Nhìn lại nợ xấu trước cao điểm bán nợ xấu
Trong một thời kỳ dài, có những tổ chức tín dụng tung hoành với các chiêu trò, thủ thuật giấu nợ xấu
Tháng 6 tới là cao điểm các ngân hàng thương mại phải bán lại nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tỷ lệ nợ xấu sau khi tăng những tháng đầu năm nay dự kiến sẽ lại có thay đổi lớn.
Lúc này, từ diễn đàn Quốc hội, câu hỏi nợ xấu thực sự là bao nhiêu vẫn được đặt ra. Câu hỏi đó gắn với một thực tế có từ năm 2011 đến nay, khi các tổ chức tín dụng “nói vậy” nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng “không phải vậy”.
Dấu mốc 2011 và một thời kỳ dài
2011 cũng là năm tỷ lệ nợ xấu có tốc độ tăng mạnh nhất trong nhiều năm qua, tăng tới 61%. Nó gây sốc như lần đầu tiên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói thẳng ra mức độ ở hai con số tại diễn đàn Quốc hội.
Sốc vì đã có một thời kỳ dài nền kinh tế phát triển hồng hào, thành tích ngắn hạn che lấp rủi ro tiềm ẩn; nợ xấu lẩn khuất, các chiêu thức che giấu chưa được bóc rõ. Để rồi, đến lúc Cơ quan Thanh tra giám sát phải nói trong một báo cáo thời điểm đó rằng: “Rất tiếc, đó là thực tế chúng ta phải đối mặt”.
Thời kỳ dài đó diễn ra như thế nào?
Nhiều năm liên tiếp, tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trưởng cực nhanh, trên 30%, thậm chí trên 50% và góp phần tạo màu hồng cho tăng trưởng kinh tế. Miếng bánh tổng dư nợ liên tục nở rộng, giúp co nhỏ nhân nợ xấu trong đó.
Điển hình như 2006 - 2007, GDP đạt tới 8,23% và 8,48%, tín dụng tăng đỉnh điểm 51,54% và tỷ lệ nợ xấu vỏn vẹn chỉ có 1,55%.
Đến 2008, khủng hoảng bắt đầu nổ ra, kinh tế bất ổn, môi trường rủi ro bộc lộ. Sau khi tín dụng bùng nổ quá nhanh mà năng lực quản trị chưa cải thiện kịp khiến hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn. Cùng đó, nhiều doanh nghiệp - khách hàng cũng không kịp chống đỡ với thay đổi bất lợi từ khủng hoảng và năng lực trả nợ suy giảm.
Các dòng chảy lập tức xoay chiều: tăng trưởng tín dụng sụt giảm mạnh, chỉ bằng phân nửa trước đó, trong khi nợ xấu đội lên nhanh theo môi trường rủi ro. Dù nhanh, nhưng nó vẫn bị che giấu và không được nhận diện một cách đầy đủ.
Cụ thể, số liệu nợ xấu giai đoạn đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng lớn được tổ chức tín dụng ghi nhận trên báo cáo tài chính. Một phần lớn nợ xấu bị các tổ chức tín dụng che giấu, chưa phân loại đúng quy định của pháp luật.
Nợ xấu gia tăng có nghĩa là tổ chức tín dụng phải trích lập nhiều dự phòng rủi ro hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và cổ tức. Đó là lý do tổ chức tín dụng tìm cách né tránh chấp hành các quy định phân loại nợ và che giấu nợ xấu.
Trong khi đó, trước năm 2012, về cơ bản Ngân hàng Nhà nước thiếu hệ thống giám sát chất lượng tín dụng hữu hiệu, rất khó để có thể đưa ra con số nợ xấu sát với thực tế trừ khi tiến hành thanh tra toàn diện. Theo đó, số liệu và chất lượng tín dụng chủ yếu dựa vào báo cáo của tổ chức tín dụng mà chưa nhận diện đầy đủ mức độ tiềm ẩn.
Cho nên trong một thời kỳ dài, có những tổ chức tín dụng tung hoành với các chiêu trò, thủ thuật giấu nợ xấu. Nói là tung hoành vì chỉ sau này, khi vào thanh tra, mới thấy thực tế có trường hợp nợ xấu cao gấp hàng chục lần so với báo cáo.
Thừa nhận chứ không có đột biến
Trước khi mức độ hai con số được công bố, công chúng vẫn quen với tỷ lệ nợ xấu chỉ quanh 3% - có thể gọi là yên ổn. Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước lại công bố cả phần chìm của tảng băng?
Nếu để ý thì thấy, thời điểm cuối 2011 cũng là lúc Trung ương Đảng ra chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế. Phải nhận diện đúng thực tế mới xác định các giải pháp tái cơ cấu đúng mực. Nợ xấu nằm trong yêu cầu đó.
Đang quen thuộc với tỷ lệ quanh 3%, nợ xấu “bỗng chốc” được biết đến trên 10%, rồi thực tế trên 17%. Nhưng nội tại ở đây không có sự đột biến.
Nếu nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng chỉ ở mức khoảng 3% ngay cả trong điều kiện kinh tế khó khăn như thời gian qua chắc rằng cả hệ thống chính trị không phải lo lắng và hệ thống ngân hàng không phải đối mặt với những khó khăn như khả năng sinh lời sụt giảm, thậm chí lỗ ở nhiều tổ chức tín dụng và không ít tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản.
Thêm nữa, nếu nợ xấu thực sự chỉ ở mức khoảng 3% thì chắc rằng Ngân hàng Nhà nước không cần phải có một chương trình xử lý nợ xấu khắt khe như vừa qua, không phải vào cuộc cấp tập tái cơ cấu và dồn ép các nhà băng xử lý nợ xấu ngay từ năm 2012.
“Giấu nợ xấu là giấu bệnh có thể dẫn đến ung thư và cái chết của ngân hàng. Do đó, vấn đề cần làm đầu tiên là phải đánh giá, xác định đúng thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng để có giải pháp xử lý”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước từng nói một cách hình ảnh với VnEconomy như vậy bên lề cuộc họp báo chuyên đề nợ xấu hồi 2012.
Với quan điểm trên, tháng 9/2012, nếu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì nợ xấu chỉ 4,93%, nhưng Ngân hàng Nhà nước “tính thêm” phần chìm của tảng băng bấy lâu thành 17,21% và báo cáo Bộ Chính trị cùng Chính phủ.
Chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng báo cáo (3-4%) với tỷ lệ theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (hơn 17%) là thực tế chất lượng tín dụng phải đối mặt. Điều ấy có nghĩa rằng không phải có sự đột biến nào về số liệu nợ xấu mà chẳng qua là con số nợ xấu, chất lượng tín dụng được đánh giá, soi xét qua lăng kính thanh tra, giám sát.
Bởi nếu không xác định đúng quy mô nợ xấu, đánh giá thấp hơn thực tế có thể dẫn đến chủ quan và xử lý nợ xấu không triệt để.
Lúc này, từ diễn đàn Quốc hội, câu hỏi nợ xấu thực sự là bao nhiêu vẫn được đặt ra. Câu hỏi đó gắn với một thực tế có từ năm 2011 đến nay, khi các tổ chức tín dụng “nói vậy” nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng “không phải vậy”.
Dấu mốc 2011 và một thời kỳ dài
2011 cũng là năm tỷ lệ nợ xấu có tốc độ tăng mạnh nhất trong nhiều năm qua, tăng tới 61%. Nó gây sốc như lần đầu tiên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói thẳng ra mức độ ở hai con số tại diễn đàn Quốc hội.
Sốc vì đã có một thời kỳ dài nền kinh tế phát triển hồng hào, thành tích ngắn hạn che lấp rủi ro tiềm ẩn; nợ xấu lẩn khuất, các chiêu thức che giấu chưa được bóc rõ. Để rồi, đến lúc Cơ quan Thanh tra giám sát phải nói trong một báo cáo thời điểm đó rằng: “Rất tiếc, đó là thực tế chúng ta phải đối mặt”.
Thời kỳ dài đó diễn ra như thế nào?
Nhiều năm liên tiếp, tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trưởng cực nhanh, trên 30%, thậm chí trên 50% và góp phần tạo màu hồng cho tăng trưởng kinh tế. Miếng bánh tổng dư nợ liên tục nở rộng, giúp co nhỏ nhân nợ xấu trong đó.
Điển hình như 2006 - 2007, GDP đạt tới 8,23% và 8,48%, tín dụng tăng đỉnh điểm 51,54% và tỷ lệ nợ xấu vỏn vẹn chỉ có 1,55%.
Đến 2008, khủng hoảng bắt đầu nổ ra, kinh tế bất ổn, môi trường rủi ro bộc lộ. Sau khi tín dụng bùng nổ quá nhanh mà năng lực quản trị chưa cải thiện kịp khiến hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn. Cùng đó, nhiều doanh nghiệp - khách hàng cũng không kịp chống đỡ với thay đổi bất lợi từ khủng hoảng và năng lực trả nợ suy giảm.
