Nợ công châu Âu bao giờ thoát “mớ bùng nhùng”?
Vừa mới hoàn tất kế hoạch giúp đỡ Bồ Đào Nha, nay châu Âu lại phải tính đến kế hoạch thứ hai dành cho Hy Lạp
Mặc dù đã hết sức nỗ lực, song châu Âu vẫn chưa thể thoát ra khỏi mớ bùng nhùng khủng hoảng nợ công, giới phân tích quốc tế cho hay. Vừa mới hoàn tất kế hoạch giúp đỡ Bồ Đào Nha, nay châu Âu lại phải tính đến kế hoạch thứ hai dành cho Hy Lạp hiện cũng đang trong cảnh rất khó khăn.
Gần một năm trôi qua kể từ ngày Hy Lạp được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân 53 tỷ Euro trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro, triển vọng kinh tế nước này vẫn đang hết sức u ám. Cho đến nay, tổng số nợ của Hy Lạp là 340 tỷ Euro, tỷ lệ nợ công chiếm trong GDP đã tăng từ 115% của 1 năm trước lên hơn 130%, tỷ lệ thâm hụt tài chính năm 2010 chiếm trong GDP cũng vượt quá 10%.
Tình hình năm nay có vẻ bấp bênh hơn. Các khoản thu thuế không đạt mức dự kiến, cuộc đấu tranh chống trốn thuế không hiệu quả, một số khoản chi ngân sách lại còn cao hơn trước. Trong khi đó, tình hình xã hội Hy Lạp căng thẳng. Các chính sách tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu gây bất bình trong dân chúng. Là thành viên khối Euro, Hy Lạp không thể phá giá đồng tiền chung, do vậy Athens không còn cách nào khác là phải giảm mạnh giá cả và chi phí sản xuất.
Hôm 9/5, tổ chức định mức tín nhiệm nợ Standard & Poor’s đã hạ điểm của Hy Lạp, trong khi Moody’s, một tổ chức xếp hạng tín dụng khác cũng đe dọa sẽ hạ nước này xuống nhiều bậc. Điều này cho thấy, kế hoạch cứu giúp Hy Lạp cách nay một năm đã phần nào thất bại. Tháng trước, IMF thông báo tiếp tục giải ngân 5,7 tỷ USD cho Hy Lạp. Đây cũng là gói cho vay thứ tư của IMF phối hợp cùng EU nhằm giúp Hy Lạp tái cấu trúc hệ thống tài chính công.
Sau các cuộc thảo luận đêm 7/5 ở Luxembourg giữa lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) và Khu vực đồng Euro, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstannou cho biết, nước này cần hoạch định các bước đi tiếp theo trong năm 2012 và 2013, để có thể hoặc tiếp tục huy động vốn trên thị trường, hoặc sử dụng quyết định mới đây của Hội đồng châu Âu cho phép quỹ cứu trợ EU mua trái phiếu Chính phủ Hy Lạp.
Theo các phương tiện truyền thông Hy Lạp, Athens có thể kêu gọi sự hỗ trợ tài chính mới từ các cơ chế cứu trợ của EU với mức tương đương hoặc nhiều hơn khoản cứu trợ 110 tỷ Euro (160 tỷ USD) mà EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhất trí dành cho nước này hồi năm ngoái.
Nhật báo Tiếng vang của Pháp cho biết Athens đã nhận được sự chấp thuận ngầm, rằng những thể chế ủng hộ Hy Lạp có thể dành cho nước này thêm 20-25 tỷ Euro nếu những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và tư nhân hóa không giúp Hy Lạp giảm được thâm hụt ngân sách. Còn theo tờ Kathimerni của Hy Lạp, Athens cần thêm 2-4 năm so với kế hoạch ban đầu để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Trước đó, sau cuộc họp kín tối 6/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Luxembourg Jean Claude Junker đã tuyên bố không có chuyện trục xuất Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng Euro, nhưng ông thừa nhận cần phải có một kế hoạch mới cho Athens, bao gồm việc điều chỉnh bổ sung về ngân sách và khả năng châu Âu cũng như IMF phải tiếp tục tài trợ cho Hy Lạp trong một giai đoạn lâu hơn, kể cả sau 2012.
Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu cảnh báo, sau khi cắt giảm các khoản chi trong khu vực công, về lâu dài, Hy Lạp không tránh được việc phá giá tiền tệ nội bộ, tức là giảm lương danh nghĩa trong khu vực tư nhân. Nếu không có điều chỉnh này, thì ngay cả khi Hy Lạp tiếp tục nhận được tài trợ quốc tế trên quy mô lớn, nước này vẫn khó có thể thanh toán được các khoản nợ công đáo hạn.
Giới chuyên gia cho rằng, trong những điều kiện như vậy, vào năm tới, 2012, Hy Lạp không thể quay trở lại thị trường trái phiếu quốc tế để huy động tài chính, do sự thiếu tin tưởng của giới đầu tư, hơn nữa, lãi suất công trái mà Hy Lạp phải trả rất cao, lên đến 14% trong thời gian 10 năm và 20% trong thời gian 2 năm. Đây chính là lý do vì sao châu Âu phải thảo luận khả năng tiếp tục giúp đỡ Hy Lạp cho giai đoạn sau 2012. Theo một nguồn tin, đó là một giả thuyết châu Âu phải tính tới.
Châu Âu chưa quyết định sẽ giúp đỡ nước này dưới hình thức nào: Tiếp tục tài trợ đồng thời duy trì việc giám sát ngân sách nước này ? Hay chấp nhập cho tái cơ cấu nợ công, tức là cho miễn trả lãi trong một thời gian hoặc đẩy lùi thời điểm thanh toán nợ… Dự kiến, ngày 16/5 tới, bộ trưởng tài chính và giới lãnh đạo ngân hàng các nước trong khu vực đồng Euro sẽ nhóm họp để tiếp tục thảo luận về hồ sơ cứu giúp Hy Lạp.
Tình hình với Ireland cũng không hề sáng sủa hơn. Hôm 8/5, phát biểu trên kênh truyền hình RTE, Bộ trưởng Bộ Năng lượng nước này Pat Rabbitte đề nghị EU và IMF giãn thời hạn thanh toán đối với các khoản vay khẩn cấp trong gói giải cứu. Theo ông, EU và IMF phải cắt giảm lãi suất và giãn thời hạn thanh toán đối với các khoản vay của Ireland, và Ireland sẽ tiếp tục đàm phán để cải thiện các điều khoản của gói giải cứu trong 3 năm tới. Ông Rabbitte cho rằng, điều này là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hiện nay tại Hy Lạp.
Nhận định về tình hình Hy Lạp, Ireland và cuộc giải cứu của châu Âu, chuyên gia kinh tế Simon Tilford thuộc Trung tâm cải cách châu Âu tại London, cho rằng "ngay từ đầu, họ đã chẩn đoán sai vấn đề. Họ không hiểu rõ thực chất căn bệnh là gì nên đã kê đơn thuốc sai". Một số nhà kinh tế khác cũng cho rằng, "châu Âu đã mua dây buộc mình" khi ngay từ đầu không phân tích kỹ bản chất cuộc khủng hoảng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel thường đề cập tới "cuộc khủng hoảng đồng Euro", nhưng trên thực tế, cuộc khủng hoảng mà châu Âu đang phải đối mặt không phải là về đồng tiền này. Theo Tilford, "ở Bồ Đào Nha, EU coi đây là một cuộc khủng hoảng về thanh khoản, song trên thực tế, đó là một cuộc khủng hoảng nợ". Có thể, các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của EU đang bắt đầu đề cập trực tiếp hơn tới cuộc khủng hoảng này. Cách đây một tháng, cụm từ "tái cơ cấu nợ" chưa hề được nói tới. Hiện giờ, mặc dù việc tái cơ cấu nợ vẫn được cho là không có khả năng xảy ra, nhưng ít nhất người ta cũng đã bàn tán về nó.
Thủ tướng Ireland Enda Kenny hôm 9/5 khi nói về tình hình nước ông, đã nhấn mạnh "chúng ta đang mang một gánh nặng nợ nần". Theo hãng tin Reuters, hiện giờ, xem ra các điều khoản cho gói cứu trợ 85 tỷ Euro dành cho Ireland sẽ được xem xét lại, cho dù các quan chức EU vài tuần qua khẳng định còn quá sớm để cân nhắc tới một động thái như vậy.
Giới phân tích cho rằng, các nhà lãnh đạo và quan chức EU vẫn chưa thể giải quyết trực tiếp vấn đề. Chuyên gia Tilford kết luận: "Tôi cho rằng không có cách nào để tái cơ cấu các khoản nợ của Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha", đồng thời nói thêm, có thể phải mất một thời gian nữa EU mới nhận ra được điều đó.
