Nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi
Thời hoàng kim của thị trường chứng khoán các nước BRIC có lẽ đã đi đến hồi kết
4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (thường gọi là các nước BRIC) đã chứng kiến các quỹ tương hỗ chứng khoán nước ngoài rút vốn ròng một khoản kỷ lục 15 tỷ USD trong năm 2011. Trong thập kỷ trước đó, thị trường BRIC đã thu hút lượng vốn ròng đổ vào lên tới gần 70 tỷ USD.
Hãng tin Bloomberg dẫn nhận định của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho rằng, thời hoàng kim của thị trường chứng khoán các nước BRIC có lẽ đã đi đến hồi kết.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu EPFR Global của Mỹ, lượng rút vốn ròng của các quỹ tương hỗ ra khỏi các thị trường chứng khoán BRIC năm 2011 rất mạnh. Trong đó, các quỹ chuyên đầu tư vào Ấn Độ rút vốn ròng 4 tỷ USD, các quỹ đầu tư vào Trung Quốc rút 3,6 tỷ USD. Giới đầu tư vào Brazil rút 2,2 tỷ USD, giới đầu tư vào Nga rút 325 triệu USD. Các quỹ đầu tư vào cả 4 thị trường BRIC rút tổng cộng 5,3 tỷ USD.
Các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi toàn cầu mà EPFR theo dõi năm nay đã chứng kiến mức rút vốn ròng tổng cộng 47 tỷ USD, khiến lượng tài sản mà các quỹ này đang quản lý giảm về mức 605 tỷ USD.
Trong thập niên 2001-2010, các chỉ số chứng khoán của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc có mức tăng cao gấp hơn 4 lần mức tăng của chỉ số Standard & Poor’s 500. Các nền kinh tế BRIC trong thời gian đó cũng có mức tăng trưởng cao gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, năm nay, chỉ số BSE India Sensitive Index của thị trường chứng khoán Ấn Độ đã giảm 23%, Shanghai Composite Index của Trung Quốc cũng giảm 23%, trong khi chỉ số Micex của Nga giảm 18% và chỉ số Bovespa của Brazil giảm 16%. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index của các thị trường chứng khoán mới nổi đã giảm 20%, trong khi chỉ số S&P 500 của thị trường Mỹ mới chỉ giảm khoảng 1% tính đến hết phiên giao dịch ngày 28/12.
“Chúng tôi cho rằng, tình hình tại các thị trường chứng khoán mới nổi sẽ còn tệ thêm trước khi khởi sắc trở lại”, ông Michael Shaoul, Chủ tịch công ty Marketfield Asset Management có trụ sở ở New York, nhận xét.
Chiến lược gia Arjuna Mahendran thuộc ngân hàng HSBC tại Singapore dự báo, các chỉ số chứng khoán của các nước BRIC có thể giảm thêm 20% trong năm 2012 do tình trạng thắt chặt thanh khoản xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Theo chuyên gia này, trong số các thị trường mới nổi, các thị trường như Indonesia, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ có triển vọng sáng hơn các thị trường BRIC trong năm tới, vì các nước này sẽ đi lên từ mức độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với BRIC.
Theo dự báo mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi tháng 9, tốc độ tăng trưởng trung bình tại các nước BRIC trong năm 2012 sẽ giảm về mức 6,1%, từ mức 9,7% trong năm 2007. IMF dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm tới, trong đó khối Eurozone chỉ đạt mức tăng trưởng 1,1%, kinh tế Mỹ tăng 1,8%.
Tại Trung Quốc, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng đang diễn ra là kết quả của các nỗ lực kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản của Chính phủ nước này. Trong khi đó, tăng trưởng của Ấn Độ chịu tác động xấu bởi chuỗi tăng lãi suất với tốc độ mạnh nhất từ năm 1935, trong khi đồng Rupee giảm giá xuống mức thấp kỷ lục, đẩy lạm phát leo thang và xói mòn giá trị của các khoản đầu tư nước ngoài.
