“Nhiều ngân hàng Việt Nam còn yếu về công nghệ”
Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng nói về việc đầu tư công nghệ trong ngân hàng thời gian tới
Ông Tạ Quang Tiến, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nói về việc đầu tư công nghệ trong hệ thống ngân hàng thời gian tới.
Ông nhận định như thế nào về thực trạng công nghệ nói chung trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời điểm hiện nay?
Những năm qua công nghệ của ngành ngân hàng đã có sự phát triển rất nhanh. Nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày thì nay nhờ có đổi mới công nghệ việc thanh toán đã suôn sẻ rất nhiều và thời gian cho việc thanh toán này chỉ được tính bằng giây.
Điều này đã tạo ra một sức sống mới trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung, nó giúp chu chuyển vòng vốn trong xã hội nhanh hơn.
Bên cạnh đó, nhờ có đổi mới công nghệ mà hệ thống ngân hàng đã đưa ra được rất nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên những công nghệ mới như: dịch vụ như máy ATM, máy POS, Internet Banking, Telephone Banking, ngân hàng trực tuyến... những dịch vụ này đang được coi là sức mạnh của các ngân hàng.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có được một nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng được các dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ chưa có đủ kinh nghiệm và vốn để triển khai đầu tư cho công nghệ.
Cho nên nhìn trên mặt bằng phát triển chung đã thấy sự phân cấp rất rõ ràng, có nhiều ngân hàng có nền tảng công nghệ rất tốt nên đã đưa ra được nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nhưng cũng có không ít ngân hàng do yếu kém về công nghệ nên sản phẩm dịch vụ đưa ra là rất ít và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chính vì sự phát triển không đồng đều này đã khiến việc liên kết giữa các ngân hàng với nhau đang gặp nhiều khó khăn.
Phải chăng, do yếu kém về công nghệ, nên các ngân hàng Việt Nam đang thua kém các ngân hàng ngoại trong việc tung ra các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng?
Tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận vào thực tế. Hoạt động ngân hàng Việt Nam gắn liền với bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và xã hội Việt Nam.
Việt Nam mới thực sự chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, thu nhập bình quân cũng như các yếu tố về mặt xã hội chưa hội tụ đủ những điều kiện cho các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng phát triển.
Có những dịch vụ cao thì số lượng người sử dụng rất ít, nhưng ngược lại có những dịch vụ thấp lại được sự ủng hộ rất nhiều do phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng.
Do vậy, các ngân hàng ngoại cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới tại Việt Nam, nhiều sản phẩm họ đưa ra cũng sẽ không nhận được sự ủng hộ từ khách hàng.
Tuy nhiên, khi vào Việt Nam các ngân hàng nước ngoài sẽ có những thế mạnh về vốn và kinh nghiệm, khi có nhu cầu họ sẽ tiếp cận và đáp ứng được ngay.
Ngoài việc tham gia vào phân khúc ngân hàng bán lẻ, các ngân hàng 100% nước ngoài tại Việt Nam sẽ tập trung mạnh vào phân khúc ngân hàng bán buôn, nơi có những dự án lớn mà các ngân hàng Việt Nam thiếu kinh nghiệm và tiềm lực về vốn để tham gia.
Một số quan điểm cho rằng, thị trường thẻ ATM ở Việt Nam sẽ rất tiềm năng thời gian tới. Vậy, quan điểm của ông với vấn đề này như thế nào?
Đúng vậy. Thời gian qua đã có sự bùng nổ của các loại hình thẻ ATM, đặc biệt là ở những ngân hàng lớn có hạ tầng công nghệ hiện đại.
Vừa qua, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện kết nối hệ thống thẻ thanh toán với nhau, khách hàng có thể đến giao dịch tại bất kỳ máy ATM nào trong hệ thống ngân hàng.
