Nhìn lại tuần trượt giá mạnh của vàng
Vàng đã trở lại với xu thế mất giá, trong đó giá vàng quốc tế có tuần đi xuống mạnh nhất trong vòng 1 tháng
Giá vàng trong nước dịp cuối tuần nhích lên chút ít, mặc dù giá vàng thế giới kết thúc tuần giao dịch với mức giảm nhẹ. Tuần này, vàng đã trở lại với xu thế mất giá, trong đó giá vàng quốc tế có tuần đi xuống mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Trong khi đó, giá dầu thô có thêm một tuần khởi sắc, sau khi chốt phiên cuối tuần ở mức cao nhất trong 5 tuần qua.
Tin tốt gây áp lực cho giá vàng
Giá vàng niêm yết tại thị trường trong nước sáng nay tăng khoảng 2.000 đồng/chỉ so với chiều thứ Sáu. Đầu giờ giao dịch, giá vàng tại các công ty kim hoàn lớn tại thị trường Hà Nội phổ biến ở ngưỡng 1.965.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.975.000 đồng/chỉ (bán ra).
Cụ thể, giá vàng SJC tại chi nhánh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 1.966.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.976.000 đồng/chỉ (bán ra). Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) mua vào vàng miếng SJC với giá 1.966.000 đồng/chỉ và bán ra với giá 1.974.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 1.966.000 đồng/chỉ và 1.974.000 đồng/chỉ.
Trong khi đó, giá vàng thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu với mức giảm nhẹ. Giá vàng giao ngay tại thị trường New York giảm 0,4 USD/oz so với giá chốt phiên liền trước, còn 886,8 USD/oz. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 6 giảm 3 USD/oz, còn 888,2 USD/oz.
Phiên cuối tuần, giá vàng tiếp tục chịu lực đẩy xuống từ sự lên điểm của thị trường chứng khoán Phố Wall. Không ít nhà đầu tư tin tưởng rằng, giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt. Là một kênh đầu tư chống khủng hoảng hàng đầu, vàng luôn giảm sút tính hấp dẫn khi những thông tin kinh tế tốt đẹp được phát đi.
Những chỉ số kinh tế Mỹ công bố hôm 1/5 tiếp tục là những chỉ số khả quan.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Reuters/University of Michigan đã tăng tháng thứ hai liên tục lên mức 65,1 điểm trong tháng 4, từ mức 57,3 điểm trong tháng 3. Ngoài ra, báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) cho thấy, sản xuất công nghiệp ở Mỹ trong tháng 4 đã giảm với tốc độ chậm nhất trong vòng 7 tháng qua.
Giá vàng trong nước giảm chậm hơn giá vàng thế giới
Tuần này, giá vàng giao ngay thị trường thế giới giảm 27,2 USD/oz (3%), giá vàng kỳ hạn giảm 25,9 USD/oz (2,8%). Trong khi đó, giá vàng trong nước cùng kỳ chỉ giảm 10.000 đồng/chỉ (0,5%).
Việc giá vàng trong nước giảm chậm hơn giá vàng thế giới mỗi khi giá vàng thế giới giảm mạnh là hiện tượng thường gặp trong nhiều tháng qua. So với giá vàng thế giới quy đổi chưa tính thuế và phí, giá vàng trong nước đang cao hơn khoảng trên 75.000 đồng/chỉ.
Như vậy, giá vàng đã trở lại với xu thế trượt giảm, sau khi khởi sắc mạnh mẽ ở tuần trước. Trước đó, giá vàng thế giới đã có 4 tuần giảm không nghỉ. Tuần này là tuần giảm mạnh nhất của giá vàng thế giới trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Trong tuần, giá vàng thế giới chịu áp lực bởi đợt phục hồi tiếp tục kéo dài trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định sự xuống dốc của kinh tế Mỹ đã chậm lại, cùng với những chỉ số kinh tế khả quan, đã hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu. Vụ phá sản của hãng xe lớn thứ ba của Mỹ Chrysler đã không thể khiến thị trường chứng khoán nước này chao đảo.
Bên cạnh đó, những thông tin bất lợi về tình hình nhu cầu cũng đẩy giá vàng xuống thêm. Doanh số thị trường vàng mùa lễ hội tại Ấn Độ năm nay giảm mạnh so với năm ngoái. Dịch cúm lợn bùng phát cũng khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng giảm sút xa hơn trong nhu cầu tiêu thụ vàng của thế giới.
