Nhật chuẩn bị xuất khẩu vũ khí
Các nhà thầu quốc phòng của Nhật sẽ không được bán vũ khí cho các quốc gia đang có xung đột quốc tế
Các nhà thầu quân sự của Nhật Bản bắt đầu có những bước đi đầu tiên nhằm bán vũ khí ra nước ngoài sau khi Thủ tướng Shinzo Abe nới lỏng lệnh cấm. Đây được xem là một động thái nhạy cảm chính trị đối với một quốc gia bấy lâu nay chưa muốn biến sức mạnh công nghệ quốc phòng của mình thành lợi nhuận từ xuất khẩu vũ khí.
Tờ Wall Street Journal cho biết, hôm thứ Năm tuần trước, Bộ Quốc phòng Nhật đã phê chuẩn xuất khẩu một thiết bị cảm ứng do nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước này là tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi. Theo đó, thiết bị này sẽ được bán cho tập đoàn Raytheon của Mỹ để sử dụng trong tên lửa phòng thủ. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật cũng phê chuẩn một dự án nghiên cứu chung Nhật-Anh về công nghệ tên lửa không đối không.
Trước đó một tuần, Thủ tướng Nhật Abe và người đồng cấp Australia Tony Abbott ký kết một thỏa thuận về hợp tác phát triển tàu ngầm. Giới phân tích nói rằng, thỏa thuận này có thể giúp Australia tiếp cận với công nghệ đẩy của Nhật cho phép các con tàu ngầm của nước này - do các hãng Mitsubishi và Kawasaki sản xuất - có thể nổi trên mặt nước trong một thời gian dài.
“Tiếp xúc với các công ty quốc phòng của Nhật, tôi nhận thấy họ rất hào hứng và kỳ vọng vào những gì họ có thể đạt được” từ những chuyển biến trên - nhà phân tích Jon Grevatt thuộc công ty nghiên cứu IHS Jane’s ở Bangkok nói.
Tuy nhiên, các nhà thầu quốc phòng của Nhật cũng có lý do để bày tỏ sự hào hứng đó một cách thận trọng. Việc Thủ tướng Abe nới lỏng hạn chế đối với các hoạt động quân sự của nước này và nới lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc lo ngại với ý nghĩ cho rằng, quá khứ quân phiệt của Nhật sẽ hồi sinh.
Ngoài ra, mức độ cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới hiện nay cũng rất khốc liệt. Các nhà sản xuất vũ khí từ các nước như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia đang gia tăng thị phần trong lĩnh vực bấy lâu nay nằm dưới sự thống trị của các công ty Mỹ, Nga và Tây Âu.
“Bên ngoài, người ta cứ nghĩ Nhật Bản đang thực sự mở cửa ngành công nghiệp quốc phòng. Thực ra không phải thế. Việc này sẽ mất một thời gian dài”, chuyên gia quốc phòng Yuzo Murayama thuộc Trường kinh doanh Doshisha ở Kyoto nhận định.
Chính phủ Nhật nói rằng, việc cho phép các doanh nghiệp quốc phòng xuất khẩu vũ khí là nhằm giảm chi phí cao mà Chính phủ nước này phải bỏ ra để mua vũ khí. Do ngành công nghiệp quốc phòng Nhật còn phân tán và sản xuất trên quy mô nhỏ, Chính phủ Nhật đôi khi phải trả mức giá cao gấp 2-3 lần để mua vũ khí từ các công ty trong nước so với mức giá mà các nước khác phải trả để mua vũ khí tương tự. Bên cạnh đó, đến nay, hầu như Nhật không được tham gia các dự án quốc tế về phát triển vũ khí chung đang được sử dụng để cho ra các hệ thống vũ khí phức tạp và đắt đỏ.
Theo số liệu từ Việt Nghiên cứu hòa bình thế giới Stockholm, nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Nhật hiện nay là Mitsubishi Heavy có doanh thu 3 tỷ USD từ bán vũ khí trong năm 2012, bằng 1/12 doanh thu của tập đoàn Mỹ Lockheed Martin. Với doanh thu như vậy, Mitsubishi là nhà thầu quốc phòng lớn thứ 29 thế giới.
