Nợ xấu bất động sản: Ngân hàng nào sai?
Hàng loạt câu hỏi cả về trách nhiệm và giải pháp của Ngân hàng Nhà nước với việc "phá băng" bất động sản đã được đặt ra
Đâu là con số thực của nợ xấu bất động sản, tổ chức tín dụng nào cho vay không đúng quy định, lãi suất sẽ ổn định trong thời gian bao lâu...?
Hàng loạt câu hỏi cả về trách nhiệm và giải pháp của Ngân hàng Nhà nước với việc "phá băng" bất động sản đã được đặt ra tại phiên giải trình do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 24/1 về thực trạng, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Và, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình, ở vị trí "chia lửa" cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đã rất điềm tĩnh và khôn khéo "trả bài".
Để hỗ trợ thị trường bất động sản, nhiệm vụ của ngành ngân hàng được Chính phủ giao là không hề nhỏ. Tại bản báo cáo phục vụ phiên giải trình, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề cập khá chi tiết 8 giải pháp nhằm giải quyết khó khăn cho thị trường này trong thời gian tới, tuy nhiên, vẫn chưa đủ để các vị đại biểu của dân có thể yên tâm.
Đại biểu Bùi Nguyên Súy nhắc lại lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại phiên trả lời chất vấn về nguyên nhân nợ xấu vào tháng 8/2012, trong đó có thẩm định cho vay chưa tuân thủ đúng quy định và đặt câu hỏi với nợ xấu bất động sản thì ngân hàng đã xác định sai phạm từ các tổ chức tín dụng như thế nào?
Cho biết là không có thống kê sai phạm cụ thể trong cho vay ở lĩnh vực bất động sản, song ông Đặng Thanh Bình cũng đưa ra thông tin kết quả thanh tra tại 33 tổ chức tín dụng thì hầu hết đều có sai phạm, be bé cũng có và nghiêm trọng cũng có. Tuy nhiên, vị lãnh đạo cấp cao của ngành ngân hàng đã không nhắc tới một cái tên cụ thể nào.
Nợ xấu, trong mối liên quan với sự cố ý làm sai của một số cán bộ ngân hàng khi nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay cũng đã từng được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhắc đến tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp cuối năm 2012.
Ví dụ được ông Thanh đưa ra khi đó là, một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, bằng một hợp đồng mua bán đã đưa lên 800 - 1.000 tỷ đồng để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ, đó gọi là nợ xấu, và "đương nhiên cả người đi vay và người cho vay cũng đã bỏ túi hàng chục tỷ đồng".
Bởi sự "lắt léo" này, nên ngay ở phiên giải trình, một số ý kiến đã tỏ ra khá nghi ngờ về con số tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản là 5,55% tại báo cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước. Ủy viên Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Tập đoàn Thanh - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa vẫn đưa ra đề nghị Ngân hàng Nhà nước có báo cáo đầy đủ chính xác về dư nợ bất động sản hiện nay, khi đã có trong tay báo cáo nói trên.
Một đại biểu - doanh nhân khác, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Tp.HCM nói, ở các nước người dân đều mua nhà trả góp từ tiền vay ngân hàng. "Vậy ở Việt Nam ngân hàng có xem cho vay mua nhà là nghiệp vụ kinh doanh chính của mình không? Có ổn định lãi suất thì mới kích cầu, ngân hàng có thông điệp mạnh mẽ hơn về vấn đề này không?", ông hỏi.
"Từ xưa đến nay cho vay mua nhà vẫn coi là tín dụng tiêu dùng, cho vay bình thường, còn với 2013 thì xây dựng chính sách riêng với khu vực này, ưu đãi hơn cho các đối tượng mua nhà thấp, còn chính sách chung thì căn bản dựa trên các yếu tố cho vay thương mại", ông Bình trả lời.
"Ngân hàng có quyền vậy tại sao không đề xuất phá sản với một số khách hàng là doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng ngân hàng cũng ngại việc này", đại biểu Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách đặt vấn đề.
Nêu quy trình thủ tục rất nhiêu khê lâu dài là lý do các chủ nợ không muốn khởi kiện phá sản các khách hàng của mình qua tòa án, Phó thống đốc cho biết cố gắng nuôi nợ là cách hay làm của nhiều ngân hàng, vì ngân hàng rất thông minh tính toán để họ có lợi nhất.
Liên quan đến chính sách tín dụng với một số dự án đang dang dở ông Bình nói việc này có nhiều quan điểm khác nhau, song chủ trương chung là khuyến khích cho vay còn ở từng dự án thì ngân hàng quyết định trên cơ sở thẩm định theo đúng quy trình.
Riêng với lãi suất cho vay với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ, Phó thống đốc "hứa" sẽ dành ra một lượng vốn nhất định lãi suất sẽ thấp hơn khá nhiều so với lãi suất thương mại thông thường.
Với doanh nghiệp, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, chỉ cho vay đối với các dự án bất động sản mà chủ đầu tư có kinh nghiệm và bắt buộc phải có tỷ lệ vốn tự có nhất định tham gia dự án trước khi vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn vốn khác.
Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng cơ quan tái thế chấp nhà ở quốc gia để đa dạng hóa nguồn vốn dài hạn hỗ trợ cho thị trường cũng là giải pháp được Ngân hàng nhà nước tính đến.
Hàng loạt câu hỏi cả về trách nhiệm và giải pháp của Ngân hàng Nhà nước với việc "phá băng" bất động sản đã được đặt ra tại phiên giải trình do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 24/1 về thực trạng, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Và, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình, ở vị trí "chia lửa" cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đã rất điềm tĩnh và khôn khéo "trả bài".
Để hỗ trợ thị trường bất động sản, nhiệm vụ của ngành ngân hàng được Chính phủ giao là không hề nhỏ. Tại bản báo cáo phục vụ phiên giải trình, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề cập khá chi tiết 8 giải pháp nhằm giải quyết khó khăn cho thị trường này trong thời gian tới, tuy nhiên, vẫn chưa đủ để các vị đại biểu của dân có thể yên tâm.
Đại biểu Bùi Nguyên Súy nhắc lại lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại phiên trả lời chất vấn về nguyên nhân nợ xấu vào tháng 8/2012, trong đó có thẩm định cho vay chưa tuân thủ đúng quy định và đặt câu hỏi với nợ xấu bất động sản thì ngân hàng đã xác định sai phạm từ các tổ chức tín dụng như thế nào?
Cho biết là không có thống kê sai phạm cụ thể trong cho vay ở lĩnh vực bất động sản, song ông Đặng Thanh Bình cũng đưa ra thông tin kết quả thanh tra tại 33 tổ chức tín dụng thì hầu hết đều có sai phạm, be bé cũng có và nghiêm trọng cũng có. Tuy nhiên, vị lãnh đạo cấp cao của ngành ngân hàng đã không nhắc tới một cái tên cụ thể nào.
Nợ xấu, trong mối liên quan với sự cố ý làm sai của một số cán bộ ngân hàng khi nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay cũng đã từng được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhắc đến tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp cuối năm 2012.
Ví dụ được ông Thanh đưa ra khi đó là, một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, bằng một hợp đồng mua bán đã đưa lên 800 - 1.000 tỷ đồng để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ, đó gọi là nợ xấu, và "đương nhiên cả người đi vay và người cho vay cũng đã bỏ túi hàng chục tỷ đồng".
Bởi sự "lắt léo" này, nên ngay ở phiên giải trình, một số ý kiến đã tỏ ra khá nghi ngờ về con số tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản là 5,55% tại báo cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước. Ủy viên Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Tập đoàn Thanh - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa vẫn đưa ra đề nghị Ngân hàng Nhà nước có báo cáo đầy đủ chính xác về dư nợ bất động sản hiện nay, khi đã có trong tay báo cáo nói trên.
Một đại biểu - doanh nhân khác, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Tp.HCM nói, ở các nước người dân đều mua nhà trả góp từ tiền vay ngân hàng. "Vậy ở Việt Nam ngân hàng có xem cho vay mua nhà là nghiệp vụ kinh doanh chính của mình không? Có ổn định lãi suất thì mới kích cầu, ngân hàng có thông điệp mạnh mẽ hơn về vấn đề này không?", ông hỏi.
"Từ xưa đến nay cho vay mua nhà vẫn coi là tín dụng tiêu dùng, cho vay bình thường, còn với 2013 thì xây dựng chính sách riêng với khu vực này, ưu đãi hơn cho các đối tượng mua nhà thấp, còn chính sách chung thì căn bản dựa trên các yếu tố cho vay thương mại", ông Bình trả lời.
"Ngân hàng có quyền vậy tại sao không đề xuất phá sản với một số khách hàng là doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng ngân hàng cũng ngại việc này", đại biểu Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách đặt vấn đề.
Nêu quy trình thủ tục rất nhiêu khê lâu dài là lý do các chủ nợ không muốn khởi kiện phá sản các khách hàng của mình qua tòa án, Phó thống đốc cho biết cố gắng nuôi nợ là cách hay làm của nhiều ngân hàng, vì ngân hàng rất thông minh tính toán để họ có lợi nhất.
Liên quan đến chính sách tín dụng với một số dự án đang dang dở ông Bình nói việc này có nhiều quan điểm khác nhau, song chủ trương chung là khuyến khích cho vay còn ở từng dự án thì ngân hàng quyết định trên cơ sở thẩm định theo đúng quy trình.
Riêng với lãi suất cho vay với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ, Phó thống đốc "hứa" sẽ dành ra một lượng vốn nhất định lãi suất sẽ thấp hơn khá nhiều so với lãi suất thương mại thông thường.
Với doanh nghiệp, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, chỉ cho vay đối với các dự án bất động sản mà chủ đầu tư có kinh nghiệm và bắt buộc phải có tỷ lệ vốn tự có nhất định tham gia dự án trước khi vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn vốn khác.
Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng cơ quan tái thế chấp nhà ở quốc gia để đa dạng hóa nguồn vốn dài hạn hỗ trợ cho thị trường cũng là giải pháp được Ngân hàng nhà nước tính đến.