Nhiều “chiêu” quảng cáo mới
Khoảng một năm trở lại đây tại Việt Nam xuất hiện nhiều hình thức quảng cáo mới, với hiệu quả khá cao
Khoảng một năm trở lại đây tại Việt Nam xuất hiện nhiều hình thức quảng cáo mới. Đây có thể là một cách mà doanh nghiệp cần áp dụng để tiết kiệm chi phí.
Giá trị và tiện ích
Mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ chăm sóc VIP (Vipcare) đã tiến hành lắp đặt thêm 2 chiếc máy đánh giầy quảng cáo tại tòa nhà The Manor (Mỹ Đình-Hà Nội), nâng tổng số máy đánh giầy quảng cáo của Vipcare được lắp đặt lên 67 chiếc, ở tất cả các cơ quan cấp bộ trên Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đài Truyền hình Việt Nam và Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng.
Ông Nghĩa cho biết: “Đây là một hình thức quảng cáo hoàn toàn mới, khác biệt hoàn toàn với các hình thức quảng cáo truyền thống ở chỗ chủ động mang giá trị và tiện ích đến cho khách hàng”.
Đối tượng mà Vipcare nhắm đến là những doanh nghiệp có mong muốn trở nên quen thuộc với các cơ quan Nhà nước. Mỗi một máy đánh giầy quảng cáo được 6 đơn vị, mỗi đơn vị được quảng cáo hai hình ảnh. Hiện Vipcare đang áp dụng mức giá quảng cáo là 500.000 đồng/hình/tuần/máy.
Đây là một mô hình quảng cáo hiện đã được áp dụng ở gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...
Ông Nghĩa cho biết: “Chiến lược của Vipcare là xây dựng và bảo trì hệ thống và khi hệ thống mạnh thì bán toàn bộ hệ thống cho đơn vị kêu gọi quảng cáo. Chúng tôi cũng có kế hoạch triển khai hệ thống này ra Hải Phòng, Tp.HCM, Đà Nẵng. Vì là lĩnh vực mới nên Vipcare hiện tại tập trung làm tốt ở Hà Nội trước”.
Tuy nhiên hình thức này cũng đang gặp khó khăn trong thu hút doanh nghiệp quảng cáo vì còn khá mới mẻ.
Gần đây cũng xuất hiện một số hình thức quảng cáo ngoài trời mới khác như quảng cáo bằng frame media - những màn hình gắn vào các thang máy tại các tòa nhà văn phòng, quảng cáo qua hệ thống màn hình LCD ở các siêu thị.
Theo ông Đàm Minh Thụy, Tổng giám đốc Công ty Dolphin Media, hai hình thức này ở các nước khác khá phát triển nhưng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Hiện nay chủ yếu được các công ty quảng cáo Chicilon và Goldsun thực hiện.
Thêm nữa là hình thức quảng cáo trên các cột đèn chiếu sáng. Đi tiên phong trong quảng cáo này là các khách sạn lớn và đã xuất hiện một số công ty hợp tác với Sở Giao thông Công chính Hà Nội làm biển hộp đèn. Hình thức quảng cáo này có thể thấy trên đường Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Giảng Võ, Chùa Bộc, Thái Hà. Điều này làm cho Hà Nội đẹp hơn, kết hợp tuyên truyền quảng cáo quy củ hơn.
Muôn hình, muôn vẻ trên truyền hình
Một dạng quảng cáo mới xuất hiện là các biển quảng cáo rất to trên các tòa nhà cao tầng. Loại quảng cáo này phổ biến trên thế giới, thường dành cho các tập đoàn điện tử lớn, các ngân hàng như SeaBank trên đường Láng Hạ, Miritime Bank ở Nguyễn Chí Thanh, Vietcombank ở tòa nhà Vietcombank Tower...
Trong lĩnh vực quảng cáo in, gần đây xuất hiện hình thức quảng cáo trực tiếp (direct mail). Các nhân viên quảng cáo gõ cửa từng gia đình ở các khu chung cư cao tầng, nhà mặt phố để phát tờ rơi để chuyển những thông tin quảng cáo. Theo ông Thụy, hình thức quảng cáo này tới đây sẽ phát triển nữa và Dolphin đang xây dựng kế hoạch phát triển hình thức này.
Ông Thuỵ nói: “Ưu thế của quảng cáo này là tập trung vào đối tựợng bán hàng ngay lập tức, không lan man vào những đối tượng khác. Ví dụ bây giờ muốn bán bánh pizza tôi chỉ nhằm vào các tòa nhà cao tầng vì nơi đây đời sống dân cư cao, trẻ, người già ở trung cư rất ít”.
Ngoài ra, hiện đang xuất hiện hình thức quảng cáo in vào giấy báo cước viễn thông của các công ty viễn thông đến khách hàng. Trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình, như trước đây chỉ đơn thuần là hình thức quảng cáo với những clip 30 giây, chi phí quảng cáo tốn kém, bắt đầu từ đầu năm 2007 trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và trên Đài truyền hình Tp.HCM (HTV) vào năm 2008, trong hình hiệu quảng cáo (hình chuyển tiếp giữa các chương trình khác như phim, gameshow,... sang chương trình quảng cáo, thời lượng 5 giây, có âm thanh đặc trưng của nhà đài) đã xuất hiện thêm quảng cáo nhãn hàng với kích thước cả màn hình (hình gạt) và 1/4 màn hình (pop up), tùy theo giờ.
Một số giờ chỉ được quảng cáo pop up 1/4 nhưng những giờ còn lại thì được phép quảng cáo cả hai hình thức hình gạt và pop up do khách hàng chọn. Theo ông Thụy, hình thức này hiệu quả khi quảng cáo để giới thiệu dịp giảm giá, chương trình khuyến mại, tung sản phẩm mới.
Hiện một số tập đoàn lớn cũng đang rầm rộ đầu tư vào kênh truyền hình và tự bán hàng trên kênh truyền hình ấy.
Ví dụ như InfoTV là kênh truyền hình trực tuyến chuyên về chứng khoán với sự tham gia của Tập đoàn Đại Dương. Công ty truyền thông Smedia của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì ra mắt chương trình Shopping TV phát trên kênh VCTV 5. Đây là kênh truyền hình chuyên biệt đầu tiên về mua bán hàng qua truyền hình tại Việt Nam.
Ngoài ra còn một số công ty truyền thông do các tập đoàn đầu tư như PV Media do Petro Vietnam đầu tư, Green Media của Tập đoàn Than khoáng sản, VIT Media của Tập đoàn VIT, FPT Media của Tập đoàn FPT.
Giá trị và tiện ích
Mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ chăm sóc VIP (Vipcare) đã tiến hành lắp đặt thêm 2 chiếc máy đánh giầy quảng cáo tại tòa nhà The Manor (Mỹ Đình-Hà Nội), nâng tổng số máy đánh giầy quảng cáo của Vipcare được lắp đặt lên 67 chiếc, ở tất cả các cơ quan cấp bộ trên Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đài Truyền hình Việt Nam và Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng.
Ông Nghĩa cho biết: “Đây là một hình thức quảng cáo hoàn toàn mới, khác biệt hoàn toàn với các hình thức quảng cáo truyền thống ở chỗ chủ động mang giá trị và tiện ích đến cho khách hàng”.
Đối tượng mà Vipcare nhắm đến là những doanh nghiệp có mong muốn trở nên quen thuộc với các cơ quan Nhà nước. Mỗi một máy đánh giầy quảng cáo được 6 đơn vị, mỗi đơn vị được quảng cáo hai hình ảnh. Hiện Vipcare đang áp dụng mức giá quảng cáo là 500.000 đồng/hình/tuần/máy.
Đây là một mô hình quảng cáo hiện đã được áp dụng ở gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...
Ông Nghĩa cho biết: “Chiến lược của Vipcare là xây dựng và bảo trì hệ thống và khi hệ thống mạnh thì bán toàn bộ hệ thống cho đơn vị kêu gọi quảng cáo. Chúng tôi cũng có kế hoạch triển khai hệ thống này ra Hải Phòng, Tp.HCM, Đà Nẵng. Vì là lĩnh vực mới nên Vipcare hiện tại tập trung làm tốt ở Hà Nội trước”.
Tuy nhiên hình thức này cũng đang gặp khó khăn trong thu hút doanh nghiệp quảng cáo vì còn khá mới mẻ.