Theo chính sách mới của Chính phủ Nhật, các nhà thầu quốc phòng của nước này sẽ không được bán vũ khí cho các quốc gia đang có xung đột quốc tế và các quốc gia có ý định tái xuất khẩu vũ khí quân sự. Bên cạnh đó, từng hợp đồng xuất khẩu vũ khí đều cần có sự phê chuẩn của Chính phủ Nhật, dựa trên ý kiến của người dân.
“Chúng tôi đang tìm kiếm khả năng mở rộng kinh doanh. Xuất khẩu vũ khí mới chỉ là sự khởi đầu. Chúng tôi sẽ chờ xem mọi việc diễn ra thế nào”, ông Takumi Kobayashi, một nhà quản lý của tập đoàn quốc phòng Nhật Kawashaki nói.
Theo dự báo của một số chuyên gia, xuất khẩu quốc phòng của Nhật sẽ ở dưới mức 1 tỷ USD/năm trong nhiều năm nữa. Trong khi đó, Pháp và Anh - hai nước có chi tiêu quốc phòng ngang với Nhật -có kim ngạch xuất khẩu vũ khí tương ứng trung bình 10,8 tỷ USD và 8,7 tỷ USD mỗi năm trong thời gian từ 2006-2011.
Theo hợp đồng xuất khẩu mà Chính phủ Nhật thông qua hồi tuần trước, Mitsubishi sẽ được phép cung cấp thiết bị cảm ứng cho hãng Raytheon để sử dụng cho tên lửa Patriot Advanced Capability-2 (PAC-2) . Loại tên lửa này sẽ được xuất sang Qatar. PAC-2 là một phiên bản cũ hơn của tên lửa Patriot, nên Mỹ không còn sản xuất loại thiết bị cảm ứng này nữa.
Một số mặt hàng quốc phòng khác của Nhật có tiềm năng được xuất khẩu trong thời gian sắp tới là máy bay vận chuyển C-2 và thủy phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa sản xuất. Mấy năm nay, Nhật đã đàm phán về bán C-2 cho Ấn Độ, nhưng các nhà phân tích lo ngại hai bên khó đạt thỏa thuận do mức giá của loại máy bay này khá cao, lên tới 100 triệu USD.
Do mức giá vũ khí của Nhật cao và vấn đề nhạy cảm chính trị, giới phân tích dự báo, các nhà thầu quốc phòng Nhật sẽ cgur tập trung xuất khẩu phụ tùng vũ khí, bao gồm các thiết bị cảm ứng và nguyên vật liệu tân tiến như sợi carbon.
Tờ Wall Street Journal cho biết, hôm thứ Năm tuần trước, Bộ Quốc phòng Nhật đã phê chuẩn xuất khẩu một thiết bị cảm ứng do nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước này là tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi. Theo đó, thiết bị này sẽ được bán cho tập đoàn Raytheon của Mỹ để sử dụng trong tên lửa phòng thủ. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật cũng phê chuẩn một dự án nghiên cứu chung Nhật-Anh về công nghệ tên lửa không đối không.
Trước đó một tuần, Thủ tướng Nhật Abe và người đồng cấp Australia Tony Abbott ký kết một thỏa thuận về hợp tác phát triển tàu ngầm. Giới phân tích nói rằng, thỏa thuận này có thể giúp Australia tiếp cận với công nghệ đẩy của Nhật cho phép các con tàu ngầm của nước này - do các hãng Mitsubishi và Kawasaki sản xuất - có thể nổi trên mặt nước trong một thời gian dài.
“Tiếp xúc với các công ty quốc phòng của Nhật, tôi nhận thấy họ rất hào hứng và kỳ vọng vào những gì họ có thể đạt được” từ những chuyển biến trên - nhà phân tích Jon Grevatt thuộc công ty nghiên cứu IHS Jane’s ở Bangkok nói.
Tuy nhiên, các nhà thầu quốc phòng của Nhật cũng có lý do để bày tỏ sự hào hứng đó một cách thận trọng. Việc Thủ tướng Abe nới lỏng hạn chế đối với các hoạt động quân sự của nước này và nới lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc lo ngại với ý nghĩ cho rằng, quá khứ quân phiệt của Nhật sẽ hồi sinh.
