Nhà băng chuyển hướng sang dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Theo các chuyên gia, mảng dịch vụ bán lẻ được coi là chìa khóa cho sự tăng trưởng của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh dịch vụ tới các khách hàng doanh nghiệp lớn bị hạn chế, các nhà băng chuyển hướng nỗ lực tìm kiếm cơ hội trong mảng ngân hàng bán lẻ.
Theo các chuyên gia, mảng dịch vụ bán lẻ được coi là chìa khóa cho sự tăng trưởng của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, thị trường đang chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt giữa các ngân hàng nội địa và quốc tế bởi chính những lợi ích mà phân khúc này có khả năng mang lại trong chiến lược kinh doanh dài hạn của mỗi ngân hàng.
Ngân hàng bán lẻ - xu hướng tất yếu
Vài năm trở lại đây, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến các doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao, nhu cầu vay vốn khá hạn chế. Trong khi đó, nguồn tiền gửi vào vẫn dồi dào nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp chưa được cải thiện nên tình trạng thừa tiền - thiếu vốn vẫn tiếp diễn ngay cả khi các ngân hàng đã tung ra nhiều chương trình cho vay ưu đãi.
Trước tình trạng trên, các ngân hàng không còn cách nào khác là phải mở rộng thị trường bán lẻ, chú trọng vào những sản phẩm như: phát hành thêm các loại thẻ, cho vay tiêu dùng...
Mặc dù phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt nhưng nhiều ngân hàng vẫn quyết tâm đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ bởi dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác đầy đủ. Hiện Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố để phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ.
Trong đó, cũng như nhiều nền kinh tế khác, Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây chính là một hệ thống khách hàng tương thích tối ưu với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bán lẻ.
Ngoài ra, Việt Nam - một nền kinh tế có dân số lớn vừa cán mốc 90 triệu dân, trong đó, hơn 50% thuộc độ tuổi lao động với dân trí ngày càng cao cho thấy tiềm năng tiêu thụ của một thị trường phát triển ngân hàng bán lẻ rộng lớn. Những xu hướng tiêu dùng đã được hình thành rõ nét trong đời sống xã hội. Người dân tích lũy và tiêu dùng thông minh với những giải pháp tài chính cá nhân hết sức chủ động và hiện đại.
Không chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, các ngân hàng lớn cũng đua nhau đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường bán lẻ. Cùng với việc đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ thẻ cũng được các ngân hàng chú trọng.
Theo thống kê, toàn hệ thống ngân hàng đến nay đã phát triển 60 triệu thẻ, với mạng lưới thanh toán hơn 16.000 ATM và hàng trăm nghìn đơn vị chấp nhận thanh toán trực tuyến. Dịch vụ liên quan đến thẻ như mobile banking và internet banking cũng khá phát triển.
Chiến lược tạo sự khác biệt
Tiềm năng của thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể vận hành được một ngân hàng bán lẻ thực sự, các ngân hàng phải đáp ứng được năng lực quản trị và công nghệ. Và khi cùng có nhiều ngân hàng định hướng bán lẻ, thì thương hiệu và sự khác biệt về chất lượng dịch vụ của từng ngân hàng sẽ quyết định sự thành bại của ngân hàng đó.
Cuộc cạnh tranh gay gắt trong mảng bán lẻ đã khiến các ngân hàng có những thay đổi tích cực cả về chiến lược quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Trong đó, không ít các ngân hàng mạnh tay đầu tư quảng bá thương hiệu. Điển hình là chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu của OceanBank.
Đầu năm 2013, một bộ nhận diện thương hiệu mới được OceanBank đầu tư hàng triệu USD đã ra đời song song với chiến lược chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới của OceanBank được các khách hàng đánh giá rất cao về sự thân thiện, hiện đại, tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác từ logo, màu sắc cho tới không gian giao dịch.
“Việc thay đổi nhận diện thương hiệu theo hướng khẳng định cá tính thương hiệu: đơn giản, thân thiện, thuận tiện đã nhận được phản hồi tích cực của khách hàng, giúp OceanBank thu hút thêm nhiều khách hàng mới, gia tăng sức cạnh tranh", ông Trần Thanh Quang, Phó tổng giám đốc OceanBank cho biết.
