Những vụ làm ăn dở nhất và khôn ngoan nhất năm 2008
Vụ Yahoo từ chối lời chào mua của Microsoft được xem là một trong số những vụ làm ăn dở nhất của năm 2008
Yahoo từ chối lời chào mua của Microsoft, một tỷ phú đầu tư vào ngân hàng đầu tư Phố Wall Bear Stearns không lâu trước khi ngân hàng này đổ vỡ… là vài trong 10 vụ làm ăn dở nhất thế giới năm 2008 do tạp chí Time của Mỹ bình chọn.
Ở tiêu chí ngược lại, tức là những vụ làm ăn tốt nhất, tạp chí này bỏ phiếu cho vụ IPO của hãng thẻ Visa, một số thỏa thuận mua lại các ngân hàng đổ vỡ...
Thương vụ Yahoo - Microsoft đầu bảng... dở nhất
Trước hết, xin điểm qua một vài trong số 10 thỏa thuận kinh doanh tệ nhất trong năm qua.
Trước hết, phải kể tới vụ Yahoo khước từ đề nghị mua lại từ Microsoft. Cuối tháng 3, CEO Steve Ballmer của Microsoft đã gửi thư cho Ban Giám đốc của Yahoo, đề nghị mua lại công ty này với giá 31 USD/cổ phiếu, cao hơn 62% so với giá cổ phiếu khi đó của Yahoo trên thị trường. Tuy nhiên, Yahoo đã từ chối vì cho rằng, Microsoft đã định giá Yahoo quá thấp! Cái gì đến phải đến, sau đó giá cổ phiếu của Yahoo sụt thêm 60%. Tới tháng 11, CEO Jerry Yang phải tuyên bố sẽ từ chức một khi có người thay thế, một phần vì lời từ chối bị cho là ngớ ngẩn trên.
Xếp ngay sau vụ Yahoo – Microsoft là vụ nhà giao dịch tiền tệ lừng danh gốc Anh Joseph Lewis đầu tư lớn vào Bear Stearns ngay trước khi ngân hàng này đổ bể. Cuối năm 2007, ông Lewis đã mua 7% cổ phần trong Bear. Khi giá cổ phiếu của Bear sụt mạnh, ông tiếp tục mua vào, nâng cổ phần trong Bear lên 9,4%. Tới khi Bear đổ vỡ vào tháng 3, ông Lewis đã chi tổng số 1,2 tỷ USD để mua 11 triệu cổ phiếu của ngân hàng này, với giá bình quân là 107 USD/cổ phiếu. Bear Stearns bị sang tay cho JP Morgan Chase với giá 2 USD/cổ phiếu, ông Lewis lỗ hơn 1 tỷ USD.
Một vụ làm ăn tệ hại khác đã dẫn tới sự phá sản của SemGroup, một công ty phân phối dầu lửa có trụ sở ở bang Oklahoma, Mỹ. Nguyên nhân là SemGroup tham gia vào hoạt động đầu cơ giá xuống dầu lửa ở thời điểm tháng 7. Sau khi SemGroup mượn dầu của Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) để đặt lệnh bán khống, giá dầu vẫn tăng. NYMEX yêu cầu công ty này nộp thêm 2 tỷ USD tiền ký quỹ, nhưng SemGroup không thể xoay đâu ra số tiền này. Kết cục, họ phải bán lại hợp đồng và chịu lỗ 2,4 tỷ USD, dẫn tới kết cục phá sản. Cần nói thêm, nếu có 2 tỷ để nộp tiền ký quỹ cho NYMEX, SemGroup đã có thể bỏ túi khoảng 5 tỷ USD vì chỉ vài ngày sau đó, giá dầu đã sụt mạnh sau khi đạt đỉnh 147 USD/thùng.
Khủng hoảng tài chính còn góp phần tạo ra nhiều vụ làm ăn “dở khóc dở cười khác”. Điển hình là vụ tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) mua 21% cổ phần trong ngân hàng đầu tư Morgan Stanley của Phố Wall với giá 9 tỷ USD. Ở thời điểm đó, đây dường như là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi: MUFG thì đang có tham vọng mở rộng, còn Morgan Stanley thì khát vốn. Nhưng chỉ vài tuần sau, cổ phiếu của Morgan Stanley đã sụt mạnh, giảm khoảng 60% so với thời điểm MUFG mua vào, xuống dưới 10 USD/cổ phiếu.
