Nhiều ưu đãi về tín dụng cho ngư dân đóng mới tàu
Chính phủ thống nhất hàng loạt chủ trương về ưu đãi tín dụng, bảo hiểm, hỗ trợ đào tạo đối với ngành thuỷ sản
Với mục tiêu hỗ trợ ngư dân, nâng cao hiệu quả ngành thuỷ sản và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, Chính phủ vừa thông qua nghị định về một số chính sách phát triển thuỷ sản.
Theo đó, Chính phủ quyết định, bên cạnh hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương đối với việc xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão như cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng...; các hạng mục hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão ở đảo…
Bên cạnh đó, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đến 90% đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 2, bao gồm tổng kinh phí các hạng mục công trình thiết yếu đối với các tỉnh, thành phố nhận bổ sung trong cân đối từ ngân sách trung ương và không quá 50% tổng kinh phí các hạng mục công trình thiết yếu đối với các tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách trung ương.
Đặc biệt, Chính phủ quyết định áp dụng một số chính sách tín dụng ưu đãi đối với ngư dân khi vay vốn trung và dài hạn để đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản.
Theo đó, chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ sẽ được vay bằng 90% tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới; 70% tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ gỗ, bao gồm cả ngư cụ, thiết bị trên tàu.
Thời hạn vay là 10 năm đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới; 7 năm đối với tàu vỏ gỗ. Lãi suất vay tối đa 3%/năm, thời gian ân hạn 1 năm. Ngư dân được sử dụng giá trị tàu đóng mới, tàu cải hoán, nâng cấp để bảo đảm vốn vay.
Chính sách tín dụng ưu đãi cũng được áp dụng cho việc đầu tư hạ tầng sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản với hạn mức vay tối đa bằng 70% tổng giá trị dự án vay vốn, thời hạn vay không quá 5 năm; lãi suất vay tối đa 5%/năm; thời gian ân hạn 1 năm, và được sử dụng giá trị công trình để bảo đảm vốn vay.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân ngư dân, chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản cũng được vay vốn lưu động với mức tối thiểu 200 triệu đồng/năm đối với tàu khai thác hải sản; tối thiểu 500 triệu đồng/năm đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; tối thiểu 60% giá trị hợp đồng cung cấp dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản.
Chính phủ quyết định áp dụng mức lãi suất tối thiểu cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quyết định hỗ trợ hàng năm 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu; 100% kinh phí mua bảo hiểm kết hợp con người cho thuyền viên trên tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ là thành viên các tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản.
Hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm nông nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển và hộ nông dân, cá nhân nghèo nuôi tôm nước lợ trong vùng quy hoạch.
Chính phủ cũng thống nhất chủ trương áp dụng một số chính sách khắc phục rủi ro trên biển, hính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và một số chính sách khác về miễn học phí, cấp học bổng cho học viên, sinh viên chuyên ngành khai thác thủy sản.
Theo đó, Chính phủ quyết định, bên cạnh hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương đối với việc xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão như cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng...; các hạng mục hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão ở đảo…
Bên cạnh đó, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đến 90% đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 2, bao gồm tổng kinh phí các hạng mục công trình thiết yếu đối với các tỉnh, thành phố nhận bổ sung trong cân đối từ ngân sách trung ương và không quá 50% tổng kinh phí các hạng mục công trình thiết yếu đối với các tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách trung ương.
Đặc biệt, Chính phủ quyết định áp dụng một số chính sách tín dụng ưu đãi đối với ngư dân khi vay vốn trung và dài hạn để đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản.
Theo đó, chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ sẽ được vay bằng 90% tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới; 70% tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ gỗ, bao gồm cả ngư cụ, thiết bị trên tàu.
Thời hạn vay là 10 năm đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới; 7 năm đối với tàu vỏ gỗ. Lãi suất vay tối đa 3%/năm, thời gian ân hạn 1 năm. Ngư dân được sử dụng giá trị tàu đóng mới, tàu cải hoán, nâng cấp để bảo đảm vốn vay.
Chính sách tín dụng ưu đãi cũng được áp dụng cho việc đầu tư hạ tầng sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản với hạn mức vay tối đa bằng 70% tổng giá trị dự án vay vốn, thời hạn vay không quá 5 năm; lãi suất vay tối đa 5%/năm; thời gian ân hạn 1 năm, và được sử dụng giá trị công trình để bảo đảm vốn vay.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân ngư dân, chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản cũng được vay vốn lưu động với mức tối thiểu 200 triệu đồng/năm đối với tàu khai thác hải sản; tối thiểu 500 triệu đồng/năm đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; tối thiểu 60% giá trị hợp đồng cung cấp dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản.
Chính phủ quyết định áp dụng mức lãi suất tối thiểu cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quyết định hỗ trợ hàng năm 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu; 100% kinh phí mua bảo hiểm kết hợp con người cho thuyền viên trên tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ là thành viên các tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản.
Hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm nông nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển và hộ nông dân, cá nhân nghèo nuôi tôm nước lợ trong vùng quy hoạch.
Chính phủ cũng thống nhất chủ trương áp dụng một số chính sách khắc phục rủi ro trên biển, hính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và một số chính sách khác về miễn học phí, cấp học bổng cho học viên, sinh viên chuyên ngành khai thác thủy sản.