Bên cạnh việc thay đổi thương hiệu, OceanBank còn đẩy mạnh phát triển những sản phẩm mới, gia tăng tiện ích cho sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
OceanBank đã khai thác yếu tố tâm lý khách hàng để tạo được sự khác biệt khi phát triển thành công nhiều sản phẩm như: tiết kiệm gửi góp yêu thương cho con, tiết kiệm gửi góp mua nhà tích lũy an cư, thẻ tỉ phú ATM miễn phí 1 tỉ đồng trong 10 năm, tài khoản số đẹp tự chọn Lộc Phát Tài,…
OceanBank cũng chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, tạo sự đơn giản và thuận tiện trong giao dịch ngân hàng.
Trong đó, các dịch vụ ngân hàng điện tử Easy Mobile Banking, Easy Internet Banking với nhiều tiện ích giúp khách hàng có thể quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Từ đầu năm 2014, OceanBank liên tục triển khai nhiều chương trình khuyến mại lớn, đem lại may mắn cho nhiều khách hàng như: “Đón xuân Giáp Ngọ, Lộc vàng hân hoan”, “500.000 khách hàng, 500 triệu hân hoan”, “Trao yêu thương, ngàn quà tặng”…
Với những nỗ lực đổi mới thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm, OceanBank từ chỗ gần như là gương mặt hoàn toàn mới trong mảng bán lẻ đã thu hút được 500.000 khách hàng và trở thành thương hiệu ngân hàng bán lẻ đổi mới và năng động qua hàng loạt giải thưởng đạt được.
“Cơ hội dành cho các ngân hàng trong mảng bán lẻ là rất lớn. Tuy nhiên, sau năm 2015, phân khúc bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các ngân hàng nước ngoài khai thác mạnh sau khi đã đặt chân vững chắc vào Việt Nam. Đã đến lúc các ngân hàng nội địa không thể đứng yên để tận hưởng lợi thế sân nhà mà cần xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình và vạch ra có những bước đi thích hợp nhằm thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường", ông Trần Thanh Quang cho biết.
(Nguồn: OceanBank)
Theo các chuyên gia, mảng dịch vụ bán lẻ được coi là chìa khóa cho sự tăng trưởng của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, thị trường đang chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt giữa các ngân hàng nội địa và quốc tế bởi chính những lợi ích mà phân khúc này có khả năng mang lại trong chiến lược kinh doanh dài hạn của mỗi ngân hàng.
Ngân hàng bán lẻ - xu hướng tất yếu
Vài năm trở lại đây, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến các doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao, nhu cầu vay vốn khá hạn chế. Trong khi đó, nguồn tiền gửi vào vẫn dồi dào nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp chưa được cải thiện nên tình trạng thừa tiền - thiếu vốn vẫn tiếp diễn ngay cả khi các ngân hàng đã tung ra nhiều chương trình cho vay ưu đãi.
Trước tình trạng trên, các ngân hàng không còn cách nào khác là phải mở rộng thị trường bán lẻ, chú trọng vào những sản phẩm như: phát hành thêm các loại thẻ, cho vay tiêu dùng...
Mặc dù phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt nhưng nhiều ngân hàng vẫn quyết tâm đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ bởi dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác đầy đủ. Hiện Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố để phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ.
Trong đó, cũng như nhiều nền kinh tế khác, Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây chính là một hệ thống khách hàng tương thích tối ưu với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bán lẻ.
Ngoài ra, Việt Nam - một nền kinh tế có dân số lớn vừa cán mốc 90 triệu dân, trong đó, hơn 50% thuộc độ tuổi lao động với dân trí ngày càng cao cho thấy tiềm năng tiêu thụ của một thị trường phát triển ngân hàng bán lẻ rộng lớn. Những xu hướng tiêu dùng đã được hình thành rõ nét trong đời sống xã hội. Người dân tích lũy và tiêu dùng thông minh với những giải pháp tài chính cá nhân hết sức chủ động và hiện đại.
