Nhộn nhịp buôn lậu trên các phương tiện giao thông “quốc doanh”
Báo cáo về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010 của Bộ Công Thương
Báo cáo về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010 của Bộ Công Thương ghi nhận tình hình buôn lậu khá nhộn nhịp trên các phương tiện giao thông “quốc doanh”, cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề này, ngay cả khi các cơ quan nhà nước muốn giải quyết tận gốc.
Cụ thể, trên tuyến hàng không - bưu điện, trọng điểm buôn lậu là khu vực làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, khu vực làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa... Trong năm 2010, hải quan tại các cửa khẩu cảng hàng không đã phát hiện 791.095 USD và 66.650 Euro được hành khách vận chuyển trái phép theo người hoặc trong hành lý cá nhân nhập khẩu không khai báo. Trên tuyến đường sắt, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên có dấu hiệu phức tạp gia tăng về quy mô và trị giá lớn.
Theo báo cáo sơ bộ, trong năm 2010 các cơ quan chức năng đã kiểm tra 470.147 vụ, xử lý 184.032 vụ vi phạm pháp luật với tổng số thu 3.237,405 tỷ đồng (tăng 34,5% so với năm 2009); trong đó xử phạt hành chính 852,104 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế 1.707,864 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm 677,437 tỷ đồng.
Đánh giá về năm 2011, Bộ Công Thương cho rằng hoạt động buôn lậu qua biên giới sẽ tiếp tục với quy mô và mức độ cao hơn, các đối tượng buôn lậu sẽ tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách và hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý.
Khả năng buôn lậu với quy mô, số lượng lớn được xác định sẽ tập trung chủ yếu ở vùng biển các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang...; hàng hoá xuất lậu sẽ là các loại có giá trị cao như các loại quặng, khoáng sản, than, gỗ, động vật hoang dã; các mặt hàng nhạy cảm, có lợi nhuận lớn như thuốc lá, rượu; đồ điện tử, đồ gia dụng, vải, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, mỹ phẩm, dược phẩm, đường, sắt thép, gỗ, khoáng sản, động vật quý hiếm...
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, báo cáo của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ký thừa nhận tình hình buôn lậu và gian lận thương mại vẫn “diễn biến phức tạp, chưa đề xuất được các giải pháp xử lý một cách bài bản, mang tính chiến lược”.
Theo báo cáo này, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng kiểm tra, kiểm soát ở các đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu; trong công tác chống hàng giả còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong nhận biết, phát hiện, khai thác, phân tích thông tin với hàng hóa vi phạm.
Đáng chú ý là, sự phối hợp giữa các ngành chức năng, giữa trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau theo tuyến, theo cụm có nơi có lúc còn chưa thật chặt chẽ, mang tính cục bộ của từng lực lượng, từng địa phương.
“Nhận thức về công tác đấu tranh chống buôn lậu chưa được quán triệt đầy đủ và thống nhất giữa các ngành và địa phương nên việc chỉ đạo thực hiện ở mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi cấp có khác nhau. Có nơi vì lợi ích cục bộ nên chưa thật tích cực chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu dẫn đến hàng nhập lậu vẫn xảy ra thường xuyên”, báo cáo nhận xét.
Cụ thể, trên tuyến hàng không - bưu điện, trọng điểm buôn lậu là khu vực làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, khu vực làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa... Trong năm 2010, hải quan tại các cửa khẩu cảng hàng không đã phát hiện 791.095 USD và 66.650 Euro được hành khách vận chuyển trái phép theo người hoặc trong hành lý cá nhân nhập khẩu không khai báo. Trên tuyến đường sắt, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên có dấu hiệu phức tạp gia tăng về quy mô và trị giá lớn.
Theo báo cáo sơ bộ, trong năm 2010 các cơ quan chức năng đã kiểm tra 470.147 vụ, xử lý 184.032 vụ vi phạm pháp luật với tổng số thu 3.237,405 tỷ đồng (tăng 34,5% so với năm 2009); trong đó xử phạt hành chính 852,104 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế 1.707,864 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm 677,437 tỷ đồng.
Đánh giá về năm 2011, Bộ Công Thương cho rằng hoạt động buôn lậu qua biên giới sẽ tiếp tục với quy mô và mức độ cao hơn, các đối tượng buôn lậu sẽ tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách và hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý.
Khả năng buôn lậu với quy mô, số lượng lớn được xác định sẽ tập trung chủ yếu ở vùng biển các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang...; hàng hoá xuất lậu sẽ là các loại có giá trị cao như các loại quặng, khoáng sản, than, gỗ, động vật hoang dã; các mặt hàng nhạy cảm, có lợi nhuận lớn như thuốc lá, rượu; đồ điện tử, đồ gia dụng, vải, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, mỹ phẩm, dược phẩm, đường, sắt thép, gỗ, khoáng sản, động vật quý hiếm...
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, báo cáo của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ký thừa nhận tình hình buôn lậu và gian lận thương mại vẫn “diễn biến phức tạp, chưa đề xuất được các giải pháp xử lý một cách bài bản, mang tính chiến lược”.
Theo báo cáo này, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng kiểm tra, kiểm soát ở các đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu; trong công tác chống hàng giả còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong nhận biết, phát hiện, khai thác, phân tích thông tin với hàng hóa vi phạm.
Đáng chú ý là, sự phối hợp giữa các ngành chức năng, giữa trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau theo tuyến, theo cụm có nơi có lúc còn chưa thật chặt chẽ, mang tính cục bộ của từng lực lượng, từng địa phương.
“Nhận thức về công tác đấu tranh chống buôn lậu chưa được quán triệt đầy đủ và thống nhất giữa các ngành và địa phương nên việc chỉ đạo thực hiện ở mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi cấp có khác nhau. Có nơi vì lợi ích cục bộ nên chưa thật tích cực chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu dẫn đến hàng nhập lậu vẫn xảy ra thường xuyên”, báo cáo nhận xét.