Brazil và Nga, hai nước mà tăng trưởng cao trong thập kỷ qua bắt nguồn từ nhu cầu tăng mạnh của thế giới đối với hàng hóa cơ bản, lại đang bị ảnh hưởng bởi giá kim loại đi xuống và sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn nhận định của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho rằng, thời hoàng kim của thị trường chứng khoán các nước BRIC có lẽ đã đi đến hồi kết.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu EPFR Global của Mỹ, lượng rút vốn ròng của các quỹ tương hỗ ra khỏi các thị trường chứng khoán BRIC năm 2011 rất mạnh. Trong đó, các quỹ chuyên đầu tư vào Ấn Độ rút vốn ròng 4 tỷ USD, các quỹ đầu tư vào Trung Quốc rút 3,6 tỷ USD. Giới đầu tư vào Brazil rút 2,2 tỷ USD, giới đầu tư vào Nga rút 325 triệu USD. Các quỹ đầu tư vào cả 4 thị trường BRIC rút tổng cộng 5,3 tỷ USD.
Các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi toàn cầu mà EPFR theo dõi năm nay đã chứng kiến mức rút vốn ròng tổng cộng 47 tỷ USD, khiến lượng tài sản mà các quỹ này đang quản lý giảm về mức 605 tỷ USD.
Trong thập niên 2001-2010, các chỉ số chứng khoán của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc có mức tăng cao gấp hơn 4 lần mức tăng của chỉ số Standard & Poor’s 500. Các nền kinh tế BRIC trong thời gian đó cũng có mức tăng trưởng cao gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, năm nay, chỉ số BSE India Sensitive Index của thị trường chứng khoán Ấn Độ đã giảm 23%, Shanghai Composite Index của Trung Quốc cũng giảm 23%, trong khi chỉ số Micex của Nga giảm 18% và chỉ số Bovespa của Brazil giảm 16%. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index của các thị trường chứng khoán mới nổi đã giảm 20%, trong khi chỉ số S&P 500 của thị trường Mỹ mới chỉ giảm khoảng 1% tính đến hết phiên giao dịch ngày 28/12.
“Chúng tôi cho rằng, tình hình tại các thị trường chứng khoán mới nổi sẽ còn tệ thêm trước khi khởi sắc trở lại”, ông Michael Shaoul, Chủ tịch công ty Marketfield Asset Management có trụ sở ở New York, nhận xét.
Chiến lược gia Arjuna Mahendran thuộc ngân hàng HSBC tại Singapore dự báo, các chỉ số chứng khoán của các nước BRIC có thể giảm thêm 20% trong năm 2012 do tình trạng thắt chặt thanh khoản xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Theo chuyên gia này, trong số các thị trường mới nổi, các thị trường như Indonesia, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ có triển vọng sáng hơn các thị trường BRIC trong năm tới, vì các nước này sẽ đi lên từ mức độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với BRIC.
Theo dự báo mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi tháng 9, tốc độ tăng trưởng trung bình tại các nước BRIC trong năm 2012 sẽ giảm về mức 6,1%, từ mức 9,7% trong năm 2007. IMF dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm tới, trong đó khối Eurozone chỉ đạt mức tăng trưởng 1,1%, kinh tế Mỹ tăng 1,8%.
Tại Trung Quốc, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng đang diễn ra là kết quả của các nỗ lực kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản của Chính phủ nước này. Trong khi đó, tăng trưởng của Ấn Độ chịu tác động xấu bởi chuỗi tăng lãi suất với tốc độ mạnh nhất từ năm 1935, trong khi đồng Rupee giảm giá xuống mức thấp kỷ lục, đẩy lạm phát leo thang và xói mòn giá trị của các khoản đầu tư nước ngoài.
Brazil và Nga, hai nước mà tăng trưởng cao trong thập kỷ qua bắt nguồn từ nhu cầu tăng mạnh của thế giới đối với hàng hóa cơ bản, lại đang bị ảnh hưởng bởi giá kim loại đi xuống và sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc.