Nỗi lo nợ công chưa dứt, Phố Wall trồi sụt
Nỗi lo nợ công châu Âu và sự xuống giá của cổ phiếu ngân hàng đã kéo lùi chỉ số Dow Jones và S&P 500 trong phiên 22/11
Nỗi lo nợ công châu Âu vẫn tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư, cộng thêm giá nhóm cổ phiếu tổ chức tài chính giảm mạnh đã kéo lùi chỉ số Dow Jones và S&P 500 trong phiên giao dịch đầu tuần, trong khi Nasdaq đảo chiều nhích nhẹ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 24,97 điểm (-0,22%) xuống 11.178,58 điểm. S&P 500 hạ 1,89 điểm (-0,16%) xuống 1.197,84 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nasdaq tăng 13,90 điểm (+0,55%) lên 2.532,02 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,04 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình hàng ngày 8,69 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Hôm qua, trong báo cáo đánh giá triển vọng tín nhiệm hàng tuần, tổ chức xếp hạng Moody's cho biết rất có thể Ireland sẽ bị hạ nhiều bậc tín nhiệm sau quá trình xem xét kéo dài 3 tháng. Gói giải cứu mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho Ireland sẽ ảnh hưởng không tốt tới xếp hạng tín nhiệm của nước này.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland Brian Lenihan nói, nước này cần nguồn tín dụng dưới 140 tỷ USD để cung cấp cho các ngân hàng nhà nước đang mất các khoản tiền gửi và gặp khó khăn khi vay vốn trên các thị trường mở.
Ireland đứng bên bờ vực phá sản, do năm 2008 đã quyết định hỗ trợ trên 69 tỷ USD để bảo đảm cho các ngân hàng trước tất cả các khoản lỗ, dẫn đến sự thâm hụt ngân sách chưa từng có.
Một ngày sau khi Ireland đồng ý nhận gói giải cứu từ EU và IMF, chính phủ liên minh của nước này bắt đầu tan rã. Thủ tướng Ireland Brian Cowen tuyên bố, chính phủ của ông sẽ từ chức sau khi thông qua kế hoạch ngân sách cho Ireland.
Điều này đã khiến cho nhà đầu tư hoài nghi về khả năng thông qua và thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Ireland, nợ công sẽ lan rộng khắp châu Âu, từ đó tác động tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng Mỹ có liên quan.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua là cuộc điều tra của các nhà chức trách nước này đối với 3 quỹ đầu cơ bị tình nghi giao dịch nội gián. Vụ viện đã khiến giá cổ phiếu các tổ chức tài chính sụt mạnh.
Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu Goldman Sachs Group giảm tới 3,4%, mạnh nhất trong 6 tháng. Cổ phiếu của Bank of America, JP Morgan Chase cũng giảm hơn 2%. Sự đi xuống của nhóm cổ phiếu này đã khiến Dow Jones không tiến lên được.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công nghệ lại khởi sắc. Trong đó đáng chú ý, cổ phiếu của hãng máy tính HP tăng 1%, sau khi công bố lợi nhuận quý 3 đạt 1,33 USD/cp, doanh thu tăng 8% lên 33,3 tỷ USD, vượt dự báo của giới phân tích.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng chìm ngập màu đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,91%. Chỉ số DAX của Đức trượt 0,31%. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,07%.
