12kg.
Trước đà biến động mạnh của mặt hàng này, ngày 2/3, Bộ Tài chính quyết định giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống còn 0% và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh gas giảm giá bán tương ứng. Thị trường lập tức có phản ứng tích cực sau khi có thông tin trên từ Bộ Tài chính. Cuối tháng 3/2012, nhiều công ty gas đã bất ngờ công bố giảm giá thêm 10 nghìn đồng/bình. Sang đến đầu tháng 4, giá mặt hàng này đã tiếp tục giảm tới 72 nghìn đồng/bình 12 kg.
Tiếp đó, tới đầu tháng 5 và tháng 6, giá gas tiếp tục được các công ty giảm mạnh theo xu hướng thế giới. Và ở lần điều chỉnh giảm gần nhất, là kể từ ngày 1/6, giá bán gas của một đại diện lớn phía Nam là Saigon Petro đã giảm 2.500 đồng/kg (đã có VAT), tương đương 30.000 đồng/bình 12kg so với giá gas tháng 5; tương ứng, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong khu vực phía Nam là 340.000 đồng/bình 12kg (giá tháng 5 là 370.000 đồng/bình 12 kg).
Khảo sát sơ bộ trên thị trường Hà Nội những ngày đầu tháng 6 cũng cho thấy, giá gas (loại bình 12kg) cũng chỉ dao động về mức từ 340-370 nghìn đồng/bình. Đây là lần điều chỉnh giá sâu thứ 3 kể từ đầu năm tới nay và được nhìn nhận như một tín hiệu tích cực của thị trường gas trong nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, dù đã có những động thái phản ứng tích cực với xu hướng chung của thế giới, nhưng nếu làm phép so sánh giữa mức giảm giá gas trong nước với mức giảm của giá hợp đồng (CP) thế giới, sẽ thấy vẫn còn sự khập khiễng. Cụ thể, khi giá thế giới tăng, giá gas trong nước lập tức chạy nhanh hơn giá thế giới còn khi giá thế giới điều chỉnh giảm, thì giá trong nước lại “đủng đỉnh” giảm chậm hơn.
Nhìn lại những con số thống kê 2 quý đầu năm cho thấy, nếu như trong tháng đầu tiên của năm 2012, khi giá CP tăng 85 USD/tấn (tương đương gần 1.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 2.000 đồng/kg. Sang tháng 2, nếu như giá CP tăng 145 USD/tấn (tương đương khoảng 3.000 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 3.500 đồng/kg. Và trong tháng cuối cùng của quý 1/2012, khi giá CP thế giới được điều chỉnh tăng 180 USD/tấn (tương đương gần 3.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ trong nước tăng hơn 4.300 đồng/kg.
Ngược lại, trong quý 2/2012, nếu như trong tháng 4, giá CP điều chỉnh giảm 17,6% thì giá bán lẻ trong nước giảm 15%. Tương tự, tháng 5, giá CP giảm 14% thì giá bán lẻ chỉ giảm 8,6%. Hay như trong tháng 6, khi mà giá gas trong nước được coi là có lần điều chỉnh sâu nhất thì trên thực tế, giá hợp đồng thế giới giảm 15% nhưng giá bán lẻ cũng chỉ giảm 8%.
Nghịch lý giá gas trong nước tăng- giảm dù cùng chiều nhưng không cùng tốc độ với giá thế giới, theo đánh giá, không chỉ bây giờ mới xuất hiện, mà đã tồn tại nhiều năm nay trên thị trường gas Việt Nam, và đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Kết quả, người tiêu dùng trong nước luôn phải gánh vai chịu thiệt.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại luôn than phiền về những khó khăn trong hoạt động kinh doanh gas. Đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam than phiền: trong 5 tháng đầu năm 2012, giá gas biến động liên tục với biên độ tăng/giảm rất mạnh nên doanh nghiệp kinh doanh gas gặp không ít khó khăn trong điều tiết nguồn nhập khẩu và xử lý hàng tồn. Thêm vào đó, do Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng từ 15/5-6/6 nên nguồn gas cần nhập khẩu tăng mạnh... Tất cả các nguyên nhân này được lý giải cho việc giá gas trong nước (tháng 6) chỉ giảm khoảng 50% so với mức giảm của giá hợp đồng thế giới.
Theo quy định của Nghị định 107 về kinh doanh gas, việc quản lý nhà nước về giá gas có đặc thù khác so với các mặt hàng như xăng dầu. Là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, phổ biến nhưng việc sản xuất, kinh doanh gas đang phụ thuộc nhiều vào giá nhập khẩu. doanh nghiệp kinh doanh gas được tự đăng ký kê khai giá với Bộ Tài chính. Chính vì vậy, doanh nghiệp dễ có cơ hội tăng giá tùy tiện, nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp quản lý sát sao.
Theo tính toán, giá mặt hàng gas trong nước hiện vẫn chưa phù hợp với xu hướng thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu phải có biện pháp buộc các doanh nghiệp cần tiếp tục tính toán để điều chỉnh giảm giá tiếp trong thời gian tới. Trong một cuộc họp thường kỳ mới đây, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, ông Nguyễn Xuân Chiến đã cho biết, để giá gas có thể theo sát thị trường thế giới, sắp tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất với các doanh nghiệp tiếp tục giảm giá mặt hàng này.
Những nghịch lý trên thị trường gas có sớm được giải quyết hay không, vẫn đang trông chờ ở những biện pháp mạnh tay hơn từ các cơ quan chức năng và “ý thức tự giác của chính doanh nghiệp”.