Còn theo ông Lorenzo Bini Smaghi, thành viên của ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), thì việc Hy Lạp không trả được nợ, hay việc nước này phải tái cấu trúc nợ, sẽ làm cho Hy Lạp không có khả năng được ECB hỗ trợ tài chính, và cuộc khủng hoảng Hy Lạp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực đồng Euro. Ông nhấn mạnh, việc tái cấu trúc nợ của Hy Lạp là một sự "tự sát về mặt chính trị".
Gần một năm trôi qua kể từ ngày Hy Lạp được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân 53 tỷ Euro trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro, triển vọng kinh tế nước này vẫn đang hết sức u ám. Cho đến nay, tổng số nợ của Hy Lạp là 340 tỷ Euro, tỷ lệ nợ công chiếm trong GDP đã tăng từ 115% của 1 năm trước lên hơn 130%, tỷ lệ thâm hụt tài chính năm 2010 chiếm trong GDP cũng vượt quá 10%.
Tình hình năm nay có vẻ bấp bênh hơn. Các khoản thu thuế không đạt mức dự kiến, cuộc đấu tranh chống trốn thuế không hiệu quả, một số khoản chi ngân sách lại còn cao hơn trước. Trong khi đó, tình hình xã hội Hy Lạp căng thẳng. Các chính sách tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu gây bất bình trong dân chúng. Là thành viên khối Euro, Hy Lạp không thể phá giá đồng tiền chung, do vậy Athens không còn cách nào khác là phải giảm mạnh giá cả và chi phí sản xuất.
Hôm 9/5, tổ chức định mức tín nhiệm nợ Standard & Poor’s đã hạ điểm của Hy Lạp, trong khi Moody’s, một tổ chức xếp hạng tín dụng khác cũng đe dọa sẽ hạ nước này xuống nhiều bậc. Điều này cho thấy, kế hoạch cứu giúp Hy Lạp cách nay một năm đã phần nào thất bại. Tháng trước, IMF thông báo tiếp tục giải ngân 5,7 tỷ USD cho Hy Lạp. Đây cũng là gói cho vay thứ tư của IMF phối hợp cùng EU nhằm giúp Hy Lạp tái cấu trúc hệ thống tài chính công.
Sau các cuộc thảo luận đêm 7/5 ở Luxembourg giữa lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) và Khu vực đồng Euro, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstannou cho biết, nước này cần hoạch định các bước đi tiếp theo trong năm 2012 và 2013, để có thể hoặc tiếp tục huy động vốn trên thị trường, hoặc sử dụng quyết định mới đây của Hội đồng châu Âu cho phép quỹ cứu trợ EU mua trái phiếu Chính phủ Hy Lạp.
Theo các phương tiện truyền thông Hy Lạp, Athens có thể kêu gọi sự hỗ trợ tài chính mới từ các cơ chế cứu trợ của EU với mức tương đương hoặc nhiều hơn khoản cứu trợ 110 tỷ Euro (160 tỷ USD) mà EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhất trí dành cho nước này hồi năm ngoái.
Nhật báo Tiếng vang của Pháp cho biết Athens đã nhận được sự chấp thuận ngầm, rằng những thể chế ủng hộ Hy Lạp có thể dành cho nước này thêm 20-25 tỷ Euro nếu những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và tư nhân hóa không giúp Hy Lạp giảm được thâm hụt ngân sách. Còn theo tờ Kathimerni của Hy Lạp, Athens cần thêm 2-4 năm so với kế hoạch ban đầu để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Trước đó, sau cuộc họp kín tối 6/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Luxembourg Jean Claude Junker đã tuyên bố không có chuyện trục xuất Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng Euro, nhưng ông thừa nhận cần phải có một kế hoạch mới cho Athens, bao gồm việc điều chỉnh bổ sung về ngân sách và khả năng châu Âu cũng như IMF phải tiếp tục tài trợ cho Hy Lạp trong một giai đoạn lâu hơn, kể cả sau 2012.
Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu cảnh báo, sau khi cắt giảm các khoản chi trong khu vực công, về lâu dài, Hy Lạp không tránh được việc phá giá tiền tệ nội bộ, tức là giảm lương danh nghĩa trong khu vực tư nhân. Nếu không có điều chỉnh này, thì ngay cả khi Hy Lạp tiếp tục nhận được tài trợ quốc tế trên quy mô lớn, nước này vẫn khó có thể thanh toán được các khoản nợ công đáo hạn.
