“Nhà đầu tư cần nhìn vào chính kinh tế trong nước”
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho rằng nhà đầu tư cần nhìn vào những yếu tố của nền kinh tế trong nước để có ứng xử hợp lý
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đang lan rộng. Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo; giá vàng, giá dầu biến động mạnh… Trong nước, tâm lý nhiều nhà đầu tư bất ổn, thị trường chứng khoán cũng liên tục sụt giảm.
Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia, cũng như kết luận mới đây của Thủ tướng Chính phủ, tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đến kinh tế Việt Nam là chưa có, nhưng có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn, không nhiều tới các lĩnh vực hoạt động tài chính, tiền tệ, thương mại, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Riêng với thị trường chứng khoán, nhận định chung là sức tác động khá mạnh đối với tâm lý nhà đầu tư.
Trước tác động đó, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng một vấn đề quan trọng thời điểm này là ứng xử của nhà đầu tư và cơ quan quản lý.
Trao đổi với báo chí bên lề diễn đàn tháo gỡ khó khăn giữa doanh nghiệp, ngân hàng và chứng khoán cuối tuần qua, ông Vũ Bằng nói: “Điều quan trọng nhất là ứng xử của chúng ta để làm cho kinh tế, cải cách mạnh hơn. Đấy là cái quan trọng. Chúng ta không nhìn nhiều ra nước ngoài mà cần nhìn vào chính chúng ta để có giải pháp chính sách phù hợp cho tài chính, ngân hàng, chứng khoán, xuất nhập khẩu và chủ động để làm sao chống đỡ tốt hơn”.
Và khi nhìn vào những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước, theo ông Vũ Bằng, trong khó khăn Việt Nam vẫn có những thuận lợi.
Ông phân tích: “Thuận lợi lớn nhất là Việt Nam đã trải qua những khó khăn của những tháng trước và Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt để sự phối hợp giữa các bộ ngành tốt hơn. Các giải pháp Chính phủ đưa ra đã có tác dụng và tạo được sự chủ động hơn trong ứng phó với những khó khăn.
Thứ hai bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam qua thời kỳ khó khăn cũng đã có điều chỉnh khá mạnh. Chính điều chỉnh như vậy, trước ảnh hưởng quốc tế, khả năng chống đỡ sẽ tốt hơn.
Điểm thứ ba là các yếu tố lạm phát, nhập siêu, dự trữ ngoại tệ... đã có những dấu hiệu tích cực. Đặc biệt, giá dầu giảm xuống cũng là một cái yếu tố thuận lợi để chủ động hơn, chớp lấy thời cơ hơn trong thời gian tới”.
Tất nhiên, theo ông, cuộc khủng hoảng nói trên có những ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng không phải toàn bộ xuất khẩu mà chỉ ở một số nhóm hàng và ở mức độ nhất định, cũng như ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài.
“Đối với thị trường vốn, nó có ảnh hưởng gián tiếp trên góc độ là bản thân cuộc khủng hoảng và điều chỉnh trên thị trường quốc tế đã làm cho giá tài sản, giá chứng khoán các nước nó rẻ đi, tính hấp dẫn tăng lên so với giá chúng ta. Bản thân các tổ chức quốc tế sẽ điều chỉnh, co cụm làm cho nguồn vốn gián tiếp vào việt Nam trong thời gian tới không nhiều như các năm”, ông Vũ Bằng nhận định.
Về mức độ của những ảnh hưởng đó, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng cho rằng hiện phụ thuộc vào hai yếu tố: Các giải pháp của Chính phủ Mỹ phối hợp với châu Âu; nếu giải pháp quyết liệt, mạnh thì khả năng giải quyết khó khăn sẽ lớn hơn, và ngược lại.
Yếu tố thứ hai, quan trọng hơn như đã đề cập ở trên là ứng xử của nhà đầu tư và cơ quan quản lý trong nước. Ứng xử đó xuất phát từ những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước, tránh sự lệ thuộc về ảnh hưởng tâm lý từ bên ngoài, để có những giải pháp phù hợp.