Các dòng chảy lập tức xoay chiều: tăng trưởng tín dụng sụt giảm mạnh, chỉ bằng phân nửa trước đó, trong khi nợ xấu đội lên nhanh theo môi trường rủi ro. Dù nhanh, nhưng nó vẫn bị che giấu và không được nhận diện một cách đầy đủ.
Cụ thể, số liệu nợ xấu giai đoạn đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng lớn được tổ chức tín dụng ghi nhận trên báo cáo tài chính. Một phần lớn nợ xấu bị các tổ chức tín dụng che giấu, chưa phân loại đúng quy định của pháp luật.
Nợ xấu gia tăng có nghĩa là tổ chức tín dụng phải trích lập nhiều dự phòng rủi ro hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và cổ tức. Đó là lý do tổ chức tín dụng tìm cách né tránh chấp hành các quy định phân loại nợ và che giấu nợ xấu.
Trong khi đó, trước năm 2012, về cơ bản Ngân hàng Nhà nước thiếu hệ thống giám sát chất lượng tín dụng hữu hiệu, rất khó để có thể đưa ra con số nợ xấu sát với thực tế trừ khi tiến hành thanh tra toàn diện. Theo đó, số liệu và chất lượng tín dụng chủ yếu dựa vào báo cáo của tổ chức tín dụng mà chưa nhận diện đầy đủ mức độ tiềm ẩn.
Cho nên trong một thời kỳ dài, có những tổ chức tín dụng tung hoành với các chiêu trò, thủ thuật giấu nợ xấu. Nói là tung hoành vì chỉ sau này, khi vào thanh tra, mới thấy thực tế có trường hợp nợ xấu cao gấp hàng chục lần so với báo cáo.
Thừa nhận chứ không có đột biến
Trước khi mức độ hai con số được công bố, công chúng vẫn quen với tỷ lệ nợ xấu chỉ quanh 3% - có thể gọi là yên ổn. Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước lại công bố cả phần chìm của tảng băng?
Nếu để ý thì thấy, thời điểm cuối 2011 cũng là lúc Trung ương Đảng ra chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế. Phải nhận diện đúng thực tế mới xác định các giải pháp tái cơ cấu đúng mực. Nợ xấu nằm trong yêu cầu đó.
Đang quen thuộc với tỷ lệ quanh 3%, nợ xấu “bỗng chốc” được biết đến trên 10%, rồi thực tế trên 17%. Nhưng nội tại ở đây không có sự đột biến.
Nếu nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng chỉ ở mức khoảng 3% ngay cả trong điều kiện kinh tế khó khăn như thời gian qua chắc rằng cả hệ thống chính trị không phải lo lắng và hệ thống ngân hàng không phải đối mặt với những khó khăn như khả năng sinh lời sụt giảm, thậm chí lỗ ở nhiều tổ chức tín dụng và không ít tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản.
Thêm nữa, nếu nợ xấu thực sự chỉ ở mức khoảng 3% thì chắc rằng Ngân hàng Nhà nước không cần phải có một chương trình xử lý nợ xấu khắt khe như vừa qua, không phải vào cuộc cấp tập tái cơ cấu và dồn ép các nhà băng xử lý nợ xấu ngay từ năm 2012.
“Giấu nợ xấu là giấu bệnh có thể dẫn đến ung thư và cái chết của ngân hàng. Do đó, vấn đề cần làm đầu tiên là phải đánh giá, xác định đúng thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng để có giải pháp xử lý”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước từng nói một cách hình ảnh với VnEconomy như vậy bên lề cuộc họp báo chuyên đề nợ xấu hồi 2012.
Với quan điểm trên, tháng 9/2012, nếu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì nợ xấu chỉ 4,93%, nhưng Ngân hàng Nhà nước “tính thêm” phần chìm của tảng băng bấy lâu thành 17,21% và báo cáo Bộ Chính trị cùng Chính phủ.
Chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng báo cáo (3-4%) với tỷ lệ theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (hơn 17%) là thực tế chất lượng tín dụng phải đối mặt. Điều ấy có nghĩa rằng không phải có sự đột biến nào về số liệu nợ xấu mà chẳng qua là con số nợ xấu, chất lượng tín dụng được đánh giá, soi xét qua lăng kính thanh tra, giám sát.
Bởi nếu không xác định đúng quy mô nợ xấu, đánh giá thấp hơn thực tế có thể dẫn đến chủ quan và xử lý nợ xấu không triệt để.