Ngoài ra, mức độ cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới hiện nay cũng rất khốc liệt. Các nhà sản xuất vũ khí từ các nước như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia đang gia tăng thị phần trong lĩnh vực bấy lâu nay nằm dưới sự thống trị của các công ty Mỹ, Nga và Tây Âu.
“Bên ngoài, người ta cứ nghĩ Nhật Bản đang thực sự mở cửa ngành công nghiệp quốc phòng. Thực ra không phải thế. Việc này sẽ mất một thời gian dài”, chuyên gia quốc phòng Yuzo Murayama thuộc Trường kinh doanh Doshisha ở Kyoto nhận định.
Chính phủ Nhật nói rằng, việc cho phép các doanh nghiệp quốc phòng xuất khẩu vũ khí là nhằm giảm chi phí cao mà Chính phủ nước này phải bỏ ra để mua vũ khí. Do ngành công nghiệp quốc phòng Nhật còn phân tán và sản xuất trên quy mô nhỏ, Chính phủ Nhật đôi khi phải trả mức giá cao gấp 2-3 lần để mua vũ khí từ các công ty trong nước so với mức giá mà các nước khác phải trả để mua vũ khí tương tự. Bên cạnh đó, đến nay, hầu như Nhật không được tham gia các dự án quốc tế về phát triển vũ khí chung đang được sử dụng để cho ra các hệ thống vũ khí phức tạp và đắt đỏ.
Theo số liệu từ Việt Nghiên cứu hòa bình thế giới Stockholm, nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Nhật hiện nay là Mitsubishi Heavy có doanh thu 3 tỷ USD từ bán vũ khí trong năm 2012, bằng 1/12 doanh thu của tập đoàn Mỹ Lockheed Martin. Với doanh thu như vậy, Mitsubishi là nhà thầu quốc phòng lớn thứ 29 thế giới.
Theo chính sách mới của Chính phủ Nhật, các nhà thầu quốc phòng của nước này sẽ không được bán vũ khí cho các quốc gia đang có xung đột quốc tế và các quốc gia có ý định tái xuất khẩu vũ khí quân sự. Bên cạnh đó, từng hợp đồng xuất khẩu vũ khí đều cần có sự phê chuẩn của Chính phủ Nhật, dựa trên ý kiến của người dân.
“Chúng tôi đang tìm kiếm khả năng mở rộng kinh doanh. Xuất khẩu vũ khí mới chỉ là sự khởi đầu. Chúng tôi sẽ chờ xem mọi việc diễn ra thế nào”, ông Takumi Kobayashi, một nhà quản lý của tập đoàn quốc phòng Nhật Kawashaki nói.
Theo dự báo của một số chuyên gia, xuất khẩu quốc phòng của Nhật sẽ ở dưới mức 1 tỷ USD/năm trong nhiều năm nữa. Trong khi đó, Pháp và Anh - hai nước có chi tiêu quốc phòng ngang với Nhật -có kim ngạch xuất khẩu vũ khí tương ứng trung bình 10,8 tỷ USD và 8,7 tỷ USD mỗi năm trong thời gian từ 2006-2011.
Theo hợp đồng xuất khẩu mà Chính phủ Nhật thông qua hồi tuần trước, Mitsubishi sẽ được phép cung cấp thiết bị cảm ứng cho hãng Raytheon để sử dụng cho tên lửa Patriot Advanced Capability-2 (PAC-2) . Loại tên lửa này sẽ được xuất sang Qatar. PAC-2 là một phiên bản cũ hơn của tên lửa Patriot, nên Mỹ không còn sản xuất loại thiết bị cảm ứng này nữa.
Một số mặt hàng quốc phòng khác của Nhật có tiềm năng được xuất khẩu trong thời gian sắp tới là máy bay vận chuyển C-2 và thủy phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa sản xuất. Mấy năm nay, Nhật đã đàm phán về bán C-2 cho Ấn Độ, nhưng các nhà phân tích lo ngại hai bên khó đạt thỏa thuận do mức giá của loại máy bay này khá cao, lên tới 100 triệu USD.
Do mức giá vũ khí của Nhật cao và vấn đề nhạy cảm chính trị, giới phân tích dự báo, các nhà thầu quốc phòng Nhật sẽ cgur tập trung xuất khẩu phụ tùng vũ khí, bao gồm các thiết bị cảm ứng và nguyên vật liệu tân tiến như sợi carbon.