Gần đây cũng xuất hiện một số hình thức quảng cáo ngoài trời mới khác như quảng cáo bằng frame media - những màn hình gắn vào các thang máy tại các tòa nhà văn phòng, quảng cáo qua hệ thống màn hình LCD ở các siêu thị.
Theo ông Đàm Minh Thụy, Tổng giám đốc Công ty Dolphin Media, hai hình thức này ở các nước khác khá phát triển nhưng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Hiện nay chủ yếu được các công ty quảng cáo Chicilon và Goldsun thực hiện.
Thêm nữa là hình thức quảng cáo trên các cột đèn chiếu sáng. Đi tiên phong trong quảng cáo này là các khách sạn lớn và đã xuất hiện một số công ty hợp tác với Sở Giao thông Công chính Hà Nội làm biển hộp đèn. Hình thức quảng cáo này có thể thấy trên đường Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Giảng Võ, Chùa Bộc, Thái Hà. Điều này làm cho Hà Nội đẹp hơn, kết hợp tuyên truyền quảng cáo quy củ hơn.
Muôn hình, muôn vẻ trên truyền hình
Một dạng quảng cáo mới xuất hiện là các biển quảng cáo rất to trên các tòa nhà cao tầng. Loại quảng cáo này phổ biến trên thế giới, thường dành cho các tập đoàn điện tử lớn, các ngân hàng như SeaBank trên đường Láng Hạ, Miritime Bank ở Nguyễn Chí Thanh, Vietcombank ở tòa nhà Vietcombank Tower...
Trong lĩnh vực quảng cáo in, gần đây xuất hiện hình thức quảng cáo trực tiếp (direct mail). Các nhân viên quảng cáo gõ cửa từng gia đình ở các khu chung cư cao tầng, nhà mặt phố để phát tờ rơi để chuyển những thông tin quảng cáo. Theo ông Thụy, hình thức quảng cáo này tới đây sẽ phát triển nữa và Dolphin đang xây dựng kế hoạch phát triển hình thức này.
Ông Thuỵ nói: “Ưu thế của quảng cáo này là tập trung vào đối tựợng bán hàng ngay lập tức, không lan man vào những đối tượng khác. Ví dụ bây giờ muốn bán bánh pizza tôi chỉ nhằm vào các tòa nhà cao tầng vì nơi đây đời sống dân cư cao, trẻ, người già ở trung cư rất ít”.
Ngoài ra, hiện đang xuất hiện hình thức quảng cáo in vào giấy báo cước viễn thông của các công ty viễn thông đến khách hàng. Trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình, như trước đây chỉ đơn thuần là hình thức quảng cáo với những clip 30 giây, chi phí quảng cáo tốn kém, bắt đầu từ đầu năm 2007 trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và trên Đài truyền hình Tp.HCM (HTV) vào năm 2008, trong hình hiệu quảng cáo (hình chuyển tiếp giữa các chương trình khác như phim, gameshow,... sang chương trình quảng cáo, thời lượng 5 giây, có âm thanh đặc trưng của nhà đài) đã xuất hiện thêm quảng cáo nhãn hàng với kích thước cả màn hình (hình gạt) và 1/4 màn hình (pop up), tùy theo giờ.
Một số giờ chỉ được quảng cáo pop up 1/4 nhưng những giờ còn lại thì được phép quảng cáo cả hai hình thức hình gạt và pop up do khách hàng chọn. Theo ông Thụy, hình thức này hiệu quả khi quảng cáo để giới thiệu dịp giảm giá, chương trình khuyến mại, tung sản phẩm mới.
Hiện một số tập đoàn lớn cũng đang rầm rộ đầu tư vào kênh truyền hình và tự bán hàng trên kênh truyền hình ấy.
Ví dụ như InfoTV là kênh truyền hình trực tuyến chuyên về chứng khoán với sự tham gia của Tập đoàn Đại Dương. Công ty truyền thông Smedia của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì ra mắt chương trình Shopping TV phát trên kênh VCTV 5. Đây là kênh truyền hình chuyên biệt đầu tiên về mua bán hàng qua truyền hình tại Việt Nam.
Ngoài ra còn một số công ty truyền thông do các tập đoàn đầu tư như PV Media do Petro Vietnam đầu tư, Green Media của Tập đoàn Than khoáng sản, VIT Media của Tập đoàn VIT, FPT Media của Tập đoàn FPT.