“Ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu của mình!”
“Nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết”
“Nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết”, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nêu quan điểm như vậy về nợ xấu ngân hàng.
Ông nói:
- Nợ xấu tiếp tục trở thành gánh nặng của nền kinh tế, nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho riêng hệ thống ngân hàng, mà cho cả nền kinh tế. Bởi nợ xấu đang là rào cản lớn nhất khiến vốn tín dụng ngân hàng không đến được với doanh nghiệp.
Theo quy định của Basel II & III, thì nợ xấu của ngân hàng không được vượt quá 2% trên tổng dư nợ. Nhưng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thì nợ xấu đang ở mức 8,6%, cao hơn khá nhiều so với các quy định của Basel.
Ngân hàng thành hiệu cầm đồ
Tuy nhiên, theo tôi, con số về nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cũng chưa thực sự chính xác. Bởi lẽ, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng thừa nhận Ngân hàng Nhà nước không đủ lực lượng để đi kiểm tra tất cả hợp đồng nợ của các ngân hàng thương mại.
Cho nên, tôi cho rằng nếu chỉ dựa vào báo cáo từ các ngân hàng thương mại thì sẽ không đủ căn cứ để khẳng định nợ xấu của Việt Nam giờ ở mức nào là chính xác nhất.
Theo các tổ chức quốc tế thì nợ xấu tại Việt Nam đang ở mức 14-15%. Nếu chiếu theo các con số này thì nợ xấu đang cao hơn nhiều so với tổng vốn điều lệ của các ngân hàng trên thị trường (vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại khoảng 220.000 tỷ đồng). Điều đó cho thấy, nợ xấu tại Việt Nam đang ở ngưỡng “báo động”.
Vì sao nợ xấu lại tăng cao như vậy? Theo quy định về phân loại nợ thì: nợ nhóm 5 - nhóm mất vốn phải trích lập dự phòng rủi ro là 100%, nhóm 4 phải trích lập dự phòng rủi ro 50%, nhóm 3 là 20% và nhóm 2 là 5%, nhóm 1 không phải trích lập dự phòng rủi ro. Trong trường hợp không biết chính xác số nợ xấu của các ngân hàng là bao nhiêu thì việc các ngân hàng có sự “gian dối” trong việc trích lập dự phòng rủi ro cũng là điều dễ hiểu.
Có bao nhiêu ngân hàng tại Việt Nam khi cho vay đều thực hiện các yêu cầu như: giám định các khoản vay một cách nghiêm túc, mỗi lần khách hàng đến vay tiền thì ngân hàng xem xét cho vay dựa trên những tiêu chí gì, ngân hàng có yêu cầu khách hàng vay tiền đưa ra dự án phát triển kinh doanh và chi tiết vấn đề kinh doanh có đầy đủ hay không, có đánh giá dự án đó có khả thi hay không, luồng tiền vào ra có đủ kịp để trả nợ hay không, có bao nhiêu ngân hàng thực sự nghiêm túc xem từng dự án phát triển kinh doanh mà khách hàng vay vốn mang tới để đề nghị ngân hàng cho vay... hay là ngân hàng tại Việt Nam thường hỏi câu hỏi đầu tiên là: anh (chị) có bao nhiêu tài sản thế chấp? Khi có tài sản thế chấp ngân hàng mới cho vay, còn nếu không có tài sản thế chấp thì ngân hàng sẽ không xét duyệt.
Khi cho vay dựa trên tài sản thế chấp mà không xem thị trường, không xem năng lực của người điều hành thì nguy cơ xảy ra nợ xấu, nợ khó đòi là rất nhiều. Ngân hàng không phải là tiệm cầm đồ để khách hàng mang tài sản thế chấp đến để vay vốn. Mà ngân hàng phải là những người tư vấn, tạo điều kiện cho khách hàng của mình vươn lên.
Nhà nước chỉ nên là “bà đỡ”
Nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết.
Không thể có chuyện nhà nước và người dân phải đứng ra hứng chịu nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Năm nào các ngân hàng cũng báo cáo lãi hàng nghìn tỷ đồng, báo cáo không có nợ xấu... đến bây giờ nhiều ngân hàng cũng nói không có nợ xấu và nợ xấu của các ngân hàng này chỉ nằm trong khoảng 2-3%.
Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp cho nên người nào làm ra nợ xấu thì người đó phải chịu trách nhiệm sửa lỗi. Nếu không giải quyết xong thì hội đồng quản trị, ban giám đốc phải chịu trách nhiệm, không phải chỉ chịu trong 3.000 tỷ đồng hay 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ của ngân hàng mà do làm sai quy định nên họ phải chịu trách nhiệm vô giới hạn trên tài sản cá nhân của mình.
Nếu ngân hàng không có đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng thì cần phải để các ngân hàng đó phá sản. Đây cũng là quy luật mà các nước trên thế giới đều thực hiện.
Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc thành lập công ty mua bán nợ xấu mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc gì nhà nước phải lập ra công ty đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với vai trò “bà đỡ” cho một công ty mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã là nợ xấu thì mua với giá nào là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng giá của “cam tốt” được.
Chính vì vậy, định giá nợ xấu như thế nào, nợ xấu là bao nhiêu... cái này phải do thị trường định giá. Nếu công ty của nhà nước đứng ra sẽ dễ phát sinh tiêu cực. Hơn nữa, công ty mua bán nợ xấu của nhà nước được lập ra thì nhân sự đâu để đi thu hồi nợ xấu và thực kiện cấu trúc lại hàng nghìn hàng vạn doanh nghiệp... đó sẽ là những câu hỏi được đặt ra.
Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nợ xấu là chuyện nhỏ, nhưng doanh nghiệp chết mới là chuyện lớn.
Từ đầu năm đến nay đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản và hàng chục nghìn doanh nghiệp xin tạm nộp thuế đó là chưa kể đến số lượng lớn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động vì không có vốn. Đây là điều mà Việt Nam chưa từng gặp phải trong quá khứ.
Do đó, nếu không có những phương án giải quyết nhanh bài toán nợ xấu, không giải quyết được vấn đề tín dụng cho hệ thống doanh nghiệp thì nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn nữa trong năm tới.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ông nói:
- Nợ xấu tiếp tục trở thành gánh nặng của nền kinh tế, nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho riêng hệ thống ngân hàng, mà cho cả nền kinh tế. Bởi nợ xấu đang là rào cản lớn nhất khiến vốn tín dụng ngân hàng không đến được với doanh nghiệp.
Theo quy định của Basel II & III, thì nợ xấu của ngân hàng không được vượt quá 2% trên tổng dư nợ. Nhưng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thì nợ xấu đang ở mức 8,6%, cao hơn khá nhiều so với các quy định của Basel.
Ngân hàng thành hiệu cầm đồ
Tuy nhiên, theo tôi, con số về nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cũng chưa thực sự chính xác. Bởi lẽ, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng thừa nhận Ngân hàng Nhà nước không đủ lực lượng để đi kiểm tra tất cả hợp đồng nợ của các ngân hàng thương mại.
Cho nên, tôi cho rằng nếu chỉ dựa vào báo cáo từ các ngân hàng thương mại thì sẽ không đủ căn cứ để khẳng định nợ xấu của Việt Nam giờ ở mức nào là chính xác nhất.
Theo các tổ chức quốc tế thì nợ xấu tại Việt Nam đang ở mức 14-15%. Nếu chiếu theo các con số này thì nợ xấu đang cao hơn nhiều so với tổng vốn điều lệ của các ngân hàng trên thị trường (vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại khoảng 220.000 tỷ đồng). Điều đó cho thấy, nợ xấu tại Việt Nam đang ở ngưỡng “báo động”.
Vì sao nợ xấu lại tăng cao như vậy? Theo quy định về phân loại nợ thì: nợ nhóm 5 - nhóm mất vốn phải trích lập dự phòng rủi ro là 100%, nhóm 4 phải trích lập dự phòng rủi ro 50%, nhóm 3 là 20% và nhóm 2 là 5%, nhóm 1 không phải trích lập dự phòng rủi ro. Trong trường hợp không biết chính xác số nợ xấu của các ngân hàng là bao nhiêu thì việc các ngân hàng có sự “gian dối” trong việc trích lập dự phòng rủi ro cũng là điều dễ hiểu.
Có bao nhiêu ngân hàng tại Việt Nam khi cho vay đều thực hiện các yêu cầu như: giám định các khoản vay một cách nghiêm túc, mỗi lần khách hàng đến vay tiền thì ngân hàng xem xét cho vay dựa trên những tiêu chí gì, ngân hàng có yêu cầu khách hàng vay tiền đưa ra dự án phát triển kinh doanh và chi tiết vấn đề kinh doanh có đầy đủ hay không, có đánh giá dự án đó có khả thi hay không, luồng tiền vào ra có đủ kịp để trả nợ hay không, có bao nhiêu ngân hàng thực sự nghiêm túc xem từng dự án phát triển kinh doanh mà khách hàng vay vốn mang tới để đề nghị ngân hàng cho vay... hay là ngân hàng tại Việt Nam thường hỏi câu hỏi đầu tiên là: anh (chị) có bao nhiêu tài sản thế chấp? Khi có tài sản thế chấp ngân hàng mới cho vay, còn nếu không có tài sản thế chấp thì ngân hàng sẽ không xét duyệt.
Khi cho vay dựa trên tài sản thế chấp mà không xem thị trường, không xem năng lực của người điều hành thì nguy cơ xảy ra nợ xấu, nợ khó đòi là rất nhiều. Ngân hàng không phải là tiệm cầm đồ để khách hàng mang tài sản thế chấp đến để vay vốn. Mà ngân hàng phải là những người tư vấn, tạo điều kiện cho khách hàng của mình vươn lên.
Nhà nước chỉ nên là “bà đỡ”
Nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết.
Không thể có chuyện nhà nước và người dân phải đứng ra hứng chịu nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Năm nào các ngân hàng cũng báo cáo lãi hàng nghìn tỷ đồng, báo cáo không có nợ xấu... đến bây giờ nhiều ngân hàng cũng nói không có nợ xấu và nợ xấu của các ngân hàng này chỉ nằm trong khoảng 2-3%.
Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp cho nên người nào làm ra nợ xấu thì người đó phải chịu trách nhiệm sửa lỗi. Nếu không giải quyết xong thì hội đồng quản trị, ban giám đốc phải chịu trách nhiệm, không phải chỉ chịu trong 3.000 tỷ đồng hay 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ của ngân hàng mà do làm sai quy định nên họ phải chịu trách nhiệm vô giới hạn trên tài sản cá nhân của mình.
Nếu ngân hàng không có đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng thì cần phải để các ngân hàng đó phá sản. Đây cũng là quy luật mà các nước trên thế giới đều thực hiện.
Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc thành lập công ty mua bán nợ xấu mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc gì nhà nước phải lập ra công ty đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với vai trò “bà đỡ” cho một công ty mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã là nợ xấu thì mua với giá nào là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng giá của “cam tốt” được.
Chính vì vậy, định giá nợ xấu như thế nào, nợ xấu là bao nhiêu... cái này phải do thị trường định giá. Nếu công ty của nhà nước đứng ra sẽ dễ phát sinh tiêu cực. Hơn nữa, công ty mua bán nợ xấu của nhà nước được lập ra thì nhân sự đâu để đi thu hồi nợ xấu và thực kiện cấu trúc lại hàng nghìn hàng vạn doanh nghiệp... đó sẽ là những câu hỏi được đặt ra.
Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nợ xấu là chuyện nhỏ, nhưng doanh nghiệp chết mới là chuyện lớn.
Từ đầu năm đến nay đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản và hàng chục nghìn doanh nghiệp xin tạm nộp thuế đó là chưa kể đến số lượng lớn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động vì không có vốn. Đây là điều mà Việt Nam chưa từng gặp phải trong quá khứ.
Do đó, nếu không có những phương án giải quyết nhanh bài toán nợ xấu, không giải quyết được vấn đề tín dụng cho hệ thống doanh nghiệp thì nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn nữa trong năm tới.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)