Không chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, các ngân hàng lớn cũng đua nhau đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường bán lẻ. Cùng với việc đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ thẻ cũng được các ngân hàng chú trọng.
Theo thống kê, toàn hệ thống ngân hàng đến nay đã phát triển 60 triệu thẻ, với mạng lưới thanh toán hơn 16.000 ATM và hàng trăm nghìn đơn vị chấp nhận thanh toán trực tuyến. Dịch vụ liên quan đến thẻ như mobile banking và internet banking cũng khá phát triển.
Chiến lược tạo sự khác biệt
Tiềm năng của thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể vận hành được một ngân hàng bán lẻ thực sự, các ngân hàng phải đáp ứng được năng lực quản trị và công nghệ. Và khi cùng có nhiều ngân hàng định hướng bán lẻ, thì thương hiệu và sự khác biệt về chất lượng dịch vụ của từng ngân hàng sẽ quyết định sự thành bại của ngân hàng đó.
Cuộc cạnh tranh gay gắt trong mảng bán lẻ đã khiến các ngân hàng có những thay đổi tích cực cả về chiến lược quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Trong đó, không ít các ngân hàng mạnh tay đầu tư quảng bá thương hiệu. Điển hình là chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu của OceanBank.
Đầu năm 2013, một bộ nhận diện thương hiệu mới được OceanBank đầu tư hàng triệu USD đã ra đời song song với chiến lược chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới của OceanBank được các khách hàng đánh giá rất cao về sự thân thiện, hiện đại, tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác từ logo, màu sắc cho tới không gian giao dịch.
“Việc thay đổi nhận diện thương hiệu theo hướng khẳng định cá tính thương hiệu: đơn giản, thân thiện, thuận tiện đã nhận được phản hồi tích cực của khách hàng, giúp OceanBank thu hút thêm nhiều khách hàng mới, gia tăng sức cạnh tranh", ông Trần Thanh Quang, Phó tổng giám đốc OceanBank cho biết.
Bên cạnh việc thay đổi thương hiệu, OceanBank còn đẩy mạnh phát triển những sản phẩm mới, gia tăng tiện ích cho sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
OceanBank đã khai thác yếu tố tâm lý khách hàng để tạo được sự khác biệt khi phát triển thành công nhiều sản phẩm như: tiết kiệm gửi góp yêu thương cho con, tiết kiệm gửi góp mua nhà tích lũy an cư, thẻ tỉ phú ATM miễn phí 1 tỉ đồng trong 10 năm, tài khoản số đẹp tự chọn Lộc Phát Tài,…
OceanBank cũng chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, tạo sự đơn giản và thuận tiện trong giao dịch ngân hàng.
Trong đó, các dịch vụ ngân hàng điện tử Easy Mobile Banking, Easy Internet Banking với nhiều tiện ích giúp khách hàng có thể quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Từ đầu năm 2014, OceanBank liên tục triển khai nhiều chương trình khuyến mại lớn, đem lại may mắn cho nhiều khách hàng như: “Đón xuân Giáp Ngọ, Lộc vàng hân hoan”, “500.000 khách hàng, 500 triệu hân hoan”, “Trao yêu thương, ngàn quà tặng”…
Với những nỗ lực đổi mới thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm, OceanBank từ chỗ gần như là gương mặt hoàn toàn mới trong mảng bán lẻ đã thu hút được 500.000 khách hàng và trở thành thương hiệu ngân hàng bán lẻ đổi mới và năng động qua hàng loạt giải thưởng đạt được.
“Cơ hội dành cho các ngân hàng trong mảng bán lẻ là rất lớn. Tuy nhiên, sau năm 2015, phân khúc bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các ngân hàng nước ngoài khai thác mạnh sau khi đã đặt chân vững chắc vào Việt Nam. Đã đến lúc các ngân hàng nội địa không thể đứng yên để tận hưởng lợi thế sân nhà mà cần xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình và vạch ra có những bước đi thích hợp nhằm thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường", ông Trần Thanh Quang cho biết.
(Nguồn: OceanBank)