Ngược chiều với Mỹ và châu Âu, phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 22/11, sau khi Ireland chính thức xin trợ giúp từ EU và IMF làm dịu bớt những lo lắng về nợ công.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,93% lên 10.115,19 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,17%, lên 1.944,34 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,31% lên 4.643,5 điểm. Ngược lại, Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,15%, Hang Seng của Hồng Công trượt 0,35%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 24,97 điểm (-0,22%) xuống 11.178,58 điểm. S&P 500 hạ 1,89 điểm (-0,16%) xuống 1.197,84 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nasdaq tăng 13,90 điểm (+0,55%) lên 2.532,02 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,04 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình hàng ngày 8,69 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Hôm qua, trong báo cáo đánh giá triển vọng tín nhiệm hàng tuần, tổ chức xếp hạng Moody's cho biết rất có thể Ireland sẽ bị hạ nhiều bậc tín nhiệm sau quá trình xem xét kéo dài 3 tháng. Gói giải cứu mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho Ireland sẽ ảnh hưởng không tốt tới xếp hạng tín nhiệm của nước này.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland Brian Lenihan nói, nước này cần nguồn tín dụng dưới 140 tỷ USD để cung cấp cho các ngân hàng nhà nước đang mất các khoản tiền gửi và gặp khó khăn khi vay vốn trên các thị trường mở.
Ireland đứng bên bờ vực phá sản, do năm 2008 đã quyết định hỗ trợ trên 69 tỷ USD để bảo đảm cho các ngân hàng trước tất cả các khoản lỗ, dẫn đến sự thâm hụt ngân sách chưa từng có.
Một ngày sau khi Ireland đồng ý nhận gói giải cứu từ EU và IMF, chính phủ liên minh của nước này bắt đầu tan rã. Thủ tướng Ireland Brian Cowen tuyên bố, chính phủ của ông sẽ từ chức sau khi thông qua kế hoạch ngân sách cho Ireland.
Điều này đã khiến cho nhà đầu tư hoài nghi về khả năng thông qua và thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Ireland, nợ công sẽ lan rộng khắp châu Âu, từ đó tác động tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng Mỹ có liên quan.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua là cuộc điều tra của các nhà chức trách nước này đối với 3 quỹ đầu cơ bị tình nghi giao dịch nội gián. Vụ viện đã khiến giá cổ phiếu các tổ chức tài chính sụt mạnh.
Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu Goldman Sachs Group giảm tới 3,4%, mạnh nhất trong 6 tháng. Cổ phiếu của Bank of America, JP Morgan Chase cũng giảm hơn 2%. Sự đi xuống của nhóm cổ phiếu này đã khiến Dow Jones không tiến lên được.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công nghệ lại khởi sắc. Trong đó đáng chú ý, cổ phiếu của hãng máy tính HP tăng 1%, sau khi công bố lợi nhuận quý 3 đạt 1,33 USD/cp, doanh thu tăng 8% lên 33,3 tỷ USD, vượt dự báo của giới phân tích.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng chìm ngập màu đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,91%. Chỉ số DAX của Đức trượt 0,31%. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,07%.
Ngược chiều với Mỹ và châu Âu, phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 22/11, sau khi Ireland chính thức xin trợ giúp từ EU và IMF làm dịu bớt những lo lắng về nợ công.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,93% lên 10.115,19 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,17%, lên 1.944,34 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,31% lên 4.643,5 điểm. Ngược lại, Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,15%, Hang Seng của Hồng Công trượt 0,35%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.203,50 | 11.178,60 | 24,97 | 0,22 |
S&P 500 | 1.199,73 | 1.197,8 | 1,89 | 0,16 | |
Nasdaq | 2.518,12 | 2.532,02 | 13,90 | 0,55 | |
Anh | FTSE 100 | 5.732,83 | 5.680,83 | 52,00 | 0,91 |
Pháp | CAC 40 | 3.860,16 | 3.818,89 | 41,27 | 1,07 |
Đức | DAX | 6.843,55 | 6.822,05 | 21,50 | 0,31 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.022,40 | 10.115,20 | 92,80 | 0,93 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.605,70 | 23.524,00 | 81,69 | 0,35 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.888,57 | 2.884,37 | 4,20 | 0,15 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.306,12 | 8.374,91 | 68,79 | 0,83 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.940,96 | 1.944,34 | 3,38 | 0,17 |
Ấn Độ | BSE | 19.585,40 | 19.957,60 | 372,15 | 1,90 |
Singapore | Straits Times | 3.197,37 | 3.190,92 | 6,45 | 0,20 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |