Người tiêu dùng toàn cầu sa sút niềm tin
Niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu trong quý 2 năm nay đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm rưỡi
Niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu trong quý 2 năm nay đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm rưỡi do ảnh hưởng của viễn cảnh kinh tế bất ổn, khủng hoảng nợ ở châu Âu và lạm phát leo thang, kết quả một cuộc điều tra đã chỉ ra.
Theo hãng tin Reuters, trong kết quả cuộc thăm dò người tiêu dùng hàng quý do hãng tư vấn Nielsen thực hiện, niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong quý vừa qua đã giảm dưới mức của thời điểm 6 tháng cuối năm 2009 - khi suy thoái toàn cầu đạt đỉnh.
Trên phạm vi toàn cầu, người tiêu dùng có kế hoạch thắt lưng buộc bụng trong những tháng sắp tới đối với tất cả mọi hoạt động chi tiêu, từ đầu tư cổ phiếu đến mua quần áo, từ đi nghỉ đến nâng cấp đồ dụng công nghệ. Trong 12 tháng vừa qua, người tiêu dùng toàn cầu ít thận trọng hơn thời điểm này.
30% người tiêu dùng Mỹ được hỏi cho biết, họ không dư dả tiền mặt để tiêu xài ngoài các nhu cầu thiết yếu. Tỷ lệ này là 25% đối với người tiêu dùng ở khu vực Trung Đông và châu Phi, 22% đối với người tiêu dùng châu Âu.
Tại nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc, niềm tin người tiêu dùng giảm mạnh theo sự đi lên của lạm phát. Tương tự, người tiêu dùng ở Trung Đông cũng suy giảm niềm tin vì giá cả gia tăng và triển vọng chính trị trở nên mờ mịt sau những cuộc xung đột gần đây. Trong số 56 quốc gia được Nielsen điều tra với sự tham gia của 31.000 người tiêu dùng, Ai Cập và Saudi Arabia là hai nước có mức suy giảm niềm tin tiêu dùng mạnh nhất trong quý 2 so với quý 1.
Tuy nhiên, “đội sổ” là niềm tin của người tiêu dùng ở các nước trong khối Eurozone, trong đó thấp nhất là Hy Lạp, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ. Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Italy cũng nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng.
Ấn Độ vẫn là quốc gia nơi người tiêu dùng lạc quan nhất trong cuộc thăm dò của Nielsen, nhưng mức độ lạc quan cũng đã giảm so với quý 1. Nhìn chung, người tiêu dùng tại châu Á vẫn lạc quan hơn các khu vực khác, trừ ở một số nước như Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy vậy, lạm phát gia tăng đang làm suy giảm sức mua của dân châu Á.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng bình quân toàn cầu của Nielsen trong quý 2 giảm 3 điểm so với quý 1, còn 89 điểm, thấp nhất kể từ quý 4/2009. Điểm số dưới 100 cho thấy sự bi quan về triển vọng tiêu dùng những tháng trước mắt.
“Những thống kê kinh tế bất lợi, sản xuất công nghiệp giảm tốc và lạm phát ở châu Á, khủng hoảng nợ căng thẳng ở châu Âu, bất ổn chính trị ở Trung Đông và chi phí sinh hoạt gia tăng của các hộ gia đình Mỹ đã tác động xấu tới niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng”, chuyên gia kinh tế trưởng Venkatesh Bala thuộc Nielsen phát biểu.
“Những kỳ vọng về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 12 tháng tới đã suy giảm nhiều trong quý 2 vừa qua, khi mà phần đông người tiêu dùng vẫn giữ tâm trạng của thời suy thoái”, ông Bala nói.
Ông Todd Hale, Phó chủ tịch Nielsen tại Mỹ, thì cho rằng, người tiêu dùng nước này đã bị “hạ gục” bởi một loạt yếu tố bất lợi. “Do giá xăng dầu tăng nhanh, áp lực lạm phát, thị trường nhà đất còn suy giảm, thị trường việc làm trì trệ, thời tiết không ổn định gây bão lụt… niềm tin người tiêu dùng Mỹ suy giảm”, ông Hale phát biểu.
Theo hãng tin Reuters, trong kết quả cuộc thăm dò người tiêu dùng hàng quý do hãng tư vấn Nielsen thực hiện, niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong quý vừa qua đã giảm dưới mức của thời điểm 6 tháng cuối năm 2009 - khi suy thoái toàn cầu đạt đỉnh.
Trên phạm vi toàn cầu, người tiêu dùng có kế hoạch thắt lưng buộc bụng trong những tháng sắp tới đối với tất cả mọi hoạt động chi tiêu, từ đầu tư cổ phiếu đến mua quần áo, từ đi nghỉ đến nâng cấp đồ dụng công nghệ. Trong 12 tháng vừa qua, người tiêu dùng toàn cầu ít thận trọng hơn thời điểm này.
30% người tiêu dùng Mỹ được hỏi cho biết, họ không dư dả tiền mặt để tiêu xài ngoài các nhu cầu thiết yếu. Tỷ lệ này là 25% đối với người tiêu dùng ở khu vực Trung Đông và châu Phi, 22% đối với người tiêu dùng châu Âu.
Tại nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc, niềm tin người tiêu dùng giảm mạnh theo sự đi lên của lạm phát. Tương tự, người tiêu dùng ở Trung Đông cũng suy giảm niềm tin vì giá cả gia tăng và triển vọng chính trị trở nên mờ mịt sau những cuộc xung đột gần đây. Trong số 56 quốc gia được Nielsen điều tra với sự tham gia của 31.000 người tiêu dùng, Ai Cập và Saudi Arabia là hai nước có mức suy giảm niềm tin tiêu dùng mạnh nhất trong quý 2 so với quý 1.
Tuy nhiên, “đội sổ” là niềm tin của người tiêu dùng ở các nước trong khối Eurozone, trong đó thấp nhất là Hy Lạp, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ. Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Italy cũng nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng.
Ấn Độ vẫn là quốc gia nơi người tiêu dùng lạc quan nhất trong cuộc thăm dò của Nielsen, nhưng mức độ lạc quan cũng đã giảm so với quý 1. Nhìn chung, người tiêu dùng tại châu Á vẫn lạc quan hơn các khu vực khác, trừ ở một số nước như Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy vậy, lạm phát gia tăng đang làm suy giảm sức mua của dân châu Á.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng bình quân toàn cầu của Nielsen trong quý 2 giảm 3 điểm so với quý 1, còn 89 điểm, thấp nhất kể từ quý 4/2009. Điểm số dưới 100 cho thấy sự bi quan về triển vọng tiêu dùng những tháng trước mắt.
“Những thống kê kinh tế bất lợi, sản xuất công nghiệp giảm tốc và lạm phát ở châu Á, khủng hoảng nợ căng thẳng ở châu Âu, bất ổn chính trị ở Trung Đông và chi phí sinh hoạt gia tăng của các hộ gia đình Mỹ đã tác động xấu tới niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng”, chuyên gia kinh tế trưởng Venkatesh Bala thuộc Nielsen phát biểu.
“Những kỳ vọng về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 12 tháng tới đã suy giảm nhiều trong quý 2 vừa qua, khi mà phần đông người tiêu dùng vẫn giữ tâm trạng của thời suy thoái”, ông Bala nói.
Ông Todd Hale, Phó chủ tịch Nielsen tại Mỹ, thì cho rằng, người tiêu dùng nước này đã bị “hạ gục” bởi một loạt yếu tố bất lợi. “Do giá xăng dầu tăng nhanh, áp lực lạm phát, thị trường nhà đất còn suy giảm, thị trường việc làm trì trệ, thời tiết không ổn định gây bão lụt… niềm tin người tiêu dùng Mỹ suy giảm”, ông Hale phát biểu.