Người Việt tại Nga sẽ sống ra sao?
Bắt đầu từ 15/1/2007, nghị định về lao động và nhập cư đối với người nước ngoài tại Nga đã có hiệu lực thực thi
Bắt đầu từ 15/1/2007, nghị định về lao động và nhập cư đối với người nước ngoài tại Nga đã có hiệu lực thực thi.
Cũng như nhiều người nước ngoài khác đang sinh sống và làm ăn tại Liên bang Nga, cộng đồng người Việt Nam đang hoang mang, bởi nếu nghị định này được thực thi nghiêm chỉnh, sẽ có tới 40% người Việt Nam tại Liên bang Nga phải về nước. Theo ước tính chưa đầy đủ, hiện nay ở Liên bang Nga có hơn 85.000 người Việt Nam làm ăn, sinh sống và học tập.
Theo Luật mới của Chính phủ Nga đối với công dân nước ngoài, từ ngày 15/1/2007 hạn chế số lượng người nước ngoài bán lẻ xuống còn 40% và sau ngày 1/4 sẽ không còn người nước ngoài nào bán hàng tại các chợ của Liên bang Nga.
Luật mới này liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến bà con người Việt Nam đang buôn bán tại Nga. Ước tính có tới trên 50 nghìn người, chiếm 80% số người Việt Nam tại Nga đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi trong Luật Ngoại kiều của Liên bang Nga.
Tuy nhiên, qua 3 ngày thực thi chính sách mới về lao động và nhập cư đối với người nước ngoài, tình hình cộng đồng người Việt Nam trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga chưa có xáo trộn lớn. Tại hầu hết những khu chợ dành cho người nước ngoài ở các thành phố lớn, người Việt Nam vẫn buôn bán, nhưng với một tâm trạng phấp phỏng lo âu.
Anh Lê Thành Độ, Chủ tịch Hội đồng hương Việt Nam tại tỉnh Svetlov cho biết, trong những ngày qua những người Việt Nam có đầy đủ giấy cư trú hợp pháp vẫn ra bán hàng ở chợ, song tâm lý của họ rất hoang mang, không dám tiếp tục đầu tư tiền bạc vào hàng hóa. Các công ty của người Việt Nam tại Svetlov đang tích cực đàm phán với chính quyền địa phương để được cấp phép chuyển hình thức bán hàng cho bà con từ bán lẻ sang bán buôn.
Bà Đào Thị Côi, chủ một khu chợ Việt Nam tại thành phố Kadan thông báo, công ty Vitarus của bà đã được chính quyền sở tại cho phép làm thủ tục nhận quyền tạm trú 3 năm tại thành phố. Luật không cấm những người này bán lẻ. Con số nhân viên của công ty là 200 người, chiếm khoảng 1/2 tổng số người Việt Nam tại Kadan.
Tại Vongagrad, đang có khoảng 200 người Việt Nam không có đầy đủ giấy tờ cư trú chuẩn bị về nước. Số còn lại (khoảng 250 người) là nhân viên các công ty người Việt sẽ trụ lại bằng hình thức chuyển đổi từ bán lẻ sang bán buôn. Một số chợ ở Vùng Irkutsk của người Trung Quốc và Việt Nam đã bị đóng cửa.
Theo anh Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại đây, có gần 100 quầy hàng của người Việt Nam đã bị thu hồi. Hiện nay những người bị mất chỗ chỉ biết ngồi nhà và chờ đợi. Anh cũng cho biết, công ty của anh đang tích cực hoàn thiện giấy tờ cho 200 công dân Việt Nam được ở lại làm việc tại thành phố. Chính quyền sở tại ủng hộ việc làm này.
Tại Moskva, tình hình yên ắng hơn cả. Quần thể chợ Vòm vẫn hoạt động như thường lệ. Tuy nhiên, họ buôn bán cầm chừng, chủ yếu là bán hàng tồn. Sáng hôm qua cảnh sát cũng đã xuất hiện tại chợ ACT và KT, nhưng chỉ kiểm tra qua loa người nước ngoài.
Ngày 15/1, ông Vyacheslav Postabnin, Phó giám đốc Cơ quan di trú Liên bang Nga (FMS), khi trả lời phỏng vấn của báo chí Nga đã nêu rõ: “Tất cả các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật mới đều đã sẵn sàng. Điều quan trọng đối với FMS là không còn lao động nhập cư vi phạm Luật Di trú, để sẽ không còn chuyện kiểm tra giấy tờ người nước ngoài trên đường phố”.
Theo quy định cũ, nếu người lao động nước ngoài có đầy đủ giấy tờ, có thẻ lao động chưa hết hạn thì chủ chợ không có quyền phá bỏ hợp đồng đã ký. Còn điều sửa đổi mới đây trong Luật Lao động cho phép phá bỏ hợp đồng vì những nguyên nhân không phụ thuộc người sử dụng lao động cũng như vào bản thân người lao động.
“Từ 1/4/2007 tại các chợ bán lẻ sẽ không có một người nước ngoài nào hết. Còn nếu yêu cầu này không được đáp ứng thì doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người nước ngoài không được bán lẻ nhưng có thể chuyển sang bán buôn”, ông Vyacheslav Postabnin nói.
Vào trung tuần tháng 12/2006, Đại sứ quán Việt Nam và Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Cộng đồng Việt Nam tại Nga trước bối cảnh mới”, phổ biến tới các đơn vị những chính sách mới của Nga đối với người nước ngoài. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga cũng không biết làm gì hơn là nghe ngóng và chờ đợi.
Cũng như nhiều người nước ngoài khác đang sinh sống và làm ăn tại Liên bang Nga, cộng đồng người Việt Nam đang hoang mang, bởi nếu nghị định này được thực thi nghiêm chỉnh, sẽ có tới 40% người Việt Nam tại Liên bang Nga phải về nước. Theo ước tính chưa đầy đủ, hiện nay ở Liên bang Nga có hơn 85.000 người Việt Nam làm ăn, sinh sống và học tập.
Theo Luật mới của Chính phủ Nga đối với công dân nước ngoài, từ ngày 15/1/2007 hạn chế số lượng người nước ngoài bán lẻ xuống còn 40% và sau ngày 1/4 sẽ không còn người nước ngoài nào bán hàng tại các chợ của Liên bang Nga.
Luật mới này liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến bà con người Việt Nam đang buôn bán tại Nga. Ước tính có tới trên 50 nghìn người, chiếm 80% số người Việt Nam tại Nga đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi trong Luật Ngoại kiều của Liên bang Nga.
Tuy nhiên, qua 3 ngày thực thi chính sách mới về lao động và nhập cư đối với người nước ngoài, tình hình cộng đồng người Việt Nam trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga chưa có xáo trộn lớn. Tại hầu hết những khu chợ dành cho người nước ngoài ở các thành phố lớn, người Việt Nam vẫn buôn bán, nhưng với một tâm trạng phấp phỏng lo âu.
Anh Lê Thành Độ, Chủ tịch Hội đồng hương Việt Nam tại tỉnh Svetlov cho biết, trong những ngày qua những người Việt Nam có đầy đủ giấy cư trú hợp pháp vẫn ra bán hàng ở chợ, song tâm lý của họ rất hoang mang, không dám tiếp tục đầu tư tiền bạc vào hàng hóa. Các công ty của người Việt Nam tại Svetlov đang tích cực đàm phán với chính quyền địa phương để được cấp phép chuyển hình thức bán hàng cho bà con từ bán lẻ sang bán buôn.
Bà Đào Thị Côi, chủ một khu chợ Việt Nam tại thành phố Kadan thông báo, công ty Vitarus của bà đã được chính quyền sở tại cho phép làm thủ tục nhận quyền tạm trú 3 năm tại thành phố. Luật không cấm những người này bán lẻ. Con số nhân viên của công ty là 200 người, chiếm khoảng 1/2 tổng số người Việt Nam tại Kadan.
Tại Vongagrad, đang có khoảng 200 người Việt Nam không có đầy đủ giấy tờ cư trú chuẩn bị về nước. Số còn lại (khoảng 250 người) là nhân viên các công ty người Việt sẽ trụ lại bằng hình thức chuyển đổi từ bán lẻ sang bán buôn. Một số chợ ở Vùng Irkutsk của người Trung Quốc và Việt Nam đã bị đóng cửa.
Theo anh Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại đây, có gần 100 quầy hàng của người Việt Nam đã bị thu hồi. Hiện nay những người bị mất chỗ chỉ biết ngồi nhà và chờ đợi. Anh cũng cho biết, công ty của anh đang tích cực hoàn thiện giấy tờ cho 200 công dân Việt Nam được ở lại làm việc tại thành phố. Chính quyền sở tại ủng hộ việc làm này.
Tại Moskva, tình hình yên ắng hơn cả. Quần thể chợ Vòm vẫn hoạt động như thường lệ. Tuy nhiên, họ buôn bán cầm chừng, chủ yếu là bán hàng tồn. Sáng hôm qua cảnh sát cũng đã xuất hiện tại chợ ACT và KT, nhưng chỉ kiểm tra qua loa người nước ngoài.
Ngày 15/1, ông Vyacheslav Postabnin, Phó giám đốc Cơ quan di trú Liên bang Nga (FMS), khi trả lời phỏng vấn của báo chí Nga đã nêu rõ: “Tất cả các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật mới đều đã sẵn sàng. Điều quan trọng đối với FMS là không còn lao động nhập cư vi phạm Luật Di trú, để sẽ không còn chuyện kiểm tra giấy tờ người nước ngoài trên đường phố”.
Theo quy định cũ, nếu người lao động nước ngoài có đầy đủ giấy tờ, có thẻ lao động chưa hết hạn thì chủ chợ không có quyền phá bỏ hợp đồng đã ký. Còn điều sửa đổi mới đây trong Luật Lao động cho phép phá bỏ hợp đồng vì những nguyên nhân không phụ thuộc người sử dụng lao động cũng như vào bản thân người lao động.
“Từ 1/4/2007 tại các chợ bán lẻ sẽ không có một người nước ngoài nào hết. Còn nếu yêu cầu này không được đáp ứng thì doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người nước ngoài không được bán lẻ nhưng có thể chuyển sang bán buôn”, ông Vyacheslav Postabnin nói.
Vào trung tuần tháng 12/2006, Đại sứ quán Việt Nam và Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Cộng đồng Việt Nam tại Nga trước bối cảnh mới”, phổ biến tới các đơn vị những chính sách mới của Nga đối với người nước ngoài. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga cũng không biết làm gì hơn là nghe ngóng và chờ đợi.