Giới chuyên gia cho rằng, trong những điều kiện như vậy, vào năm tới, 2012, Hy Lạp không thể quay trở lại thị trường trái phiếu quốc tế để huy động tài chính, do sự thiếu tin tưởng của giới đầu tư, hơn nữa, lãi suất công trái mà Hy Lạp phải trả rất cao, lên đến 14% trong thời gian 10 năm và 20% trong thời gian 2 năm. Đây chính là lý do vì sao châu Âu phải thảo luận khả năng tiếp tục giúp đỡ Hy Lạp cho giai đoạn sau 2012. Theo một nguồn tin, đó là một giả thuyết châu Âu phải tính tới.
Châu Âu chưa quyết định sẽ giúp đỡ nước này dưới hình thức nào: Tiếp tục tài trợ đồng thời duy trì việc giám sát ngân sách nước này ? Hay chấp nhập cho tái cơ cấu nợ công, tức là cho miễn trả lãi trong một thời gian hoặc đẩy lùi thời điểm thanh toán nợ… Dự kiến, ngày 16/5 tới, bộ trưởng tài chính và giới lãnh đạo ngân hàng các nước trong khu vực đồng Euro sẽ nhóm họp để tiếp tục thảo luận về hồ sơ cứu giúp Hy Lạp.
Tình hình với Ireland cũng không hề sáng sủa hơn. Hôm 8/5, phát biểu trên kênh truyền hình RTE, Bộ trưởng Bộ Năng lượng nước này Pat Rabbitte đề nghị EU và IMF giãn thời hạn thanh toán đối với các khoản vay khẩn cấp trong gói giải cứu. Theo ông, EU và IMF phải cắt giảm lãi suất và giãn thời hạn thanh toán đối với các khoản vay của Ireland, và Ireland sẽ tiếp tục đàm phán để cải thiện các điều khoản của gói giải cứu trong 3 năm tới. Ông Rabbitte cho rằng, điều này là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hiện nay tại Hy Lạp.
Nhận định về tình hình Hy Lạp, Ireland và cuộc giải cứu của châu Âu, chuyên gia kinh tế Simon Tilford thuộc Trung tâm cải cách châu Âu tại London, cho rằng "ngay từ đầu, họ đã chẩn đoán sai vấn đề. Họ không hiểu rõ thực chất căn bệnh là gì nên đã kê đơn thuốc sai". Một số nhà kinh tế khác cũng cho rằng, "châu Âu đã mua dây buộc mình" khi ngay từ đầu không phân tích kỹ bản chất cuộc khủng hoảng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel thường đề cập tới "cuộc khủng hoảng đồng Euro", nhưng trên thực tế, cuộc khủng hoảng mà châu Âu đang phải đối mặt không phải là về đồng tiền này. Theo Tilford, "ở Bồ Đào Nha, EU coi đây là một cuộc khủng hoảng về thanh khoản, song trên thực tế, đó là một cuộc khủng hoảng nợ". Có thể, các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của EU đang bắt đầu đề cập trực tiếp hơn tới cuộc khủng hoảng này. Cách đây một tháng, cụm từ "tái cơ cấu nợ" chưa hề được nói tới. Hiện giờ, mặc dù việc tái cơ cấu nợ vẫn được cho là không có khả năng xảy ra, nhưng ít nhất người ta cũng đã bàn tán về nó.
Thủ tướng Ireland Enda Kenny hôm 9/5 khi nói về tình hình nước ông, đã nhấn mạnh "chúng ta đang mang một gánh nặng nợ nần". Theo hãng tin Reuters, hiện giờ, xem ra các điều khoản cho gói cứu trợ 85 tỷ Euro dành cho Ireland sẽ được xem xét lại, cho dù các quan chức EU vài tuần qua khẳng định còn quá sớm để cân nhắc tới một động thái như vậy.
Giới phân tích cho rằng, các nhà lãnh đạo và quan chức EU vẫn chưa thể giải quyết trực tiếp vấn đề. Chuyên gia Tilford kết luận: "Tôi cho rằng không có cách nào để tái cơ cấu các khoản nợ của Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha", đồng thời nói thêm, có thể phải mất một thời gian nữa EU mới nhận ra được điều đó.
Còn theo ông Lorenzo Bini Smaghi, thành viên của ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), thì việc Hy Lạp không trả được nợ, hay việc nước này phải tái cấu trúc nợ, sẽ làm cho Hy Lạp không có khả năng được ECB hỗ trợ tài chính, và cuộc khủng hoảng Hy Lạp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực đồng Euro. Ông nhấn mạnh, việc tái cấu trúc nợ của Hy Lạp là một sự "tự sát về mặt chính trị".