Nhật Bản “đuổi khéo” lao động nhập cư
Nhật Bản trả hàng ngàn USD cho mỗi lao động nhập cư đến từ khu vực Mỹ Latinh chấp nhận rời khỏi nước này
Bà mẹ ba con Rita Yamaoka, một lao động từ Brazil nhập cư vào Nhật Bản, mới đây đã mất việc làm ở thành phố công nghiệp miền trung Hamamatsu. Giờ đây, Chính phủ Nhật đang đưa ra một đề xuất khó lòng từ chối cho chị và những lao động nước ngoài khác đang làm việc ở đây.
Theo đề xuất trên, gia đình người Brazil gốc Nhật Bản của chị Yamakao, gồm hai vợ chồng chị và ba đứa trẻ, sẽ được trả hàng ngàn USD để quay trở lại đất nước Nam Mỹ. Tuy nhiên, đổi lại, chị Yamaoka và chồng phải chấp nhận không bao giờ quay trở lại Nhật Bản để tìm việc làm nữa.
“Tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng và thường khóc. Tôi bảo chồng tôi rằng gia đình tôi nên nhận tiền và rời đi. Chúng tôi không còn đủ tiền để ở lại đây lâu hơn”, người phụ nữ 38 tuổi này nói, mắt đẫm lệ.
Đề xuất trả tiền cho lao động nước ngoài hồi hương nói trên của Nhật Bản dành cho hàng trăm ngàn công nhân nhập cư nhằm khuyến khích họ rời khỏi đất nước mặt trời mọc trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở đây diễn biến xấu đi. Theo các quan chức của Nhật, hiện đã có ít nhất 100 công nhân và gia đình họ chấp nhận đề xuất trên.
Chương trình này chỉ giới hạn đối tượng là công nhân nhập cư từ Mỹ Latinh, những người có cha mẹ, ông bà là người Nhật Bản nhập cư vào Brazil và các quốc gia khác trong khu vực này trước đây để làm việc trong các đồn điền trồng cà phê.
Vào năm 1990, do phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt gia tăng lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, Nhật Bản bắt đầu cấp hàng ngàn visa lao động đặc biệt, gọi là visa Nikkei, dành cho những người có gốc gác Nhật Bản. Hiện ước tính có khoảng 366.000 người Brazil và Peru gốc Nhật đang sống và làm việc tại Nhật Bản.
Dòng lao động nhập cư này nhanh chóng trở thành nhóm công nhân “cổ xanh” lớn nhất tại Nhật - quốc gia vốn có chính sách nhập cư rất ngặt nghèo. Họ thường làm những công việc mà người Nhật gọi là 3-K (kitsui, kitanai, kiken - nặng nhọc, điều kiện vệ sinh kém, nguy hiểm).
Tuy nhiên, đối tượng lao động này đã không còn được chào đón khi kinh tế Nhật chìm sâu vào giai đoạn suy thoái hiện nay. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Nhật đang trên đà lao dốc mạnh do nhu cầu hàng Nhật trên thế giới sụt giảm nhanh chóng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên mức 4,4%, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Trong tháng 3 vừa qua, xuất khẩu của Nhật tụt 45,6% so vứi cùng kỳ năm ngoái, sản xuất công nghiệp cũng lao xuống mức thấp chưa từng có trong vòng 1/4 thế kỷ.
Trước thị trường lao động chịu nhiều sức ép như vậy, Nhật Bản đã nảy ra sáng kiến áp dụng chính sách hỗ trợ lao động nhập cư từ Mỹ Latinh hồi hương. “Tạm thời chưa có những cơ hội việc làm tốt. Đó là lý do vì sao chúng tôi khuyến khích lao động Brazil gốc Nhật rời đi”, ông Jiro Kawasaki, một nhà làm luật thuộc Đảng Dân chủ tự do cầm quyền, người đứng đầu chương trình hỗ trợ lao động trên, cho biết.
Theo chương trình, lao động đến từ Brazil và các nước Mỹ Latinh khác sẽ được cấp 3.000 USD tiền vé máy bay mỗi người, cộng với 2.000 USD cho mỗi người phụ thuộc. Đây thực sự là một món tiền hấp dẫn đối với nhiều lao động nhập cư.
Tuy nhiên, một khi đã rời Nhật Bản để về quê, những lao động nhập cư này sẽ không được cấp visa Nikkei để trở lại nước này. Nếu muốn trở lại Nhật, họ chỉ có thể xin visa du lịch 3 tháng. Những người trở thành lao động cao cấp như bác sỹ hay nhà tài chính, hoặc nắm giữ một số vị trí nhất định trong công ty, hoặc được công ty bảo trợ… có thể xin visa lao động có kỹ năng cao.
Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 15,5%, Tây Ban Nha cũng đã áp dụng một chương trình tương tự. Tuy nhiên, ở Tây Ban Nha, lao động nhập cư rời đi có thể được có quyền cư trú và visa lao động trở lại ở nước này sau 3 năm.
Nhiều nhà phê bình đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chương trình của Nhật Bản, cho rằng chương trình đã thể hiện tầm nhìn ngắn và đe dọa tới những tiến bộ nho nhỏ của Nhật trong việc mở cửa cho lao động nước ngoài. “Nhật Bản đang tự đá vào chân mình. Lúc này có thể Nhật đang suy thoái, nhưng rõ ràng là kinh tế Nhật rồi sẽ khó khăn nếu không có lao động nhập cư”, ông Hidenori Sakanaka, Giám đốc Viện Chính sách nhập cư Nhật Bản, một tổ chức nghiên cứu độc lập, nhận xét.
Nhiều nhà quan sát khác cũng chia sẻ quan điểm cho rằng, chính sách này có thể gây tác động bất lợi cho Nhật Bản trong dài hạn. Dân số đang lão hóa của Nhật Bản sắp sửa khiến nước này phải đương đầu với tình trạng thiếu lao động. Dân số Nhật liên tục giảm từ năm 2005 tới nay, số dân trong độ tuổi lao động của nước này cũng được dự báo có thể sẽ giảm 1/3 trong thời gian từ nay tới năm 2050. Mặc dù lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Nhật đang sa thải nhân công, nhưng những ngành khác như nông nghiệp và chăm sóc người cao tuổi vẫn đang thiếu lao động.
Lúc này, Chính phủ Nhật đang chịu áp lực phải cho phép lao động nhập cư được hỗ trợ rời đi cơ hội quay trở lại. Các quan chức Nhật cho hay, họ sẽ cân nhắc sự điều chỉnh này, nhưng chưa cam kết điều gì. “Theo lẽ tự nhiên, chúng tôi không muốn những lao động này quay lại Nhật sau một vài tháng. Nếu vậy, người dân Nhật sẽ cho rằng chính sách này thật buồn cười”, ông Kawasaki nói.
Chính sách khuyến khích lao động nhập cư hồi hương của Nhật được nhiều người xem là một chính sách gây sốc, nhất là khi xét tới việc Chính phủ nước này trong những tháng gần đây đưa ra một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ lao động nước ngoài không có việc làm như các khóa học tiếng Nhật miễn phí, dạy nghề, tư vấn nghề nghiệp, trợ cấp thất nghiệp ở mức độ nhất định…
Ông Kawasaki thì cho rằng, suy thoái kinh tế là một cơ hội tốt để cải tổ toàn diện lại chính sách nhập cư của Nhật Bản. “Chúng ta nên dừng việc cho phép lao động không có kỹ năng vào Nhật. Cần đảm bảo rằng, ngay cả những công việc 3-K cũng phải được trả lương tốt và do người Nhật đảm nhiệm. Tôi không cho rằng, Nhật nên trở thành một quốc gia đa dân tộc”, vị quan chức này nói.
(Theo New York Times)
Theo đề xuất trên, gia đình người Brazil gốc Nhật Bản của chị Yamakao, gồm hai vợ chồng chị và ba đứa trẻ, sẽ được trả hàng ngàn USD để quay trở lại đất nước Nam Mỹ. Tuy nhiên, đổi lại, chị Yamaoka và chồng phải chấp nhận không bao giờ quay trở lại Nhật Bản để tìm việc làm nữa.
“Tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng và thường khóc. Tôi bảo chồng tôi rằng gia đình tôi nên nhận tiền và rời đi. Chúng tôi không còn đủ tiền để ở lại đây lâu hơn”, người phụ nữ 38 tuổi này nói, mắt đẫm lệ.
Đề xuất trả tiền cho lao động nước ngoài hồi hương nói trên của Nhật Bản dành cho hàng trăm ngàn công nhân nhập cư nhằm khuyến khích họ rời khỏi đất nước mặt trời mọc trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở đây diễn biến xấu đi. Theo các quan chức của Nhật, hiện đã có ít nhất 100 công nhân và gia đình họ chấp nhận đề xuất trên.
Chương trình này chỉ giới hạn đối tượng là công nhân nhập cư từ Mỹ Latinh, những người có cha mẹ, ông bà là người Nhật Bản nhập cư vào Brazil và các quốc gia khác trong khu vực này trước đây để làm việc trong các đồn điền trồng cà phê.
Vào năm 1990, do phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt gia tăng lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, Nhật Bản bắt đầu cấp hàng ngàn visa lao động đặc biệt, gọi là visa Nikkei, dành cho những người có gốc gác Nhật Bản. Hiện ước tính có khoảng 366.000 người Brazil và Peru gốc Nhật đang sống và làm việc tại Nhật Bản.
Dòng lao động nhập cư này nhanh chóng trở thành nhóm công nhân “cổ xanh” lớn nhất tại Nhật - quốc gia vốn có chính sách nhập cư rất ngặt nghèo. Họ thường làm những công việc mà người Nhật gọi là 3-K (kitsui, kitanai, kiken - nặng nhọc, điều kiện vệ sinh kém, nguy hiểm).
Tuy nhiên, đối tượng lao động này đã không còn được chào đón khi kinh tế Nhật chìm sâu vào giai đoạn suy thoái hiện nay. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Nhật đang trên đà lao dốc mạnh do nhu cầu hàng Nhật trên thế giới sụt giảm nhanh chóng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên mức 4,4%, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Trong tháng 3 vừa qua, xuất khẩu của Nhật tụt 45,6% so vứi cùng kỳ năm ngoái, sản xuất công nghiệp cũng lao xuống mức thấp chưa từng có trong vòng 1/4 thế kỷ.
Trước thị trường lao động chịu nhiều sức ép như vậy, Nhật Bản đã nảy ra sáng kiến áp dụng chính sách hỗ trợ lao động nhập cư từ Mỹ Latinh hồi hương. “Tạm thời chưa có những cơ hội việc làm tốt. Đó là lý do vì sao chúng tôi khuyến khích lao động Brazil gốc Nhật rời đi”, ông Jiro Kawasaki, một nhà làm luật thuộc Đảng Dân chủ tự do cầm quyền, người đứng đầu chương trình hỗ trợ lao động trên, cho biết.
Theo chương trình, lao động đến từ Brazil và các nước Mỹ Latinh khác sẽ được cấp 3.000 USD tiền vé máy bay mỗi người, cộng với 2.000 USD cho mỗi người phụ thuộc. Đây thực sự là một món tiền hấp dẫn đối với nhiều lao động nhập cư.
Tuy nhiên, một khi đã rời Nhật Bản để về quê, những lao động nhập cư này sẽ không được cấp visa Nikkei để trở lại nước này. Nếu muốn trở lại Nhật, họ chỉ có thể xin visa du lịch 3 tháng. Những người trở thành lao động cao cấp như bác sỹ hay nhà tài chính, hoặc nắm giữ một số vị trí nhất định trong công ty, hoặc được công ty bảo trợ… có thể xin visa lao động có kỹ năng cao.
Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 15,5%, Tây Ban Nha cũng đã áp dụng một chương trình tương tự. Tuy nhiên, ở Tây Ban Nha, lao động nhập cư rời đi có thể được có quyền cư trú và visa lao động trở lại ở nước này sau 3 năm.
Nhiều nhà phê bình đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chương trình của Nhật Bản, cho rằng chương trình đã thể hiện tầm nhìn ngắn và đe dọa tới những tiến bộ nho nhỏ của Nhật trong việc mở cửa cho lao động nước ngoài. “Nhật Bản đang tự đá vào chân mình. Lúc này có thể Nhật đang suy thoái, nhưng rõ ràng là kinh tế Nhật rồi sẽ khó khăn nếu không có lao động nhập cư”, ông Hidenori Sakanaka, Giám đốc Viện Chính sách nhập cư Nhật Bản, một tổ chức nghiên cứu độc lập, nhận xét.
Nhiều nhà quan sát khác cũng chia sẻ quan điểm cho rằng, chính sách này có thể gây tác động bất lợi cho Nhật Bản trong dài hạn. Dân số đang lão hóa của Nhật Bản sắp sửa khiến nước này phải đương đầu với tình trạng thiếu lao động. Dân số Nhật liên tục giảm từ năm 2005 tới nay, số dân trong độ tuổi lao động của nước này cũng được dự báo có thể sẽ giảm 1/3 trong thời gian từ nay tới năm 2050. Mặc dù lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Nhật đang sa thải nhân công, nhưng những ngành khác như nông nghiệp và chăm sóc người cao tuổi vẫn đang thiếu lao động.
Lúc này, Chính phủ Nhật đang chịu áp lực phải cho phép lao động nhập cư được hỗ trợ rời đi cơ hội quay trở lại. Các quan chức Nhật cho hay, họ sẽ cân nhắc sự điều chỉnh này, nhưng chưa cam kết điều gì. “Theo lẽ tự nhiên, chúng tôi không muốn những lao động này quay lại Nhật sau một vài tháng. Nếu vậy, người dân Nhật sẽ cho rằng chính sách này thật buồn cười”, ông Kawasaki nói.
Chính sách khuyến khích lao động nhập cư hồi hương của Nhật được nhiều người xem là một chính sách gây sốc, nhất là khi xét tới việc Chính phủ nước này trong những tháng gần đây đưa ra một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ lao động nước ngoài không có việc làm như các khóa học tiếng Nhật miễn phí, dạy nghề, tư vấn nghề nghiệp, trợ cấp thất nghiệp ở mức độ nhất định…
Ông Kawasaki thì cho rằng, suy thoái kinh tế là một cơ hội tốt để cải tổ toàn diện lại chính sách nhập cư của Nhật Bản. “Chúng ta nên dừng việc cho phép lao động không có kỹ năng vào Nhật. Cần đảm bảo rằng, ngay cả những công việc 3-K cũng phải được trả lương tốt và do người Nhật đảm nhiệm. Tôi không cho rằng, Nhật nên trở thành một quốc gia đa dân tộc”, vị quan chức này nói.
(Theo New York Times)