Trong cuộc họp cổ đông thường niên của tập đoàn Berkshire Hathaway diễn ra ngày 2/5, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, Chủ tịch tập đoàn, đã lạc quan nhận định, khủng hoảng tài chính đã bớt căng thẳng. Ông cũng dự báo, sẽ không có thêm ngân hàng lớn nào của Mỹ sụp đổ, nhưng cảnh báo nguy cơ lạm phát hình thành từ những số tiền khổng lồ mà Chính phủ Mỹ chi ra để giải cứu nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, những nhận định này của tỷ phú hàng đầu thế giới Buffett đưa ra sau khi các thị trường đã đóng cửa, nên chỉ có thể tác động tới các thị trường vào tuần giao dịch tới đây.
Tại thị trường trong nước, giao dịch vàng vật chất tuần này diễn ra với khối lượng giao dịch vừa phải, không có sự đột biến lớn. Tuy nhiên, trên các sàn giao dịch vàng tập trung, khối lượng giao dịch có sự gia tăng đáng kể do giá vàng thế giới biến động với biên độ rộng hơn. Trong nhiều phiên sáng, khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn SBJ đều vượt mức 100.000 lượng.
Tuần tới, thị trường tài chính thế giới sẽ chờ đợi một thông tin đặc biệt quan trọng là báo cáo của Chính phủ Mỹ về kết quả kiểm tra năng lực tài chính thực hiện tại 19 ngân hàng lớn nhất nước này. Ngày 1/5, FED thông báo sẽ công bố kết quả kiểm tra này vào ngày 7/5, thay vì ngày 4/5 như dự kiến ban đầu.
Một phần do chờ đợi thông tin này, nên hiện quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện vẫn chưa có động thái mua bán gì mới trong suốt nhiều ngày qua. Lượng vàng do SPDR Gold nắm giữ vẫn đang đứng ở mức 1.104,45 tấn.
Giá dầu vượt 53 USD/thùng
Trên thị trường nhiên liệu, giá dầu thô phiên cuối tuần được hỗ trợ tích cực bởi thông tin sáng sủa về niềm tin người tiêu dùng và sản xuất công nghiệp của Mỹ, nước sử dụng nhiều dầu thô nhất thế giới.
Thêm vào đó, thông tin từ Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, cũng bổ trợ thêm cho giá dầu. Sản xuất công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng tháng thứ hai liên tục nhờ tác động từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này.
Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tại New York tăng 2,08 USD/thùng (4,1%), đạt 53,2 USD/thùng, cao nhất từ ngày 26/3 trở lại đây.
Do được nâng đỡ bởi những bước tiến xa hơn của thị trường chứng khoán thế giới và những thông tin kinh tế khả quan, giá dầu thị trường New York tuần này tăng 3,2%, bất chấp những diễn biến phức tạp của dịch cúm lợn. Tuần trước, giá dầu tăng 2,4% sau hai tuần giảm liên tục.
So với thời điểm đầu năm, giá dầu tại thị trường New York hiện đã tăng 19%.
Trong khi đó, giá dầu thô có thêm một tuần khởi sắc, sau khi chốt phiên cuối tuần ở mức cao nhất trong 5 tuần qua.
Tin tốt gây áp lực cho giá vàng
Giá vàng niêm yết tại thị trường trong nước sáng nay tăng khoảng 2.000 đồng/chỉ so với chiều thứ Sáu. Đầu giờ giao dịch, giá vàng tại các công ty kim hoàn lớn tại thị trường Hà Nội phổ biến ở ngưỡng 1.965.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.975.000 đồng/chỉ (bán ra).
Cụ thể, giá vàng SJC tại chi nhánh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 1.966.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.976.000 đồng/chỉ (bán ra). Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) mua vào vàng miếng SJC với giá 1.966.000 đồng/chỉ và bán ra với giá 1.974.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 1.966.000 đồng/chỉ và 1.974.000 đồng/chỉ.
Trong khi đó, giá vàng thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu với mức giảm nhẹ. Giá vàng giao ngay tại thị trường New York giảm 0,4 USD/oz so với giá chốt phiên liền trước, còn 886,8 USD/oz. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 6 giảm 3 USD/oz, còn 888,2 USD/oz.
Phiên cuối tuần, giá vàng tiếp tục chịu lực đẩy xuống từ sự lên điểm của thị trường chứng khoán Phố Wall. Không ít nhà đầu tư tin tưởng rằng, giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt. Là một kênh đầu tư chống khủng hoảng hàng đầu, vàng luôn giảm sút tính hấp dẫn khi những thông tin kinh tế tốt đẹp được phát đi.
Những chỉ số kinh tế Mỹ công bố hôm 1/5 tiếp tục là những chỉ số khả quan.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Reuters/University of Michigan đã tăng tháng thứ hai liên tục lên mức 65,1 điểm trong tháng 4, từ mức 57,3 điểm trong tháng 3. Ngoài ra, báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) cho thấy, sản xuất công nghiệp ở Mỹ trong tháng 4 đã giảm với tốc độ chậm nhất trong vòng 7 tháng qua.