Tại thị trường Việt Nam, Smartlink và Banknetvn là hai liên minh thẻ lớn, chiếm 80% lượng thanh toán qua thẻ và có tới 4.000 máy ATM đã thực hiện kết nối với nhau từ cuối năm 2007. Theo kế hoạch, trong tháng 9/2008 hai hệ thống này sẽ hoàn tất việc kết nối các thành viên còn lại.
Bên cạnh đó, Cục Công nghệ tin học ngân hàng cũng đang nghiên cứu để đưa ra một chuẩn thẻ ATM mới, đó là thẻ chip sẽ thay cho thẻ từ. Do thẻ Chip sẽ tích hợp được nhiều dịch vụ tiện ích hơn và điều quan trọng là thẻ chip sẽ có tính an toàn và bảo mật hơn thẻ từ.
Tuy nhiên, việc thay đổi này sẽ rất phức tạp, vì lẽ đó cần phải có thời gian chuẩn bị chu đáo và tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng mới có thể tiến hành thay đổi. Hiện tại chúng tôi vẫn đang xây dựng lộ trình cho sự thay đổi này.
Vậy, hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với việc phát triển công nghệ tại các ngân hàng trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Một trong những trọng tâm đổi mới hoạt động ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các ngân hàng thương mại là phải đầu tư vào công nghệ.
Khi đó, các ngân hàng Việt Nam mới có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng ngoại trong việc cung cấp ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trên thực tế, các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức được cần phải đổi mới công nghệ, nhưng nhiều ngân hàng có quy mô còn quá nhỏ không đủ tiềm lực tài chính và con người nên không theo kịp. Bên cạnh đó, có những ngân hàng có nền tảng công nghệ rất tốt nhưng cũng không triển khai được nhiều sản phẩm và dịch vụ do quy mô nhỏ.
Hiện tại, Việt Nam mới có khoảng gần 20 ngân hàng đã có sự đầu tư cho công nghệ, còn lại là chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức hay không có đủ tiềm lực để đầu tư.
Để đầu tư được hệ thống công nghệ hiện đại, các ngân hàng phải tự mình đầu tư. Ngân hàng Nhà nước không thể giúp các ngân hàng thực hiện việc đầu tư này được.
Ông nhận định như thế nào về thực trạng công nghệ nói chung trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời điểm hiện nay?
Những năm qua công nghệ của ngành ngân hàng đã có sự phát triển rất nhanh. Nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày thì nay nhờ có đổi mới công nghệ việc thanh toán đã suôn sẻ rất nhiều và thời gian cho việc thanh toán này chỉ được tính bằng giây.
Điều này đã tạo ra một sức sống mới trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung, nó giúp chu chuyển vòng vốn trong xã hội nhanh hơn.
Bên cạnh đó, nhờ có đổi mới công nghệ mà hệ thống ngân hàng đã đưa ra được rất nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên những công nghệ mới như: dịch vụ như máy ATM, máy POS, Internet Banking, Telephone Banking, ngân hàng trực tuyến... những dịch vụ này đang được coi là sức mạnh của các ngân hàng.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có được một nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng được các dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ chưa có đủ kinh nghiệm và vốn để triển khai đầu tư cho công nghệ.
Cho nên nhìn trên mặt bằng phát triển chung đã thấy sự phân cấp rất rõ ràng, có nhiều ngân hàng có nền tảng công nghệ rất tốt nên đã đưa ra được nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nhưng cũng có không ít ngân hàng do yếu kém về công nghệ nên sản phẩm dịch vụ đưa ra là rất ít và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chính vì sự phát triển không đồng đều này đã khiến việc liên kết giữa các ngân hàng với nhau đang gặp nhiều khó khăn.
Phải chăng, do yếu kém về công nghệ, nên các ngân hàng Việt Nam đang thua kém các ngân hàng ngoại trong việc tung ra các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng?
Tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận vào thực tế. Hoạt động ngân hàng Việt Nam gắn liền với bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và xã hội Việt Nam.
Việt Nam mới thực sự chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, thu nhập bình quân cũng như các yếu tố về mặt xã hội chưa hội tụ đủ những điều kiện cho các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng phát triển.
Có những dịch vụ cao thì số lượng người sử dụng rất ít, nhưng ngược lại có những dịch vụ thấp lại được sự ủng hộ rất nhiều do phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng.
Do vậy, các ngân hàng ngoại cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới tại Việt Nam, nhiều sản phẩm họ đưa ra cũng sẽ không nhận được sự ủng hộ từ khách hàng.
Tuy nhiên, khi vào Việt Nam các ngân hàng nước ngoài sẽ có những thế mạnh về vốn và kinh nghiệm, khi có nhu cầu họ sẽ tiếp cận và đáp ứng được ngay.
Ngoài việc tham gia vào phân khúc ngân hàng bán lẻ, các ngân hàng 100% nước ngoài tại Việt Nam sẽ tập trung mạnh vào phân khúc ngân hàng bán buôn, nơi có những dự án lớn mà các ngân hàng Việt Nam thiếu kinh nghiệm và tiềm lực về vốn để tham gia.
Một số quan điểm cho rằng, thị trường thẻ ATM ở Việt Nam sẽ rất tiềm năng thời gian tới. Vậy, quan điểm của ông với vấn đề này như thế nào?
Đúng vậy. Thời gian qua đã có sự bùng nổ của các loại hình thẻ ATM, đặc biệt là ở những ngân hàng lớn có hạ tầng công nghệ hiện đại.
Vừa qua, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện kết nối hệ thống thẻ thanh toán với nhau, khách hàng có thể đến giao dịch tại bất kỳ máy ATM nào trong hệ thống ngân hàng.
Tại thị trường Việt Nam, Smartlink và Banknetvn là hai liên minh thẻ lớn, chiếm 80% lượng thanh toán qua thẻ và có tới 4.000 máy ATM đã thực hiện kết nối với nhau từ cuối năm 2007. Theo kế hoạch, trong tháng 9/2008 hai hệ thống này sẽ hoàn tất việc kết nối các thành viên còn lại.
Bên cạnh đó, Cục Công nghệ tin học ngân hàng cũng đang nghiên cứu để đưa ra một chuẩn thẻ ATM mới, đó là thẻ chip sẽ thay cho thẻ từ. Do thẻ Chip sẽ tích hợp được nhiều dịch vụ tiện ích hơn và điều quan trọng là thẻ chip sẽ có tính an toàn và bảo mật hơn thẻ từ.
Tuy nhiên, việc thay đổi này sẽ rất phức tạp, vì lẽ đó cần phải có thời gian chuẩn bị chu đáo và tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng mới có thể tiến hành thay đổi. Hiện tại chúng tôi vẫn đang xây dựng lộ trình cho sự thay đổi này.
Vậy, hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với việc phát triển công nghệ tại các ngân hàng trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Một trong những trọng tâm đổi mới hoạt động ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các ngân hàng thương mại là phải đầu tư vào công nghệ.
Khi đó, các ngân hàng Việt Nam mới có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng ngoại trong việc cung cấp ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trên thực tế, các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức được cần phải đổi mới công nghệ, nhưng nhiều ngân hàng có quy mô còn quá nhỏ không đủ tiềm lực tài chính và con người nên không theo kịp. Bên cạnh đó, có những ngân hàng có nền tảng công nghệ rất tốt nhưng cũng không triển khai được nhiều sản phẩm và dịch vụ do quy mô nhỏ.
Hiện tại, Việt Nam mới có khoảng gần 20 ngân hàng đã có sự đầu tư cho công nghệ, còn lại là chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức hay không có đủ tiềm lực để đầu tư.
Để đầu tư được hệ thống công nghệ hiện đại, các ngân hàng phải tự mình đầu tư. Ngân hàng Nhà nước không thể giúp các ngân hàng thực hiện việc đầu tư này được.