Ở một vụ tương tự khác, trong tháng 4, công ty đầu tư cổ phần tư nhân Texas Pacific Group (TPG) đã đầu tư 1,3 tỷ USD vào ngân hàng tiết kiệm Washington Mutual (WaMu). Tuy nhiên, điều không thể lường trước đã xảy ra. Tới tháng 9, WaMu vỡ nợ và bị Tập đoàn Bảo hiểm Liên bang Mỹ (FDIC) tiếp quản và bán lại cho JPMorgan Chase. Các cổ đông hiện hữu của WaMu, trong đó có TPG, mất trắng. Điều đáng nói thêm ở đây là ông David Bonderman, người sáng lập TPG, hiểu rất rõ về WaMu vì đã từng có một ghế trong ban giám đốc của ngân hàng này từ năm 1996 tới năm 2002.
Thất bại của một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới Citigroup trong vụ mua lại ngân hàng Wachovia cũng được Time liệt vào danh sách những vụ làm ăn dở nhất của năm. Cuối tháng 9, Citigroup thỏa thuận mua lại Wachovia và đây được xem là “phao cứu sinh” cho Wachovia đang có nguy cơ vỡ nợ. Các nhà chức trách Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Citigroup trong trường hợp thua lỗ vì thỏa thuận này.
Tuy nhiên, vài ngày sau, ngân hàng Wells Fargo bỗng “tuyên chiến” đòi mua lại Wachovia mà không cần sự giúp đỡ của các nhà chức trách. Kết quả, Wells Fargo thắng cuộc và có được Wachovia. Về phần mình, sau đó, Citigroup phải viện tới sự cứu trợ của Chính phủ để tránh nguy cơ đổ vỡ.
Thành công ngoạn mục của Visa
Và dưới đây là vài trong số 10 thỏa thuận được Time cho là tuyệt vời nhất trong năm qua.
Đầu tiên là vụ IPO của hãng thẻ Visa diễn ra vào tháng 3/2008. Giữa lúc thị trường chứng khoán Mỹ và toàn thế giới sụt giảm mạnh mẽ, đến đầu tháng 12, giá cổ phiếu của Visa vẫn là trên 44 USD/cổ phiếu, cao hơn chút ít so với giá IPO. Thành công này của Visa được lý giải là do Visa không cho người tiêu dùng vay tiền nên không chịu ảnh hưởng của nợ xấu.
Kế đến, phải nhắc tới vụ hãng kẹo Mars của Mỹ mua lại hãng kẹo Wrigley – nổi tiếng với các nhãn hiệu kẹo như Juicyfruit và Doublemint – với giá 23 tỷ USD. Vụ mua lại này đã tạo ra hãng sản xuất kẹo lớn nhất thế giới hiện nay. Nhà đầu tư tỷ phú lừng danh của Mỹ Warren Buffett đã cung cấp tài chính cho vụ mua lại này. Trong năm nay, ông Buffett cũng chứng minh thêm tài đầu tư của mình khi đầu tư vào hai tập đoàn GE và Goldman Sachs giữa lúc chẳng nhà đầu tư nào muốn đổ tiền vào đây. Tận dụng tình hình, tỷ phú này đã đòi GE và Goldman Sachs nhiều điều kiện có lợi cho ông, bao gồm việc có được cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức 10%, và chứng quyền để mua vào cổ phiếu cổ thông về sau với giá ưu đãi.
Mặc dù 2008 là một năm đáng để quên của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ, trong năm này, hãng xe hơi Porsche của Đức đã được đánh giá cao khi bỏ 8,8 tỷ USD để mua bán quyền chọn mua cổ phiếu của đối thủ Volkswagen. Đây là một bước tiến của Porsche trên con đường thôn tin Volkswagen. Số tiền của thỏa thuận này lớn gấp 9 lần lợi nhuận bán xe hàng năm của Porsche. Sau đó, giá cổ phiếu của Volkswagen đã vọt lên mức hơn 1.000 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng lo ngại rằng, sang năm 2009, cổ phiếu của Volkswagen có thể rớt giá mạnh, khiến Porsche mất bạc tỷ.
Nếu như SemGroup phá sản vì chiến thuật bán khống dầu, thì một nhà đầu tư khác lại lãi lớn khi biết mua bán cổ phiếu dầu lửa đúng thời điểm. Nhà đầu tư Richard Rainwater của Mỹ đã bán ra hàng tỷ USD cổ phiếu của các hãng dầu lửa vào tháng 5, khi giá dầu ở mức 129 USD/thùng. Tới tháng 9, khi giá dầu còn 90 USD/thùng, ông lại tiến hành mua cổ phiếu của các công ty này. Mặc dù sau đó, giá dầu vẫn giảm, có lúc về mức 40 USD/thùng, nhưng nhà đầu tư Rainwater vẫn được đánh giá cao vì vụ đầu tư này của ông.
Không chỉ chứng kiến những vụ làm ăn dở, ngành ngân hàng năm qua cũng chứng kiến những thỏa thuận được xem là béo bở. Khi Lehman Brothers phá sản, các ngân hàng Barclays của Anh và Nomura của Nhật đã mua được nhiều “mảnh vỡ” của Lehman với giá hời. JP Morgan Chase thâu tóm được lượng tiền gửi tiết kiệm của khách trong ngân hàng đổ vỡ Washington Mutual, trong khi FDIC gánh hết lượng tài sản đầy nợ xấu của WaMu.
(Theo Time)
Ở tiêu chí ngược lại, tức là những vụ làm ăn tốt nhất, tạp chí này bỏ phiếu cho vụ IPO của hãng thẻ Visa, một số thỏa thuận mua lại các ngân hàng đổ vỡ...
Thương vụ Yahoo - Microsoft đầu bảng... dở nhất
Trước hết, xin điểm qua một vài trong số 10 thỏa thuận kinh doanh tệ nhất trong năm qua.
Trước hết, phải kể tới vụ Yahoo khước từ đề nghị mua lại từ Microsoft. Cuối tháng 3, CEO Steve Ballmer của Microsoft đã gửi thư cho Ban Giám đốc của Yahoo, đề nghị mua lại công ty này với giá 31 USD/cổ phiếu, cao hơn 62% so với giá cổ phiếu khi đó của Yahoo trên thị trường. Tuy nhiên, Yahoo đã từ chối vì cho rằng, Microsoft đã định giá Yahoo quá thấp! Cái gì đến phải đến, sau đó giá cổ phiếu của Yahoo sụt thêm 60%. Tới tháng 11, CEO Jerry Yang phải tuyên bố sẽ từ chức một khi có người thay thế, một phần vì lời từ chối bị cho là ngớ ngẩn trên.
Xếp ngay sau vụ Yahoo – Microsoft là vụ nhà giao dịch tiền tệ lừng danh gốc Anh Joseph Lewis đầu tư lớn vào Bear Stearns ngay trước khi ngân hàng này đổ bể. Cuối năm 2007, ông Lewis đã mua 7% cổ phần trong Bear. Khi giá cổ phiếu của Bear sụt mạnh, ông tiếp tục mua vào, nâng cổ phần trong Bear lên 9,4%. Tới khi Bear đổ vỡ vào tháng 3, ông Lewis đã chi tổng số 1,2 tỷ USD để mua 11 triệu cổ phiếu của ngân hàng này, với giá bình quân là 107 USD/cổ phiếu. Bear Stearns bị sang tay cho JP Morgan Chase với giá 2 USD/cổ phiếu, ông Lewis lỗ hơn 1 tỷ USD.
Một vụ làm ăn tệ hại khác đã dẫn tới sự phá sản của SemGroup, một công ty phân phối dầu lửa có trụ sở ở bang Oklahoma, Mỹ. Nguyên nhân là SemGroup tham gia vào hoạt động đầu cơ giá xuống dầu lửa ở thời điểm tháng 7. Sau khi SemGroup mượn dầu của Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) để đặt lệnh bán khống, giá dầu vẫn tăng. NYMEX yêu cầu công ty này nộp thêm 2 tỷ USD tiền ký quỹ, nhưng SemGroup không thể xoay đâu ra số tiền này. Kết cục, họ phải bán lại hợp đồng và chịu lỗ 2,4 tỷ USD, dẫn tới kết cục phá sản. Cần nói thêm, nếu có 2 tỷ để nộp tiền ký quỹ cho NYMEX, SemGroup đã có thể bỏ túi khoảng 5 tỷ USD vì chỉ vài ngày sau đó, giá dầu đã sụt mạnh sau khi đạt đỉnh 147 USD/thùng.
Khủng hoảng tài chính còn góp phần tạo ra nhiều vụ làm ăn “dở khóc dở cười khác”. Điển hình là vụ tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) mua 21% cổ phần trong ngân hàng đầu tư Morgan Stanley của Phố Wall với giá 9 tỷ USD. Ở thời điểm đó, đây dường như là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi: MUFG thì đang có tham vọng mở rộng, còn Morgan Stanley thì khát vốn. Nhưng chỉ vài tuần sau, cổ phiếu của Morgan Stanley đã sụt mạnh, giảm khoảng 60% so với thời điểm MUFG mua vào, xuống dưới 10 USD/cổ phiếu.
Ở một vụ tương tự khác, trong tháng 4, công ty đầu tư cổ phần tư nhân Texas Pacific Group (TPG) đã đầu tư 1,3 tỷ USD vào ngân hàng tiết kiệm Washington Mutual (WaMu). Tuy nhiên, điều không thể lường trước đã xảy ra. Tới tháng 9, WaMu vỡ nợ và bị Tập đoàn Bảo hiểm Liên bang Mỹ (FDIC) tiếp quản và bán lại cho JPMorgan Chase. Các cổ đông hiện hữu của WaMu, trong đó có TPG, mất trắng. Điều đáng nói thêm ở đây là ông David Bonderman, người sáng lập TPG, hiểu rất rõ về WaMu vì đã từng có một ghế trong ban giám đốc của ngân hàng này từ năm 1996 tới năm 2002.
Thất bại của một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới Citigroup trong vụ mua lại ngân hàng Wachovia cũng được Time liệt vào danh sách những vụ làm ăn dở nhất của năm. Cuối tháng 9, Citigroup thỏa thuận mua lại Wachovia và đây được xem là “phao cứu sinh” cho Wachovia đang có nguy cơ vỡ nợ. Các nhà chức trách Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Citigroup trong trường hợp thua lỗ vì thỏa thuận này.
Tuy nhiên, vài ngày sau, ngân hàng Wells Fargo bỗng “tuyên chiến” đòi mua lại Wachovia mà không cần sự giúp đỡ của các nhà chức trách. Kết quả, Wells Fargo thắng cuộc và có được Wachovia. Về phần mình, sau đó, Citigroup phải viện tới sự cứu trợ của Chính phủ để tránh nguy cơ đổ vỡ.
Thành công ngoạn mục của Visa
Và dưới đây là vài trong số 10 thỏa thuận được Time cho là tuyệt vời nhất trong năm qua.
Đầu tiên là vụ IPO của hãng thẻ Visa diễn ra vào tháng 3/2008. Giữa lúc thị trường chứng khoán Mỹ và toàn thế giới sụt giảm mạnh mẽ, đến đầu tháng 12, giá cổ phiếu của Visa vẫn là trên 44 USD/cổ phiếu, cao hơn chút ít so với giá IPO. Thành công này của Visa được lý giải là do Visa không cho người tiêu dùng vay tiền nên không chịu ảnh hưởng của nợ xấu.
Kế đến, phải nhắc tới vụ hãng kẹo Mars của Mỹ mua lại hãng kẹo Wrigley – nổi tiếng với các nhãn hiệu kẹo như Juicyfruit và Doublemint – với giá 23 tỷ USD. Vụ mua lại này đã tạo ra hãng sản xuất kẹo lớn nhất thế giới hiện nay. Nhà đầu tư tỷ phú lừng danh của Mỹ Warren Buffett đã cung cấp tài chính cho vụ mua lại này. Trong năm nay, ông Buffett cũng chứng minh thêm tài đầu tư của mình khi đầu tư vào hai tập đoàn GE và Goldman Sachs giữa lúc chẳng nhà đầu tư nào muốn đổ tiền vào đây. Tận dụng tình hình, tỷ phú này đã đòi GE và Goldman Sachs nhiều điều kiện có lợi cho ông, bao gồm việc có được cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức 10%, và chứng quyền để mua vào cổ phiếu cổ thông về sau với giá ưu đãi.
Mặc dù 2008 là một năm đáng để quên của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ, trong năm này, hãng xe hơi Porsche của Đức đã được đánh giá cao khi bỏ 8,8 tỷ USD để mua bán quyền chọn mua cổ phiếu của đối thủ Volkswagen. Đây là một bước tiến của Porsche trên con đường thôn tin Volkswagen. Số tiền của thỏa thuận này lớn gấp 9 lần lợi nhuận bán xe hàng năm của Porsche. Sau đó, giá cổ phiếu của Volkswagen đã vọt lên mức hơn 1.000 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng lo ngại rằng, sang năm 2009, cổ phiếu của Volkswagen có thể rớt giá mạnh, khiến Porsche mất bạc tỷ.
Nếu như SemGroup phá sản vì chiến thuật bán khống dầu, thì một nhà đầu tư khác lại lãi lớn khi biết mua bán cổ phiếu dầu lửa đúng thời điểm. Nhà đầu tư Richard Rainwater của Mỹ đã bán ra hàng tỷ USD cổ phiếu của các hãng dầu lửa vào tháng 5, khi giá dầu ở mức 129 USD/thùng. Tới tháng 9, khi giá dầu còn 90 USD/thùng, ông lại tiến hành mua cổ phiếu của các công ty này. Mặc dù sau đó, giá dầu vẫn giảm, có lúc về mức 40 USD/thùng, nhưng nhà đầu tư Rainwater vẫn được đánh giá cao vì vụ đầu tư này của ông.
Không chỉ chứng kiến những vụ làm ăn dở, ngành ngân hàng năm qua cũng chứng kiến những thỏa thuận được xem là béo bở. Khi Lehman Brothers phá sản, các ngân hàng Barclays của Anh và Nomura của Nhật đã mua được nhiều “mảnh vỡ” của Lehman với giá hời. JP Morgan Chase thâu tóm được lượng tiền gửi tiết kiệm của khách trong ngân hàng đổ vỡ Washington Mutual, trong khi FDIC gánh hết lượng tài sản đầy nợ xấu của WaMu.
(Theo Time)