Và trước những định hướng và giải pháp Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo mới đây, cùng với những chuyển biến kinh tế vĩ mô, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tin rằng nền kinh tế trong nước sẽ tiếp tục ổn định và phát triển.
Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia, cũng như kết luận mới đây của Thủ tướng Chính phủ, tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đến kinh tế Việt Nam là chưa có, nhưng có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn, không nhiều tới các lĩnh vực hoạt động tài chính, tiền tệ, thương mại, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Riêng với thị trường chứng khoán, nhận định chung là sức tác động khá mạnh đối với tâm lý nhà đầu tư.
Trước tác động đó, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng một vấn đề quan trọng thời điểm này là ứng xử của nhà đầu tư và cơ quan quản lý.
Trao đổi với báo chí bên lề diễn đàn tháo gỡ khó khăn giữa doanh nghiệp, ngân hàng và chứng khoán cuối tuần qua, ông Vũ Bằng nói: “Điều quan trọng nhất là ứng xử của chúng ta để làm cho kinh tế, cải cách mạnh hơn. Đấy là cái quan trọng. Chúng ta không nhìn nhiều ra nước ngoài mà cần nhìn vào chính chúng ta để có giải pháp chính sách phù hợp cho tài chính, ngân hàng, chứng khoán, xuất nhập khẩu và chủ động để làm sao chống đỡ tốt hơn”.
Và khi nhìn vào những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước, theo ông Vũ Bằng, trong khó khăn Việt Nam vẫn có những thuận lợi.
Ông phân tích: “Thuận lợi lớn nhất là Việt Nam đã trải qua những khó khăn của những tháng trước và Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt để sự phối hợp giữa các bộ ngành tốt hơn. Các giải pháp Chính phủ đưa ra đã có tác dụng và tạo được sự chủ động hơn trong ứng phó với những khó khăn.
Thứ hai bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam qua thời kỳ khó khăn cũng đã có điều chỉnh khá mạnh. Chính điều chỉnh như vậy, trước ảnh hưởng quốc tế, khả năng chống đỡ sẽ tốt hơn.
Điểm thứ ba là các yếu tố lạm phát, nhập siêu, dự trữ ngoại tệ... đã có những dấu hiệu tích cực. Đặc biệt, giá dầu giảm xuống cũng là một cái yếu tố thuận lợi để chủ động hơn, chớp lấy thời cơ hơn trong thời gian tới”.
Tất nhiên, theo ông, cuộc khủng hoảng nói trên có những ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng không phải toàn bộ xuất khẩu mà chỉ ở một số nhóm hàng và ở mức độ nhất định, cũng như ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài.
“Đối với thị trường vốn, nó có ảnh hưởng gián tiếp trên góc độ là bản thân cuộc khủng hoảng và điều chỉnh trên thị trường quốc tế đã làm cho giá tài sản, giá chứng khoán các nước nó rẻ đi, tính hấp dẫn tăng lên so với giá chúng ta. Bản thân các tổ chức quốc tế sẽ điều chỉnh, co cụm làm cho nguồn vốn gián tiếp vào việt Nam trong thời gian tới không nhiều như các năm”, ông Vũ Bằng nhận định.
Về mức độ của những ảnh hưởng đó, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng cho rằng hiện phụ thuộc vào hai yếu tố: Các giải pháp của Chính phủ Mỹ phối hợp với châu Âu; nếu giải pháp quyết liệt, mạnh thì khả năng giải quyết khó khăn sẽ lớn hơn, và ngược lại.
Yếu tố thứ hai, quan trọng hơn như đã đề cập ở trên là ứng xử của nhà đầu tư và cơ quan quản lý trong nước. Ứng xử đó xuất phát từ những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước, tránh sự lệ thuộc về ảnh hưởng tâm lý từ bên ngoài, để có những giải pháp phù hợp.
Và trước những định hướng và giải pháp Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo mới đây, cùng với những chuyển biến kinh tế vĩ mô, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tin rằng nền kinh tế trong nước sẽ tiếp tục ổn định và phát triển.