Giá vàng trong nước giảm chậm hơn giá vàng thế giới
Tuần này, giá vàng giao ngay thị trường thế giới giảm 27,2 USD/oz (3%), giá vàng kỳ hạn giảm 25,9 USD/oz (2,8%). Trong khi đó, giá vàng trong nước cùng kỳ chỉ giảm 10.000 đồng/chỉ (0,5%).
Việc giá vàng trong nước giảm chậm hơn giá vàng thế giới mỗi khi giá vàng thế giới giảm mạnh là hiện tượng thường gặp trong nhiều tháng qua. So với giá vàng thế giới quy đổi chưa tính thuế và phí, giá vàng trong nước đang cao hơn khoảng trên 75.000 đồng/chỉ.
Như vậy, giá vàng đã trở lại với xu thế trượt giảm, sau khi khởi sắc mạnh mẽ ở tuần trước. Trước đó, giá vàng thế giới đã có 4 tuần giảm không nghỉ. Tuần này là tuần giảm mạnh nhất của giá vàng thế giới trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Trong tuần, giá vàng thế giới chịu áp lực bởi đợt phục hồi tiếp tục kéo dài trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định sự xuống dốc của kinh tế Mỹ đã chậm lại, cùng với những chỉ số kinh tế khả quan, đã hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu. Vụ phá sản của hãng xe lớn thứ ba của Mỹ Chrysler đã không thể khiến thị trường chứng khoán nước này chao đảo.
Bên cạnh đó, những thông tin bất lợi về tình hình nhu cầu cũng đẩy giá vàng xuống thêm. Doanh số thị trường vàng mùa lễ hội tại Ấn Độ năm nay giảm mạnh so với năm ngoái. Dịch cúm lợn bùng phát cũng khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng giảm sút xa hơn trong nhu cầu tiêu thụ vàng của thế giới.
Trong cuộc họp cổ đông thường niên của tập đoàn Berkshire Hathaway diễn ra ngày 2/5, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, Chủ tịch tập đoàn, đã lạc quan nhận định, khủng hoảng tài chính đã bớt căng thẳng. Ông cũng dự báo, sẽ không có thêm ngân hàng lớn nào của Mỹ sụp đổ, nhưng cảnh báo nguy cơ lạm phát hình thành từ những số tiền khổng lồ mà Chính phủ Mỹ chi ra để giải cứu nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, những nhận định này của tỷ phú hàng đầu thế giới Buffett đưa ra sau khi các thị trường đã đóng cửa, nên chỉ có thể tác động tới các thị trường vào tuần giao dịch tới đây.
Tại thị trường trong nước, giao dịch vàng vật chất tuần này diễn ra với khối lượng giao dịch vừa phải, không có sự đột biến lớn. Tuy nhiên, trên các sàn giao dịch vàng tập trung, khối lượng giao dịch có sự gia tăng đáng kể do giá vàng thế giới biến động với biên độ rộng hơn. Trong nhiều phiên sáng, khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn SBJ đều vượt mức 100.000 lượng.
Tuần tới, thị trường tài chính thế giới sẽ chờ đợi một thông tin đặc biệt quan trọng là báo cáo của Chính phủ Mỹ về kết quả kiểm tra năng lực tài chính thực hiện tại 19 ngân hàng lớn nhất nước này. Ngày 1/5, FED thông báo sẽ công bố kết quả kiểm tra này vào ngày 7/5, thay vì ngày 4/5 như dự kiến ban đầu.
Một phần do chờ đợi thông tin này, nên hiện quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện vẫn chưa có động thái mua bán gì mới trong suốt nhiều ngày qua. Lượng vàng do SPDR Gold nắm giữ vẫn đang đứng ở mức 1.104,45 tấn.
Giá dầu vượt 53 USD/thùng
Trên thị trường nhiên liệu, giá dầu thô phiên cuối tuần được hỗ trợ tích cực bởi thông tin sáng sủa về niềm tin người tiêu dùng và sản xuất công nghiệp của Mỹ, nước sử dụng nhiều dầu thô nhất thế giới.
Thêm vào đó, thông tin từ Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, cũng bổ trợ thêm cho giá dầu. Sản xuất công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng tháng thứ hai liên tục nhờ tác động từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này.
Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tại New York tăng 2,08 USD/thùng (4,1%), đạt 53,2 USD/thùng, cao nhất từ ngày 26/3 trở lại đây.
Do được nâng đỡ bởi những bước tiến xa hơn của thị trường chứng khoán thế giới và những thông tin kinh tế khả quan, giá dầu thị trường New York tuần này tăng 3,2%, bất chấp những diễn biến phức tạp của dịch cúm lợn. Tuần trước, giá dầu tăng 2,4% sau hai tuần giảm liên tục.
So với thời điểm đầu năm, giá dầu tại thị trường New York hiện đã tăng 19%.